Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Lời Nguyện Cầu Năm Mới 2022

 

Hai năm lo lắng trôi qua
Đèn sao vẫn sáng hương hoa thông rừng
Hân hoan ca khúc tưng bừng
Thiên thần cất tiếng đón mừng Giáng Sinh

Lại thêm năm nữa chuyển mình
Nguyện cầu yên nghỉ hồn linh Nước Ngài
Thế giới hướng đến tương lai
Người người hiệp sức chung tay vượt nàn

Gắng lo cuộc sống vẻ vang
Đẩy lùi những nỗi lo toan ngậm ngùi
Nắng vàng rực ánh xuân tươi
Dủ lòng thương xót nhậm lời van xin

Năm Mới 2022 an bình
Tạ Ơn hồng phúc hiển linh Đất Trời
Amen!

Kim Oanh
New Year 2022

Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm Noel 2021 - The Midnight Prayer Of Noel 2021

(St Paul's Cathedral - Kim Oanh)

Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm Noel 2021

Lại thêm một Giáng Sinh về
Lòng con bất ổn nặng nề vương mang
Bóng đêm bao phủ trần gian
Nguyện xin Chúa xót thương ban ân lành
Hy vọng trời sáng trong xanh
Nguồn vui sức sống bao quanh địa cầu
Tạ Ơn Thiên Chúa nhiệm mầu
Cho con trút sạch gánh sầu bi ai
Amen

Kim Oanh
***
Bài Dịch:

The Midnight Prayer Of Noel 2021

Christmas has come back once more here and there
Yet my heart is troubled and what a heavy burden I have to bear
The shadow of darkness has been covering the world all over
May God in His mercy grant us the peaceful grace is my prayer
I pray that the sky will be clear blue and bright
And the world will be covered all over by a happy life
I am grateful to the Heavenly Lord of Magnificence
Who has lifted away my yoke of sorrows and my lamentation
Amen!

Translated into English by
Hương Cau Cao Tân
29 December, 2021, in British Columbia, Canada


Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm Noel 2021


Bài Xướng:

Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm Noel 2
021

Lại thêm một Giáng Sinh về
Lòng con bất ổn nặng nề vương mang
Bóng đêm bao phủ trần gian
Nguyện xin Chúa xót thương ban ân lành
Hy vọng trời sáng trong xanh
Nguồn vui sức sống bao quanh địa cầu
Tạ Ơn Thiên Chúa nhiệm mầu
Cho con trút sạch gánh sầu bi ai
Amen

Kim Oanh
***
Bài Họa:


Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm Noel 2021


Noel khiến cảm mơ về
Để rối cho trí não nề đa mang
Đó đây cũng một không gian
Bên thời cô quạnh bên ban yên lành
Dám đâu bắt lỗi Cao Xanh
Chỉ mong hạnh phúc ngập quanh hoàn cầu
Uy linh ứng nghiệp ý mầu
Giáng phàm Chúa gánh nỗi sầu trần ai.
Amen

Thái Huy 
12/28/21

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

Thương Ai Nhớ Ai - Who To Love And Who To Miss

 

Thương Ai Nhớ Ai

Thương ai nhớ ai trăng tàn hiên vắng
Thương người nhớ người lẳng lặng thềm xưa
Thương ai nhớ ai ấp ủ hương thừa
Thương người nhớ người lệ mưa sầu chuyển...
Thương ai nhớ ai ước nguyền chẳng vẹn
Thương người nhớ người uất nghẹn nỗi đau
Thương ai nhớ ai vết sâu tim cứa
Thương người nhớ người một nửa tìm đâu.


Kim Oanh
Tuesday, 14 December, 2021
***
Bài Thơ Dịch:

Who To Love And Who To Miss by Kim Oanh

Who to love and who to miss in the fading moon on the foyer so empty
It’s you whom I love and miss when you were on the veranda so quietly
Who to love and who to miss when residue fragrance is embraced lovingly
It’s you whom I love and miss when tears are streaming from misery...
Who to love and who to miss when vows are not fulfilled completely
It’s you whom I love and miss when the hurting is choked internally
Who to love and who to miss when there are hearty wounds so deeply
It’s you whom I love and miss as I search for my other half hopelessly.

Translated into English by Hương Cau Cao Tân 
25.12.2021

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

Anh Chị Tiến Nhi Chúc Mừng Giáng Sinh 2021


Mến chúc các Em và các Cháu,
Một Mùa Giáng Sinh Cầu xin Chúa Hài Đồng ban nhiều Hồng Phúc đến các Em và các Cháu
Một Năm Mới 2021 Thịnh Vượng- Hạnh Phúc- Sức Khõe.

Tiến-Nhi
Canada 2021

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Lời Nguyện Cầu Nửa Đêm Noel 2021


Lại thêm một Giáng Sinh về
Lòng con bất ổn nng nề vương mang
Bóng đêm bao phủ trần gian 
Nguyện xin Chúa xót thương ban ân lành

 Hy vọng trời sáng trong xanh
Nguồn vui sức sống bao quanh địa cầu
 Tạ Ơn Thiên Chúa nhiệm mầu
 Cho con trút sạch gánh sầu bi ai
Amen! 


Thơ & Ảnh: Kim Oanh
Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick's Cathedral Melbourne

Tìm Mãi Mùa Xưa...

 

Như bao mùa Giáng Sinh qua
Ngỡ rằng tìm được mùa xa xưa nào
Lời nguyện cầu đấng trên cao
Có lẽ chưa đủ Chúa nào thấu chăng
Tình ơi sao cứ vùng vằng
Con đường hạnh phúc không bằng phẳng êm
Đèn leo lét hắt hiu đêm
Lại thêm mùa nữa bên thềm nhớ ai!
 
Kim Oanh
Noel2021

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Hương Đêm Vũ Khúc - The Fragrance Of Night Dancing


Hương Đêm Vũ Khúc

Ánh nguyệt nửa đắm nửa mê
Lành lạnh gió chớm xuôi về vườn hoang
Từ ai xa biệt mây ngàn
Niềm vui chôn kín sầu mang cõi người
Tâm tư đã hướng định ngồi
Miền ta ký ức sáng soi tọa thiền
Giao đọng ánh trăng qua hiên
Bóng ai nhè nhẹ ngoài thềm bụp xanh
Phất phơ tà áo thiên thanh
Nghê thường vũ khúc yên lành vòng tay
Giấc ru hạnh phúc đông đầy
Đưa ta vào bến mê say cùng người
Chập chờn cơn mộng vụt lơi
Ấp yêu đọng lại hương thời còn nguyên

Kim Oanh
***
Bài Dịch:

The Fragrance Of Night Dancing by Kim Oanh


The moonbeam seems to be half doting and half wallowing
While the cool wind timidly flows through the garden that is deserting
From someone who is so far away in distant land under layers of cloud
In strangers’ land sorrows are borne and joys are buried and not aroused
My mind has been determinedly set in its situation
And the memory realm is illuminated by sitting position in meditation
Across the porch the moonbeam seems to be touched and shaken lightly
By someone’s shadow passing the veranda’s green hibiscus bush faintly
The sky blue dress flap is swaying during its motion so lightly
In the rainbow costume and dance while embracing so peacefully
The lulling dream is so overflowing with happiness so full too
That carries me to the intoxicated realm, doting on with you
Then the dream is flickering and diminishing suddenly
Only the lovingly embracing fragrance is lingering densely and fully.

Translated into English by: Hương Cau Cao Tân 
18.12.2021

Chúc Mừng Giáng Sinh & Năm Mới 2022 - Người Chợ Vãng

 

Đêm Thánh Hồng Ân - Thơ Nhạc Đỗ Quang Vinh - Ca Sĩ Cẩm Tú


Thơ Nhạc Đỗ Quang Vinh
Ca Sĩ Cẩm Tú

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

Liễu 柳 - Miên Thẫm

  

Liễu 

Khứ tuế, xuân tàn, hoàng điểu quy, 
Thu dung tiều tụy, nguyệt minh tri, 
Đông phong tạc dạ xuy hà xứ, 
Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu mi.

Miên Thẩm
***
Dịch nghĩa: 

Năm ngoái, mùa xuân đã tàn, chim hoàng oanh bay về 
Dung nhan tiều tụy chỉ có ánh trăng sáng kia biết 
Đêm qua gió xuân thổi ở xứ nào 
Lại rước lấy mối sầu mới dâng lên nét mày thanh.

Dịch Thơ:
(1)
Năm ngoái oanh về xuân sắp phai
Dung nhan tiều tụy ánh trăng hay
Gió xuân đêm trước từ đâu thổi
Sầu sát lại thêm đọng nét ngài.

(2)
Năm ngoái oanh về xuân phai
Dung nhan tiều tụy, thở dài, trăng hay.
Gió xuân đâu đến lay lay,
Sầu thêm cao ngất đong đầy bờ mi!

Mailoc
***
柳                          Liễu
去歲春殘黃鳥歸, Khứ tuế xuân tàn hoàng điểu quy,
秋容憔悴月明知. Thu dung tiều tụy nguyệt minh tri.
東風昨夜吹何處, Đông phong tạc dạ xuy hà xứ ?
更惹新愁上曉眉. Cánh nhạ tân sầu thướng hiểu my.

Diễn Nôm:

Liễu

Năm ngoái xuân tàn oanh vội bay,
Dáng thu tiều tụy mảnh trăng soi.
Đêm qua gió cuốn về đâu nhỉ?
Lại rước thêm sầu liễu sáng nay!

Lục bát:

Xuân tàn oanh vội bay về,
Nét thu tiều tụy não nề trăng soi.
Đêm qua gió thổi nhà ai,
Sáng nay sầu đượm nét ngài ủ ê!

Đỗ Chiêu Đức
***
Liễu
 1/
Oanh về năm ngoái lúc xuân phai
Tiều tụy dung nhan, nguyệt cảm hoài
Nay gió xuân xa vừa chớm thổi
Đã nghe sầu nặng nét mi ngài

2/
Oanh quay lại khi xuân đà úa
Nét tàn phai lộ rõ dưới trăng
Đêm qua nghe gió xuân sang
Lòng vương tê tái sầu dâng nét ngài

3/
Cuối xuân năm ngoái, oanh về 
Dung nhan tiều tụy, ủ ê trăng sầu
Nay xuân vừa chớm nơi đâu
Đã nghe lòng trĩu buồn cau nét ngài.         

Phương Hà 
***
Liễu

Năm ngoái xuân tàn Oanh ghé qua
Dáng thu xơ xác dưới trăng ngà 
Gió đông đêm trước từ đâu thổi
Lại khiến mi buồn thêm xót xa.

Quên Đi
***
Liễu

Oanh bay năm trước bóng xuân tàn
Nguyệt tỏ gương thu thấy võ vàng
Gió ở đâu đêm đông thổi lại
Muộn sầu mắt lệ đẫm tuôn tràn

Mai Xuân Thanh
***
Liễu

Từ năm trước,Xuân phai Oanh đến
Dưới trăng vàng xơ xác bóng Thu
Đêm qua gió thổi về đâu?
Khiến lòng tê tái,giọt sầu dâng mi.

Song Quang
***
Liễu

Năm ngoái xuân tàn Oanh trở lại
Dáng thu áo não chỉ trăng hay
Gió xuân đêm trước từ đâu tới
Vương vấn sầu lây ủ rủ mày

Kim Phượng
***
Liễu

Năm ngoái xuân tàn Oanh vội đi
Dáng thu tiều tuỵ mảnh trăng gầy
Đêm qua gió thổi từ đâu đến
Chạnh nỗi u hoài dâng khoé mi
 
Kim Oanh


Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Thương Ai Nhớ Ai - Thương Ai


Thương Ai Nhớ Ai

Thương ai nhớ ai trăng tàn hiên vắng

Thương người nhớ người lẳng lặng thềm xưa
Thương ai nhớ ai ấp ủ hương thừa
Thương người nhớ người lệ mưa sầu chuyển…

Thương ai nhớ ai ước nguyền chẳng vẹn
Thương người nhớ người uất nghẹn nỗi đau
Thương ai nhớ ai vết sâu tim cứa
Thương người nhớ người một nửa tìm đâu.

Kim Oanh
***
Bài Cảm Tác:

Thương Ai

Thương ai đó, trăng tàn thềm vắng

Thương người thầm, thinh lặng đường xưa
Thương ai nói cũng bằng thừa
Thương người đa cảm ướt mưa mắt huyền

Thương ai lắm, thề nguyền khó vẹn
Thương người nhiều, nghèn nghẹn tim đau
Thương ai, một nửa tìm đâu?
Thương người tim cứa hằn sâu tình sầu!

Duy Anh
12/12/2021

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Lạc Nhau...


Vườn chiều thoảng chút hương xưa
Tình thơ gọi gió giao mùa
Giọt nắmg mơ màng nỗi nhớ
Bóng người mòn mỏi song thưa

Mưa đâu rơi xuống niềm đau 
Nhạt nhoà mắt môi yêu dấu
Người xa xôi hoài tầm với
Một đời ta lạc mất nhau



 Thơ & Ảnh;Kim Oanh


Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Mừng Sinh Nhật Thu Cúc

 

Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh

***

Cảm ơn những dòng thơ Oanh gởi, thương nhỏ nhiều!!

Hôm nay cảnh đẹp nắng hanh vàng
Gió cũng reo mừng cất tiếng vang
Cánh bướm tung tăng vờn khóm lá
Chim Oanh ríu rít hót rộn ràng...

Diệp Thị Thu Cúc
***

Tiếp nhỏ đôi câu cho vui nhộn ngày Sinh Nhật nha

Nắng Vĩnh Long vừa điểm Cúc vàng
Phương này Oanh hát khúc ca vang
Cùng vui hạnh phúc mừng Sinh Nhật
Nhỏ bạn cười tươi nét rỡ ràng

Kim Oanh

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021

Đề Thơ: Thương Ai Nhớ Ai

 
(Thương Ai Nhớ Ai - Tranh vẽ của Mùi Quý Bồng)

Đề Thơ:

Thương Ai Nhớ Ai

Thương ai nhớ ai trăng tàn hiên vắng
Thương người nhớ người lẳng lặng thềm xưa
Thương ai nhớ ai ấp ủ hương thừa
Thương người nhớ người lệ mưa sầu chuyển…

Thương ai nhớ ai ước nguyền chẳng vẹn
Thương người nhớ người uất nghẹn nỗi đau
Thương ai nhớ ai vết sâu tim cứa
Thương người nhớ người một nửa tìm đâu.


Kim Oanh
***

Thương ai, ai nhớ để mà thương
Thương nhớ mỏi mòn dạ vấn vương
Trăng đã xuống dần sau đỉnh núi
Màn đêm buông nhẹ mịt mù sương.

Nguyễn Thành Tài
 

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2021

Úc Du Kỳ Ngộ Người Long Hồ

 


Sau một chuyến bay dài từ Los Angeles đi Hongkong rồi Sydney mất trên 25 giờ bay của hãng Cathay Pacific, tôi đến Úc vào lúc nửa đêm ngày 31 tháng 10 năm 2005. 

Trong suốt thời gian lưu lại Úc Châu gần một tháng, tôi lần lượt viếng thăm hầu hết các tỉnh thành lớn của nước Úc từ Sydney, qua Melbourne, Aldelaide, Perth và Brisbane. Hầu như tại thành phố nào tôi cũng gặp được những người bạn rất thân thương, dù đã quen lâu hay chỉ mới biết nhau qua hình ảnh của Đặc San trường Trung Học Tống Phước Hiệp. Tại Sydney, tôi gặp lại một số học trò cũ đã trên 20 không gặp, bây giờ gặp lại đa số các em đã thành nhân chi mỹ, có gia đình và con cái đầy đàng. Khi mới đến Úc, tôi lưu lại Sydney khoảng 3 ngày, sau đó tôi lại đáp máy bay nội địa Virgin Blue đi Melbourne. 

Tôi đến Melbourne vào buổi sáng sớm, mà trời hè ở đây nóng nực và khó chịu hơn ở Mỹ nhiều. Ở Úc cũng như các xứ trong khối Liên Hiệp Thịnh Vượng Anh đều lái xe bên tay trái, nên cái gì cũng ngược lại với bên Mỹ. Đường sá ở đây tuy hẹp hơn bên Mỹ nhưng cách cách cấu trúc cũng giống. Về phần cây trái thì hầu như ở Việt Nam có thứ gì là bên Úc có thứ đó. Khi tới Melbourne, tôi được các em Kim Phượng, Kim Oanh, Kim Diệp và Kim Hữu, thuộc đại gia đình dòng họ Lê Kim của anh Lê Kim Thành (San Jose) đón và đưa về nhà, tay bắt mặt mừng thể như anh em ruột đi xa lâu ngày nay lại gặp nhau vậy. Đêm 4 tháng 11, mấy anh em chúng tôi thức gần trắng đêm, nói đủ thứ chuyện, chuyện nhà, chuyện đời, chuyện Hội Ái Hữu TPH, đến gần sáng mà vẫn chưa có ai muốn đi ngủ. 

Hình chụp trước nhà Kim Oanh trong buổi hội ngộ.Từ trái sang phải Kim Phượng, Kim Oanh, Ngọc-Em, Kim Diệp. 

Mãi suy tư về chuyến hội ngộ tuyệt vời này, dòng suy tưởng của tôi chợt trở về với những kỷ niệm của tôi và gia đình Lê Kim vào những cuối 1982 đầu 1983, khi tôi mới bước chân ra khỏi lao tù CS, để bước ra ngoài cái xã hội kỳ quặc nhất trần gian, cái xã hội của những người anh em phía bên kia, quyết không chừa cho chúng tôi một chút đất nào để sinh tồn. Lúc đó chính cô dượng Hai, hai vị tiền bối của dòng họ Lê Kim đã hết lòng an ủi và khuyến tấn tôi, nâng đỡ tôi về mặt tinh thần rất nhiều, nhờ đó mà tôi vượt qua được những khó khăn và sinh tồn cho đến ngày hôm nay. À thì ra anh em chúng tôi đã có duyên với nhau từ lâu lắm rồi! 

Kim Oanh và Kim Diệp mải mê nhắc về những kỷ niệm giữa hai gia đình Cô Hai (má của Kim Oanh) và Cô Sáu (má của bà xã tôi). Còn Kim Hữu thì nhắc lại những kỷ niệm vui buồn của em và Ban Giám Hiệu mới của trường Tống Phước Hiệp trong buổi giao thời khi người anh em phía bên kia vừa vào được miền Nam. Trong khi Kim Phượng cứ mãi thắc mắc, không biết có phải tôi đã từng ở cùng xóm hay không mà chưa bao giờ biết hay nghe nói đến tôi bao giờ, rồi đùng một cái ở đâu lù lù về cưới con Cô Sáu. Tôi mỉm cười nói: “Hồi đó anh em mình hổng biết nhau, bây giờ biết nhau lại cảm thấy thân thương hơn để bù lại nè!” Suốt cả đêm anh em chúng tôi thức trắng mà vẫn chưa thấy đủ để nói hết những gì mình muốn nói. Ôi tình cảm của cựu học sinh Tống Phước Hiệp sao mà dào dạt thế! Chúng tôi hiện vẫn đang ngồi chung với nhau đây, nhưng khi chạnh nghĩ đến ngày mai mình lại chia tay nhau, một cảm giác man mác buồn lan tỏa trong hồn. Rồi việc gì đến cũng đến, ngày 6 tháng 11, 2005 tôi rời Melbourne để đi Adelaide. Anh em chúng tôi chia tay trong lưu luyến. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn, cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải tới hồi chia tay. Chúng tôi hẹn nhau ngày tái ngộ, có thể là ngay trên đất nước Việt Nam thanh bình của mình. 

Chiếc bánh trĩu nặng nghĩa tình trong chuyến Úc Du Kỳ Ngộ 

Chiếc bánh thương yêu của các em gái Tống Phước Hiệp tại Úc Châu dành cho người anh đến từ Mỹ quốc, cùng từng học trường Tống Phước Hiệp nhưng chưa bao giờ biết mặt . 

Các món đồ ăn chay đặc biệt do thợ nấu Kim Oanh, cựu nữ sinh Tống Phước Hiệp thủ diễn. 
Kim Oanh, Kim Phượng, Ngọc Em, Kim Hữu, Kim Diệp

Anh em chúng tôi thân mật và gắn bó nhau như thể chúng tôi đã quen nhau tự thuở nào, hay như thể chúng tôi là anh em ruột thịt xa cách từ bấy lâu nay mới gặp lại nhau vậy. 

Người ngồi kế chót bên tay phải là anh Kim, rễ TPH, cũng gắn bó với chúng tôi như anh Châu, rễ TPH bên California vậy. 
Buổi sáng anh em chúng tôi ra phố Melbourne uống cà phê giống như sinh hoạt ngày nào ở Việt Nam vậy. 
Kim Phượng đang thắc mắc có thiệt phải chúng tôi đã từng ở cùng xóm hay không? Cũng như phỏng vấn về sự tình của Hội Ái Hữu CHS TPH bên Mỹ. 

Kim Hữu (CHS-Nguyễn Trường Tộ) đã xin phép nghỉ mấy ngày để đưa người anh chưa bao giờ biết mặt đi hết vùng biển Melbourne. 
Hình chụp tại Bờ biển Melbourne. Từ trái sang phải Kim Hữu, Kim Oanh, Ngọc-Em. Tất cả đều là CHS-TPH thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

Mấy anh em chúng tôi chụp hình chia tay trước khi tôi rời Melbourne đi Adelaide. Sau khi rời Melbourne, tôi đáp phi cơ qua Adelaide và lưu lại nơi này khoảng một tuần lễ, nhưng tại đây không có ai quen thân. Sau đó ngày 15 tháng 11, tôi bay sang Perth. Tại Perth thì tôi gặp lại Lãng, là bạn học hồi mới lên trung học và hai vợ chồng Be-Phước là hai người bạn của em vợ tôi, nhưng lại rất thân với tôi sau những năm tôi ra khỏi lao tù CS(1983). Ở đây gia đình của Be tiếp rước tôi như người anh em ruột thịy đi xa mới về. Tại đây chúng tôi mới phát giác ra chị Phước (vợ của Be) cũng là một cựu học sinh Tống Phước Hiệp cùng đi trong Hướng Đạo với Kim Oanh thời còn đi học. Ôi trái đất này quả là tròn thiệt! Tôi lưu lại nhà của Be một tuần trước khi lên đường qua Brisbane. 

(Gia đình Be-Phước tại Perth—Chị Phước cũng là một CHS TPH 1972— Từ trái sang phải: chị Phước, cháu Thiện, cháu Di, Be, Ngọc-Em) 

Sau khi rời Perth qua Brisbane, tôi lại gặp được một người đàn em cùng xóm, tên Hùng (nhà ở trong Hàng Xoài Lùn, qua khỏi Văn Thánh Miếu). Anh em chúng tôi lại tay bắt mặt mừng trong mấy ngày tôi lưu lại đây. Quả là trái đất tròn! Sau đó tôi lên đường trở về lại Sydney để bắt đầu một chuyến du hành mới qua xứ Thiên Trúc (Ấn Độ).Những tháng ngày lưu lạc đã mòn mỏi đôi chân. Quê hương ngày trở về hãy còn xa xăm diệu vợi trong bóng mờ hoàng hôn. Tuy nhiên, nơi xứ lạ quê người này chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn tình người, tình thầy trò, tình bạn đồng học chung trường, dù có cách nhau đến cả thế hệ vẫn còn nồng ấm như truyền thống Việt Nam thân thương của chúng ta ngày nào. Một lần nữa, xin cảm ơn trường Tống Phước Hiệp đã tạo ra những thế hệ học sinh tài ba, xin cảm ơn thầy cô, xin cảm ơn các em CHS-TPH bên Úc Châu đã dành cho người anh chưa bao giờ biết mặt đến từ Mỹ một cuộc Úc Du Kỳ Ngộ tuyệt vời. Xin cảm ơn và hẹn ngày tái ngộ!!!   

Người Long Hồ

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Thương Ai Nhớ Ai

(Thương Ai Nhớ Ai - Tranh vẽ của Mùi Quý Bồng)

Đề Thơ:

Thương Ai Nhớ Ai

Thương ai nhớ ai trăng tàn hiên vắng
Thương người nhớ người lẳng lặng thềm xưa
Thương ai nhớ ai ấp ủ hương thừa
Thương người nhớ người lệ mưa sầu chuyển…

Thương ai nhớ ai ước nguyền chẳng vẹn
Thương người nhớ người uất nghẹn nỗi đau
Thương ai nhớ ai vết sâu tim cứa
Thương người nhớ người một nửa tìm đâu.


Kim Oanh

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Melbourne Cuối Xuân...

 

Cuối xuân rồi xuân vẫn xuân
Hoa khoe nhan sắc bâng khuâng gợi tình
Đong đưa nắng sớm lung linh
Kề vai thủ thỉ yêu mình khôn vơi!


Thơ & Hình Ảnh: Kim Oanh
Melbourne cuối Xuân 30/11/2021

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Cảm Tạ Tri Ân



Mơ thấy hoàng kỳ, khói hiển linh
Cà-phê quyện tỏa lá cờ mình
Tri ân chia ngọt tình chinh hữu
Cảm đức sẻ bùi nghĩa chiến binh
Nhớ buổi người vì dân bỏ mệnh
Thương ngày bạn vị quốc hy sinh
Hồn thiêng dũng sĩ là sao sáng
Dẫn dắt quê hương đến nguyệt minh...


Duy Anh
Thanksgiving 11/25/2021

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Thất Bộ Thi 七步詩 - Tào Thực

  

Nhà tỷ phú Mỹ Elon Musk khi thấy Trung Quốc lăm le đánh Đài Loan, ông đã đăng bài thơ "Thất Bộ Thi" của Tào Thực. Ông ví Trung Quốc như Tào Phi và Đài Loan như Tào Thực:

Dùng cây đậu làm củi để nấu hạt đậu
Hạt đậu ở trong nồi than khóc
Đã được sanh ra cùng một cội rễ
Sao lại nỡ đốt nhau gấp thế này.

Dịch Thơ:

Củi đậu dùng nấu đậu
Đậu trong nồi khóc than
Cả hai cùng một gốc
Sao lại nấu không màng.

Ngoài bản trên, "Thất Bộ Thi" còn một bản khác, có 6 câu:

七步詩             Thất bộ thi     

煮豆持作羹    Chử đậu trì tác canh 
漉豉以為汁    Lộc thị dĩ vi trấp 
萁在釜下然    Ky tại phủ há nhiên   
豆在釜中泣    Đậu tại phủ trung khấp  
本自同根生    Bản tự đồng căn sinh  
相煎何太急。Tương tiễn hà thái cấp.

Dịch nghĩa 

Nấu đậu để làm canh
Lọc đậu để lấy nước
Thân đậu đốt ở dưới nồi
Hạt đậu trong nồi cất tiếng khóc than
Đã được sanh ra cùng một cội rễ
Sao lại nỡ đốt nhau gấp thế này.

Dịch Thơ:

Nấu đậu dùng làm canh
Lọc qua để lấy nước      
Thân đậu cháy dưới nồi
Đậu bên trong khóc mướt 
Cả hai chung một dòng
Lại đốt nhau cho được.   

Quên Đi
***
Thất Bộ Thi 1
 

Nấu đậu bằng củi đậu,

Đậu trong nồi hu hu:

Vốn sinh cùng gốc giậu

Sao nở đãi như thù?


Danh Hữu
***
1)  Thất Bộ Thi Số 1

Củi Đậu Nấu Đậu

Củi đậu đem nấu đậu
Đậu kêu khóc trong nồi
Vốn sinh cùng một gốc
Nung nhau đau đớn...ôi!

2)  Thất Bộ Thi Số 2

Củi Đậu Nấu Canh Đậu

Đun nấu đậu làm canh
Lọc qua nước đậu nhanh
Dưới nồi bằng củi đậu
Nghe đậu kêu thất thanh!
Cội rễ sinh cùng gốc
Mà đốt chết sao đành?...

Mai Xuân Thanh
November 08, 2021
***
 1/ Thất Bộ Thi

Đun đậu dùng củi đậu
Hạt trong nồi đớn đau
Trót sinh cùng một gốc
Đốt vội thế này sao

2/ Thất Bộ Thi

Dùng đậu để nấu canh
Nước đậu trong gạn lọc
Củi đậu đốt dưới nồi
Hạt trong nồi khóc lóc
Sinh ra cùng cội rễ
Nở đốt nhanh thật độc

Kim Phượng
***
1/ Thất Bộ Thi

Củi đậu đem nấu đậu
Hạt trong nồi khóc thầm
Cùng sinh ra một gốc
Sao lại nỡ đành tâm

2/ Thất Bộ Thi

Đậu nấu dùng để làm canh
Gạn đục lọc lại trong lành nước ngon
Thân đậu cháy dưới đáy soong
Bên trong đậu khóc nỉ non đau lòng
Được sanh ra cùng một dòng
Cớ chi lại đốt sao không sót tình.

Kim Oanh

***

Góp Ý:


Tào Thực tự Tử Kiến là con thứ ba của Tào Tháo, vốn có tài làm thơ hay, được tiếng là đệ nhất thi nhân đời Tần-Hán nhưng có tính phóng túng. Tào Tháo thương lắm nhưng không thể truyền ngôi cho một chàng giàu tâm hồn nghệ sĩ ấy được.  Tháo chết, truyền ngôi cho con cả là Tào Phị Thực bản tính ngông nghênh bất phục, có ý chống lại ông vua anh. Phi giận lắm, truyền người bắt Thực đến định làm tội. Nhưng vì yêu tài Thực nên Phi bảo:
- Ta với mày tuy tình anh em nhưng nghĩa vua tôi, sao dám cậy tài miệt lễ? Ngày tiên quân còn, mày thường đem văn chương khoe giỏi lòe đời. Ta rất nghi, có lẽ mày nhờ người khác làm giúp. Vậy giờ đây ta ra hạn: đi bảy bước phải làm xong một bài thơ. Nếu làm được thì tha tội chết; bằng không xong, ta quyết chẳng dung.
Thực nói: 
- Xin ra đề cho.
Phi nói: 
- Ta với mày là anh em. Cứ lấy câu đó làm đầu đề. Nhưng cấm dùng hai chữ "Huynh", "Đệ".
Thế là Tào Thực làm bài thơ "Thất Bộ Thi".
Phi nghe cảm động, sa nước mắt, liền tha cho, nhưng giáng Tào Thực làm An Hương Hầu. (Theo "Điển Hay Tích Lạ" của Nguyễn Tử Quang)

Cảnh anh em vì tranh giành quyền lực như hai con của Tào Tháo không phải là hiếm. Ngay trong sử Việt cũng có câu chuyện tương tự. Đó là chuyện nói về anh em nhà Tây Sơn.
Do tranh quyền, Nguyễn Nhạc và Nguyện Huệ đánh nhau. Nguyễn Nhạc yếu thế, nên xuống nước thốt lên: 
- “Bì oa chử nhục đệ tâm hà nhẫn” (Nồi da nấu thịt em nỡ đành lòng sao).
Nghe xong Nguyễn Huệ cảm động và anh em giảng hòa.

Huỳnh Hữu Đức


Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Thư Họa Vũ Hối: Phan Khâm Chúc Mừng Thượng Thọ

  

Thơ: Phan Khâm
Thư Họa: Vũ Hối

Thơ Tranh: Gọi Hồn Xứ Việt (Kính Mừng Thượng Thọ Bác Vũ Hối 22/11/2021)

Melbourne 22/11/2021

Bác Vũ Hối kính mến.
Từ nơi xa xôi, con vẫn nhớ về Bác, những kỷ niệm đẹp và chan hoà yêu thương của Bác cháu mình, Hai câu thơ Bác viết tặng con trong ngày Xuân Tân Mão ở Melbourne: 

"Việt Nam Quê Mẹ ta ơi
Trong từng nhịp thở đất trời trở trăn"

Để Mừng Thượng Thọ của Bác, con kính gửi món quà nhỏ mong bác vui đón nhận. Kính chúc Bác luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc tràn đầy bên Bác Gái và con cháu nha Bác của con.
Kính Bác

Con Kim Oanh

Thơ &Thơ Tranh: : Kim Oanh


Sài Gòn Thành Phố Kỷ Niệm - Thơ Vũ Hối - Diễn Ngâm Thúy Vân

 

Thơ Vũ Hối 
Diễn Ngâm Thúy Vân
Thực Hiên: Cung Lan

Vũ Hối: Thi Ca Và Thư Họa

Bốn tháng trước khi bị ám sát, tổng thống John.F. Kennedy đã mời một họa sĩ người Việt Nam vào tòa Bạch Ốc vẽ chân dung cho ông vào ngày 21 tháng 07 năm 1963. Bức chân dung khổ lớn vẽ bằng sơn dầu đó có thể coi như bức chân dung cuối cùng của vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Người thực hiện tác phẩm hội họa có tính cách lịch sử cho tổng thống Kennedy chính là Vũ Hối, được biết đến nhiều về nghệ thuật Thư Họa của ông. Hiện bức tranh này theo Vũ Hối cho biết đang được trưng bầy tại Kennedy Center ở Boston, sau khi đã được triển lãm ở rất nhiều nơi. Cùng trong dịp đó, Vũ Hối đã thực hiện một bức chân dung cho bà Jacqueline Kennedy. Vinh dự này đã được dành cho Vũ Hối sau khi ông chiếm giải khôi nguyên về hội họa tổ chức tại Hoa Kỳ trong số những họa sĩ của trên 32 quốc gia...

Và hình như Vũ Hối có số gặp những vị nguyên thủ quốc gia. Nên vào năm 1995 ông đã được tổng thống Tiệp Khắc Vacla Havel - được coi là người hùng của cuộc “cách mạng nhung” – mời sang tham dự cuộc triển lãm tranh tại thủ đô Praha vào ngày 05 tháng 09. Lý do ông được tổng thống Tiệp biết tới vì tên ông cùng những thành tích của ông được ghi trong Tự Điển Danh Nhân Thế Giới, xuất bản tại Anh Quốc. Ông cũng từng được coi là “Nhân Vật Trong Năm” ( Man Of The Year ) vào năm 1994 của học viện Cambridge, Luân Đôn. Cũng tại thủ đô Tiệp Khắc, Vũ Hối đã trao tặng một bức hoạ của ông nhan đề “Giấc Mộng Hoà Bình” ( “Peace Dream “) cho tổng thống Vacla Havel. Cùng trong năm 1994, họa sĩ Vũ Hối còn được vinh danh tại Đại Hội Mỹ Thuật Thế Giới tại thành phố Atlanta.

Coi Vũ Hối như một họa sĩ cũng chưa đúng. Mà phải nhìn nơi ông như một nhà nghệ sĩ có khả năng đa dạng. Vì ông còn là một nhà thơ có nhiều tác phẩm, một tay nhiếp ảnh nhiều đam mê và nhất là một người được xếp vào hàng đầu trong nghệ thuật Thư Họa.

Vũ Hối là tên thật của người nghệ sĩ có 10 đầu ngón tay với những hoa tay nở đều và giống hệt nhau cùng với một ngôi sao nằm giữa lòng bàn tay. Vũ Hối không để ý đến những chi tiết này cho đến khi ông gặp bác sĩ Lê Văn Lân, một nhà biên khảo tên tuổi, trong dịp sang Philadelphia triển lãm tranh

Nghệ sĩ Vũ Hối sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Tuy là một nơi đồng khô cỏ cháy, nhưng là nơi địa linh anh kiệt được vua Thành Thái ban cho danh hiệu “:Ngũ Phụng Tề Phi” sau khi đất Quảng Nam có được 5 người cùng đậu tiến sĩ một lượt. Ông là con út trong một gia đình có 6 người con. Ông mồ côi mẹ từ khi lên 12 tuổi, sau đó ông từ Quảng Nam ra Huế học tại trường Phan Chu Trinh. Khi Vũ Hối bước vào lớp tuổi trưởng thành thì thân phụ ông cũng qua đời trong đợt Cải Cách Ruộng Đất. Trong khi đó bốn anh chị của ông đều bị cộng sản ám sát. Ông chỉ còn lại người anh là giáo sư Vũ Ký hiện sống ở Bruxelles., thủ đô Bỉ Quốc. Giáo sư Vũ Ký từng bị tù tại Tiên Lãnh và đã được quốc vương Bỉ bảo lãnh qua thẳng quốc gia này. Tài sản của thân phụ Vũ Hối để lại cho ông không có gì ngoài một cái nghiên và một cây bút trong thời gian gia đình lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Ông tâm sự “Mình thì dốt chữ nho, không biết làm gì với cái nghiên cái bút đó, thì mình cũng hí hoáy hí hoáy viết thành chữ Việt”. Đó chính là sự khởi đầu cho nghệ thuật Thư Họa của ông sau này. Một phần khác, ngay ở bậc tiểu học ông đã luôn được thầy cô khen ngợi về nét chữ rất đẹp.

Vũ Hối một thân một mình vào Sài Gòn năm 1950. Là một người có nhiều khả năng bẩm sinh về nghệ thuật, nên ông đã tự học tất cả những bộ môn khiến ông nổi tiếng sau này. Sau khi hết bậc trung học, Vũ Hối bị động viên và theo ngành truyền tin dưới thời Pháp. Sau khi giải ngũ, ông bắt đầu dấn thân vào những hoạt động văn học nghệ thuật. Khởi đầu bằng viết, kế đó là thơ, họa và nhiếp ảnh.

Trong lãnh vực thơ văn, Vũ Hối bắt đầu làm thơ từ khi 22 tuổi. Ông sáng tác đủ thể loại như lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, v.v.… với đề tài phần lớn về tình yêu đất nước, quê hương. Vì ông cho biết trong tâm hồn mình luôn có những trăn trở về quê hương, mặc dù cuộc sống của ông hiện nay đã tạm ổn định trên xứ người.

Đến năm 1958, Vũ Hối cho phát hành tập thơ đầu tiên của mình là “Mùa Giao Cảm”. Kế đó là tập Vần Thơ Màu Trắng vào năm 1960. Tập thơ này đã được phiên dịch ra Anh và Pháp Ngữ. Đến năm 1963, ông cho phát hành tập truyện ngắn Những Dấu Chân Đi. Ra đến hải ngoại, ông tiếp tục xuất bản thi tập Chiêm Bao Trở Giấc vào năm 1997. Thêm vào đó ông còn phối hợp các thi phẩm của mình với nghệ thuật thư hoạ trong các tập Nghìn Thương Đất Mẹ và Mây Ngàn ( thơ Anh, Việt, Pháp ) vào năm 2000 và 2002. Một số thi phẩm của Vũ Hối cũng đã được đưa vào 2 CD: Thơ Vũ Hối ( 1998 ) và CD Thơ Nhạc Trong Tranh, phát hành năm 2001, gồm những bài thơ được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ Đức Quỳnh, Trần Thiện Thanh, Song Ngọc, Nguyễn Hữu Tân, v.v... Gần đây nhất, ông đã sử dụng nghệ thuật Thư Họa sắc sảo của mình trong tập Thư Hoạ Truyện Kiều Nguyễn Du, xuất bản năm 2003.

Về hội họa, từ nhỏ Vũ Hối đã khám phá ra năng khiếu của mình, như ông nói:” Hồi nhỏ thì vẽ đẹp lắm. Mà hồi đó đâu có mầu có mè gì . Có cái cây gì mầu xanh thì mình giã ra . Rồi như là màu tím thì lấy những cây mầu tím giã ra viết thôi chứ ở nhà quê cũng khổ lắm!”

Khi lớn lên, ông từng vẽ nhiều tranh cũng như dạy hội họa ở Cần Thơ. Tuy nhiên sau này từ khi ra hải ngoại, do sự khó khăn vì chỉ còn sử dụng được một mắt nên khả năng của ông đã bị hạn chế rất nhiều. Đó là kết quả sau một thời gian dài bị biệt giam trong tình trạng thiếu ánh sáng.

Vũ Hối là người đã sáng tạo ra trường phái được ông đặt tên là Luân Vũ Họa, tức “Painting In Motion” được hiểu một cách giản dị là “tranh quay” như ông trình bầy. Bức Luân Vũ Họa của ông đã được trưng bầy tại Đại Hội Mỹ Thuật Thế Giới vào năm 1994. Giải thích rõ hơn về nguồn gốc của Luân Vũ Họa, Vũ Hối cho biết đã dựa trên sự xoay chuyển của trái đất và nhất là muốn đưa triết lý Đông Phương vào hội họa trừu tượng của Tây Phương.

Còn về bộ môn nhiếp ảnh, Vũ Hối có chân trong một hội nhiếp ảnh từ khi sang Mỹ, và trước đó ở Việt Nam từng có thời gian hoạt động với những nhiếp ảnh gia tên tuổi...

Sau năm 75, Vũ Hối gần như không còn hoạt động gì, ngoài việc sáng tác một số bài thơ, được phổ biến trong giới văn nghệ sĩ quen biết, được ông gọi là thi “chui”.. Một số đã được nhạc sĩ Lê Thương và Đức Quỳnh phổ nhạc và cũng chỉ được phổ biến rất hạn chế.

Một thời gian sau biến cố tháng 4 năm 75 ông bị bắt cùng một đợt với các văn thi sĩ Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sỹ, vv...và bị giam tại nhà tù Phan Đăng Lưu. Mãi đến năm 1992, trong khi còn bị giam, ông may mắn được thượng nghị sĩ Bob Dole thuộc đảng Cộng Hòa và là người từng tranh cử tổng thống Hoa Kỳ với ông Gerald Ford vào năm 1976, bảo lãnh sang My. Cùng đi với ông có vợ và 2 người con lúc đó còn độc thân trong số tất cả 6 người con của ông. Gia đình Vũ Hối được đưa thẳng tới thủ đô Washington và cư ngụ tại đây cho đến nay. Vừa đặt chân xuống phi trường, Vũ Hối đã nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của các tổ chức văn học nghệ thuật tại hải ngoại vốn vẫn dành cho ông nhiều cảm tình. Cùng một lúc ông đã bắt tay ngay vào việc sửa soạn cho một cuộc triển lãm tranh tại Washington, D.C. vào năm 1993 với một số tranh mang từ Việt Nam sang và một số mới vẽ sau khi đến Mỹ. Cuộc triển lãm này do ông David Jones, một trong những người trong hội đồng giám khảo cuộc thi Khôi Nguyên Hội Họa vào năm 1963, bảo trợ. Đến nay Vũ Hối đã đứng ra bảo lãnh được một người con, cũng từng dạy hội họa ở Sài Gòn cùng một cháu nội sang đoàn tụ. Ông hiện cũng đang tiến hành thủ tục bảo lãnh cho 3 người con còn lại, trong số có người con cả cũng là người viết Thư Hoạ như ông.

Với nghệ thuật Thư Hoạ, Vũ Hối đã hãnh diện nhận mình là người sáng tạo ra bộ môn này. Còn riêng về danh từ Thư Họa đặt cho bộ môn ông có khả năng rất vững vàng, Vũ Hối cho biết do nhà học giả Nguyễn Quốc Tuân đặt ra để phân biệt với bộ môn Thư Pháp đã có từ trước...

Về những người nối tiếp ông trong nghệ thuật Thư Họa là nghệ thuật hiện nay gắn liền với tên tuổi ông, Vũ Hối cho biết ở Việt Nam hiện nay có không ít người theo đuổi, tuy nhiên còn mang nặng ảnh hưởng lối viết hán tự, chưa lột tả được cái hồn của ngôn ngữ Việt...

Với tài nghệ độc đáo về Thư Họa, Vũ Hối cho đến nay tuy tuổi đã cao và thị giác bị hạn chế, nhưng vẫn thường xuyên được mời đi đó đây để biểu diễn về nghệ thuật này. Đặc biệt là vào những dịp tết, ông thường được mời đóng vai thầy đồ, viết câu đối bằng nghệ thuật Thư Họa tại những Hội Chợ Tết ở hải ngoại. Trong số có Hội Chợ Tết San Jose mà thầy đồ Vũ Hối đã có mặt để thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa liên tiếp từ 10 năm nay và “ bây giờ thành cái huyền thoại nhà nào có chữ Vũ Hối là nhà đó làm ăn khá! , như lời ông nói.

Vũ Hối viết Thư Hoạ theo nhiều lối được ông phân chia thành Trúc Tự, Thủy Tự, Vân Tự, Hỏa Tự. Những lối này được ông giải thích:”lối viết chữ tùy theo cái cảm hứng của mình. Với lại tùy nội dung câu thơ như thế nào thì mình viết tùy theo lối mình chế ra Thí dụ như Trúc Tự là như câu “gió đưa cành trúc la đà…”, Rồi Thủy Tự là viết như nước chảy thí dụ như câu “Thuyền ra giữa bến thuyền dừng, ai đi thương nước nửa chứng lại thôi” là thơ của mình. Vân Tự thì viết như mây bay. Hỏa Tự là viết như lửa cháy.phừng phực...!”

Nhiều người cho như vậy ông đã bị ảnh hưởng nhiều lối viết của Trung Hoa. Nhưng Vũ Hối khẳng định hoàn toàn không có sự vay mượn ở bất cứ đâu. Và nhất là không hề bị lai căng chữ Tầu, chữ Nhật hay Đại Hàn.

Năm nay tuy Vũ Hối đã 73 tuổi nhưng niềm đam mê của ông về Thư Họa có vẻ càng ngày càng lớn như tuổi tác của ông mà không theo một tỷ lệ nghịch. Ông cũng vẫn còn những dự định để theo đuổi. Trước mắt, ông sẽ cùng nhà văn Nguyễn Hữu Nhật ( chồng nhà văn Nguyễn Thị Vinh ) ở Na Uy thực hiện một tuyển tập gồm 300 thi phẩm hay nhất của Việt Nam thể hiện bằng nghệ thuật Thư Họa của ông. Và ông hy vọng sẽ hoàn thành trong năm 2006...

Trường Kỳ(2005)