Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

Xuân Ly Biệt(Tưởng Nhớ Ba Má)

 

(Vườn nhà Ba Má ở Reservoir 1993)

(Tưởng Nhớ Ba Má)

Gió chướng rộn vui nơi xứ người
Sao vườn hoa bướm kém màu tươi
Vắng Ba cắt tỉa cành mai thắm
Thiếu Mẹ chăm lo bếp lửa vơi
Xưa Tết đoàn viên vang tiếng hát
Nay Xuân ly biệt bặt âm cười
Nẻo về Thiên Quốc xa vời vợi
Một cánh chim côi lạc cuối trời

Kim Oanh
(*) Vào tháng Chạp ở Melbourne, Úc Châu
vẫn có gió mang hơi hướm "Gió Chướng" quê nhà.


Anh Chị Yến Tuấn Chúc Mừng Xuân Nhâm Dần 2022

 

Người Chợ Vãng Chúc Xuân Nhâm Dần


Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Ký Viễn 寄遠 - Lý Bạch

(Bát Sách viết tặng Ông Cò nhân ngày giỗ 30/01 của Bà Cò)

Hôm nay là ngày 11 tháng giêng tây, năm 2022. Sáng thức dậy, nhìn ra vườn, thấy tuyết phủ trắng xoá, thật sạch sẽ, vì mọi thứ tạp nhạp còn sót lại từ mùa thu đã được che kín. Ánh nắng vàng rực rỡ, trời trong xanh, thấp thoáng vài đám mây trắng lững lờ… trông thì đẹp lắm, nhưng lúc đó ở bên ngoài là -240C, thêm gió nữa là người đi bộ có cảm giác tương đương với -360C. Với cái lạnh như vậy, nếu không vì việc gì cần thiết thì chẳng ai muốn ra đường. BS ngồi nhâm nhi ly cà phê sữa nóng, vừa nhìn ra vườn, vừa nghe nhạc. Chợt nghe lại bản Tóc Xưa của Ngô Thụy Miên, do Bằng Kiều hát.

Nguồn gốc bài hát này là một chuyện thật buồn:

Vào khoảng đầu thập niên 2010, một đồng nghiệp của BS là bác sĩ Dương Văn Thiệt, định cư ở Anh quốc, đã gặp cảnh không may là mất đi người bạn đời đầu gối, tay ấp trong bao nhiêu năm trời. Nỗi nhớ thương tha thiết của anh lúc nào cũng vời vợi trong lòng, nhưng anh chỉ âm thầm chịu đựng, cho đến một buổi sáng kia, khi vừa mơ màng thức giấc thì thấy một sợi tóc của chị vương trên gối.

Anh bồi hồi xúc động, làm bài thơ TÓC XƯA, mà quý vị đã nghe qua giọng hát của Bằng Kiều. BS thích hai đoạn này nhất:

Ngày nào nhặt tóc quanh đây,
Sợi nằm bên gối, sợi bay ra vườn,
Sợi dài buộc mối yêu thương,
Sợi ngắn cột lấy nỗi buồn xa quê...
......
Sợi nhìn ngày tháng qua mau,
Tóc xanh hôm trước bạc mầu hôm nay,
Tóc xưa giờ đã xa bay,
Sợi buồn ở lại, ngắn dài xót xa.

Anh Thiệt gửi bài thơ cho một người bạn là bác sĩ Lê Văn Thu. Vì quen thân với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, anh Thu nhờ ông này phổ nhạc. Đọc bài thơ, ông Miên xúc động vô cùng, cảm thông với tác giả, nên chỉ vài ngày sau là cho ra đời một nhạc phẩm tuyệt vời…

Bát Sách biết nhiều người không may bị hoá vợ, bạn bè hoặc đồng nghiệp:

* Có người chụp hình mình đang khóc trước mộ vợ, đưa lên diễn đàn, rồi ít lâu sau lại gửi hình chụp chung với người yêu mới...
* Có người, sau đám tang vợ, đi đâu, kể cả đi ăn, cũng mang theo hũ tro cốt... vậy mà chỉ ít lâu sau là con tim đã vui trở lại…

Đó là chuyện thường tình… Người xưa cũng vậy thôi. Khi BS chưa biết gì, có bà Tương Phố, ông Đông Hồ đã làm thơ khóc chồng và khóc vợ, nhưng rồi cả 2, người tái giá, kẻ tục huyền, nên báo Phong Hoá có đăng bài thơ diễu, theo lời kể của gia mẫu:

Giọt châu Tương Phố, giọt lệ Đông Hồ,
Như mưa như gió, thế rồi cũng khô.
Thời gian biến đổi hư vô,
Đá vàng cũng nát, huống hồ nhân tâm,
Hồ Đông đã nối cung cầm,
Sông Tương cũng bắc độ dăm nhịp cầu.

Nhưng có vài người mà BS rất ngưỡng mộ, vì họ không giống thiên hạ, là anh Dương Văn Thiệt, anh NTK, một đồng nghiệp trẻ của BS ở Montréal, và ÔC Nguyễn Văn Bảo, đàn chủ nhóm LTCD 21 của chúng mình.

BS phải nói lòng vòng như vậy, cốt để viết bài này tặng ÔC, nhân ngày giỗ 30/01 của Bà Cò sắp tới…và BS chọn bài Ký Viễn của Lý Bạch.

寄遠                          Ký Viễn 

美人在時花滿堂, Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường,
美人去後餘空床。 Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng,
床中繡被卷不寢, Sàng trung tú bị quyển bất tẩm,
至今三載聞餘香。 Chí kim tam tải văn dư hương,
香亦竟不滅,         Hương diệc cánh bất diệt,
人亦竟不來。         Nhân diệc cánh bất lai,
相思黃葉落,         Tương tư hoàng diệp tận,
白露濕青苔。         Bạch lộ thấp thanh đài.

Ghi chú:

- Ký là gửi.
- Tú là thêu, nhiều mầu, hoa lệ, đẹp đẽ.
- Bị là cái chăn, áo ngủ.
- Quyển là xếp lại.
- Tẩm là ngủ.
- Diệc là cuối cùng, rốt cuộc.
- Diệt là hết.
- Lộ là sương, móc.
- Thấp là ướt, thấm nước.
- Đài là rêu.

Nếu viết ra văn xuôi thì bài thơ sẽ như sau đây:

Khi người đẹp còn thì hoa đầy nhà,
Sau khi người đẹp ra đi thì chỉ còn chiếc giường không,
Trong giường, tấm chăn thêu cuộn lại, không ai nằm,
Tới nay đã ba năm rồi mà còn nghe mùi hương thừa..
Cuối cùng thì hương cũng không tan, người cũng không tới,
Thương nhớ nhau, lá vàng rụng hết, sương trắng làm ướt rêu xanh.
Chữ VĂN trong văn dư hương, sao giống Việt Nam quá, vì mình cũng hay nói NGHE mùi, thay vì ngửi mùi. Những câu thơ trong bài đều nói lên nỗi nhớ thương tha thiết, nhất là 2 câu cuối, với cảnh buồn của mùa thu, lá vàng rụng hết, sương trắng phủ rêu xanh…Đó là dùng cảnh buồn mà tả nỗi lòng.
Theo ý của bài thơ, thì người đẹp bỏ Lý mà đi, nàng không chết.
Thi Viện cho rằng bài thơ được làm vào năm 734.

Theo tiểu sử thì Lý sinh năm 701, kết hôn với cháu gái tướng công họ Hứa năm 726, khi làm bài thơ năm 734, thì nàng bỏ đi đã 3 năm, tức là 731, vậy thì Lý và Hứa đã sống với nhau được 5 năm (731 trừ 726). Lý có 4 đời vợ, nhưng BS không biết bà họ Hứa là thứ mấy?

Tặng ÔC bài này thì không hoàn toàn thích hợp, vì nàng họ Hứa bỏ Lý mà đi, còn bà Cò thì về miền tiên cảnh, nhưng BS không tìm ra bài nào vừa hay vừa diễn tả được nỗi lòng người ở lại như Ký Viễn. Thôi thì bỏ đi hay ra đi vĩnh viễn đều là xa nhau cả, niềm đau nỗi khổ cũng tương tự mà thôi….

Đây là bài dịch cũ của BS:

Gửi Nơi Xa

Người đẹp còn đây, hoa ngập phòng,
Người đẹp đi rồi, giường bỏ không,
Trên giường chăn cuộn không ai ngủ,
Ba năm còn thoảng chút hương nồng,
Hương không bay đi hết,
Người cũng chẳng trở về,
Tương tư lá vàng rụng,
Sương ẩm rêu não nề.

Bài này theo đúng âm điệu của nguyên tác, nhưng BS thấy nó không có vẻ Việt Nam, nên chưa ưng ý. Bèn theo cách của Yên Nhiên, dịch thoát theo thể lục bát, và đổi cái tựa đề:

Tình Xa

Có em hoa nở đầy nhà,
Em đi, giường trống, mình ta ngậm ngùi,
Trên giường, chăn gấm cuộn rồi,
Ba năm còn thấy quyện mùi hương xưa,
Đâu đây nghe thoảng hương thừa,
Mà người đẹp biết bây giờ nơi nao?
Tương tư, rụng hết lá đào,
Rêu xanh, sương trắng gợi bao nỗi niềm.

Bát Sách.
***
Gửi Người Đi Xa

Mỹ nhân tại đây hoa khắp nhà
Mỹ nhân khuất dạng giường dư thừa
Trên giường chăn gấm gấp chẳng đắp
Ba năm dư hương còn như xưa
Hương vẫn không bay mất
Người nay đã về chưa?
Tương tư lá vàng ngập
Sương trắng ướt rêu thưa.

Con Cò
***
Tình Xa

Người đây hoa ngập phòng
Vắng rồi giường trống không
Chăn buồn không ai ngủ
Ba năm ủ hương nồng

Mùi xưa còn phảng phất
Hồn ẩn khuất nơi nao
Thương nhớ rụng hoa đào
Sưong ẩm rêu xanh xao.


Kim Oanh
***
Gửi Người Xa

Nàng ở đây, nhà đầy hoa nở
Vắng nàng rồi, giường bỏ trống không
Chăn gấm cuốn, chẳng ai nằm
Dư hương lưu luyến ba năm ngậm ngùi
Người biền biệt tăm hơi đâu thấy
Thoảng hương kia còn đấy gợi sầu
Lá vàng rơi rụng nhớ nhau
Sương đêm thấm ướt bạc màu rêu xanh

Yên Nhiên
***
Gửi Chốn Xa

Khi em còn, nhà đầy hoa hạnh
Em bỏ đi, giường lạnh âm thầm
Chăn thêu cuộn kỹ không nằm!
Hương yêu phảng phất ba năm vẫn còn
Phấn son chưa nhạt hết
Người mãi chẳng quay lui
Nhớ nhau vàng lá rụng
Rêu xanh, sương trắng vùi!

Lộc Bắc
***
Gửi Phương Xa

Người đẹp còn nhà hoa ngập đầy,
Người đi giường trống chẳng còn ai.
Chăn thêu xếp gọn không người ngủ,
Hương đã ba năm vẫn chẳng phai.
Vẫn thơm thoang thoảng mãi,
Người vẫn biệt tăm hoài,
Thương nhớ lá vàng rụng,
Rêu xanh đẫm sương mai.

Mỹ Ngọc
Jan. 17/2022.
***
Dịch Nghĩa:

Ký Viễn Gửi Người Phương Xa

Mỹ nhân tại thời hoa mãn đường Khi người đẹp còn ở đây thì nhà đầy hoa,
Mỹ nhân khứ hậu không dư sàng Khi người đẹp đi rồi thì chỉ còn lại chiếc giường trống cô đơn.
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm Chiếc chăn thêu được xếp lại không ai đắp
Chi kim tam tải do văn hương Nay đã ba năm mà còn phảng phất mùi hương của nàng.
Hương diệc cánh bất diệt Hương thơm không bao giờ hết,
Nhân diệc cánh bất lai Người ra đi không bao giờ trở lại.
Tương tư hoàng diệp lạc Thương nhớ nàng cho đến khi lá vàng rụng hết
Bạch lộ điểm thanh đài Và sương trắng tan đẫm ướt rêu xanh.

Dịch Thơ:

Gửi Người Phương Xa

Người đẹp còn đây nhà đầy bông
Người đẹp đi rồi phòng trống không
Chăn gối nệm giường không đổi nếp
Ba năm còn thoảng chút hương nồng
Hương thơm không tiêu tán
Dù người không lai vãng
Thương nàng lá vàng rụng
Rêu xanh ướt sương tan.

The FairLady by Li Bai Translation by Sun Yu

When the fair lady was here,
I filled our house with flowers;
But she went away,
Leaving her empty couch behind!
There stands her couch, with the embroidered quilts all folded.
Could I sleep anymore?
It is three years since then;
Her sweet perfume still lingers...

The perfume never dies out;
She never comes back again.
I think of her till the yellow leaves
All fall off from the trees,
And the white dew wets the green moss, twinkling silently.

Phí Minh Tâm

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

Tiếc Một Thời Xuân

 

Đào khoe trước ngõ nụ tình
Nắng vàng hương gió lung linh cợt đùa
Bướm say hoa thắm đón mùa
Nhớ xuân thuở trước như vừa đâu đây
Thời gian nhạt cánh hồng phai
Tiếc thời xuân sắc tháng ngày vụt nhanh
Như hoa rồi s lìa cành
Đong đưa trước gió mỏng manh cánh dòn

Kim Oanh
Xuân 2022

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Pleiku Diễm Tuyệt - Phố Núi Trong Đời


Pleiku Diễm Tuyệt!

Ta biết em! Pleiku một thuở
Tuổi mười lăm trăng nở giữa trời
Ta tuổi đời vướng bụi chiều rơi
Cầu sinh tử lập loè sáng tối

Em Pleiku! Thiết tha tên gọi
Chẳng ngại ngần vội tỏ lời yêu
Mê say đắm! Pleiku dáng liễu
Trong cõi tình không thiếu giai nhân

Em Pleiku! Yêu em lận đận
Ly hương sầu tủi phận từ ly
Ước nguyền được làm cánh chim di
Băng ngàn dặm ôm ghì Phố Núi

Em Pleiku! Tình yêu lần cuối
Trái tim nồng không tuổi chiều phai
Vẫn sương che đẹp nét trang đài
Vẫn dáng ngọc mày ngài diễm tuyệt!

Kim Oanh
Melbourne 7-11-2010
***
Bài Cảm Tác: 

Phố Núi Trong Đời

Chiều Phố núi ta dừng quân thuở ấy
Sương mù giăng phủ kín cả khung trời
Phía xa mờ ánh nắng vẫn buông rơi
Đồi núi mãi chập chờn màu sáng tối

Lính trận xa về cõi lòng bối rối
Khi em Pleiku dáng liễu ngọt lời yêu
Đã si mê và hò hẹn bao chiều
Dù kiếp lính đời trai nhiều lận đận

Chuyện biệt ly cũng là do số phận
Bởi thân trai còn nặng nợ “chim di “
Rồi mai đây khi giã biệt từ ly
Nơi chiến địa vẫn thương người phố núi

Em gặp gỡ thời gian dù ngắn ngủi
Nhưng tình anh sâu đậm chẳng hề phai
Dẫu mây che không mất vẻ “trang đài”
Nơi đất khách mãi nhớ về Phố Núi

songquang
20211204

Câu Đối Nhâm Dần 2022 - Hương Cau Cau Tân

  

Câu Đối: Hương Cau Cao Tân
Trình Bày: Kim Oanh

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2022

Thơ Tranh: Tri Kỷ Bốn Phương Mừng Sinh Nhật Chị Ba Minh Nguyệt

 

Thơ: Hàn Thiên Lương
Thơ Tranh: Kim Oanh
 

Thơ: Ngọc Hạnh
Thơ Tranh: Kim Oanh 
***
Happy Birthday Chị Ba Minh Nguyệt yêu quý.

Em Tiểu Thu
***
Chị Minh Nguyệt Thương Quý,
Minh Giang thân chúc chị Minh Nguyệt thêm mùa
Sinh Nhật an vui hạnh phúc, nhiều sức khỏe, sáng tác
thêm những vần thơ truyền cảm .
MG thân chúc tất cả quý Anh, Chị , Em TKBP luôn vui sống mỗi ngày .
Thân kính,

Minh Giang
***
Chị Ba Nguyệt kính mến.
Út mừng sinh nhật chị và kính chúc chị luôn xinh tươi, vui khoẻ
và hạnh phúc cùng gia đình thương yêu nha chị Ba.

Út Kim Oanh
***

Anh Hai, chị Ngọc Hạnh, đệ Hàn Thiên Lương, các em Tiểu Thu, Diễm Buồn, Minh Giang, Mình Hưng và Út Kim Oanh yêu quý,
Các bạn ơi, Minh Nguyệt vừa khóc vì cảm động, vừa cười vì sung sướng đây. Gia đình TRI KỶ BỐN PHƯƠNG sao mà nồng ấm và thương nhau thế!

Cám ơn anh Hai đã không bao giờ quên hay thiên vị đứa em nào cả. Và đã luôn là gương sáng cho chúng em noi theo. Nợ non sông anh đã đền đáp. Tình nhà anh cũng vẹn toàn. Đối xử với thế nhân anh cũng không thua ai cả. Anh luôn sống vui, sống khỏe, sống lâu và làm thơ tình, thơ tếu, thơ buồn đủ loại như nước nguồn. Em cám ơn anh đã là đàn anh đáng kính và dẫn đường cho chúng em. Ross và em vẫn không quên bữa ăn vui ngon anh đãi chị Ngọc Hạnh, Ross và em ở nhà hàng Tàu. Tụi em vẫn chưa có dịp đền đáp lại.

Cám ơn chị Ngọc Hạnh đã từng thăm viếng những nơi Nguyệt ở. Đã từng lo lắng lúc Nguyệt vắng mặt thường. Cám ơn chị đã rất rộng rãi mở hầu bao mời 18 người để thết đãi lễ 50 năm đám cưới của Ross và Nguyệt. Cám ơn tình bạn chân thành và rất ấm lòng của chị.

Cảm ơn đệ Hàn Thiên Lương đã làm thơ hay và truyền cảm tặng chị ngày sinh nhật, luôn chia sẻ thơ hay và cho thưởng ngoạn vườn hoa đẹp, nhiều công phu và nghệ thuật của người vun xới. Cám ơn tình em. Em cho chị gửi lời thăm và chúc lành cho bà xã em.

Cám ơn em Tiểu Thu kiều diễm, ngọt ngào lúc nào cũng khoe hình chị với bạn bè, dù kể cả nhan sắc, tài đức và hạnh kiểm chị thua kém em nhiều. Em cho chị gửi lời thăm anh Thành đã rất tốt với Ross và chị trong buổi lễ 50 năm đám cưới của tụi này. Anh chị luôn ghi nhớ và trân giữ mấy videos quý giá mà anh Thành đã bỏ công thực hiện cho anh chị.

Cám ơn em Diễm Buồn những tác phẩm tuyệt vời em cho. Cám ơn em đã chịu khó hàn huyên tâm sự với chị trong những ngày nắng cũng như khi mưa. Cầu xin hôm nay em đã tìm được nguôi ngoai trong kỷ niệm đẹp của những ngày hai người còn có nhau.

Cám ơn em Minh Giang luôn giữ liên lạc mật thiết với tất cả anh chị em. Cám ơn những lời chúc lành và khen ngợi em đã thường rộng lượng cho chị. Chị rất thích hình em chia sẻ hôm sinh nhật em. Em tươi trẻ và đẹp sáng ngời.

Em Mình Hưng dạo này cũng vắng vào diễn đàn lâu như chị. Chị thường nghĩ đến em và cầu mong em vẫn mạnh khỏe.

Em Út thương Kim Oanh ơi, nói sao cho vừa công trạng của em dối với sự bồi đắp, phổ biến và làm thăng hoa nền văn chương Việt Nam nơi hải ngoại. Em lại là người bạn rất tốt, lúc nào cũng hết lòng với anh chị em văn hữu. Ấy là chưa kể những bài thơ em làm thật tuyệt diệu và truyền cảm. Xin riêng cảm em đã luôn rất tốt với chị.

Tết đã gần kề bên ngỏ, Minh Nguyệt thương mến kính chúc quý anh chị em diễn đàn TRI KỶ BỐN PHƯƠNG và thân quyến năm mới tươi đẹp , nhiều sức khỏe, hạnh phúc và đỡ lo âu hơn năm vừa qua.

Nhớ nhiều, thương hết mực và tri ân các anh chị em vô vàn.

Mình Nguyệt

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Mùa Xuân Còn Lại

 
(Ảnh: Diệp Thị Thu Cúc)


Còn một chút mùa xuân vừa sót lại
Và hoa xinh vẫn nở mãi trên cành...(Diệp Thị Thu Cúc)


Nắng đầu ngày soi bóng nước lung linh.
Em nhan sắc mãi đẹp tình say mộng thắm!
(Lê Thị Kim Oanh)

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Tư Viễn Nhân 思遠人 - Án Kỷ Đạo

 

思遠人 - 晏幾道     Tư Viễn Nhân - Án Kỷ Đạo

紅葉黃花秋意晚,Hồng diệp hoàng hoa thu ý vãn,
千里念行客。        Thiên lý niệm hành khách.
飛雲過盡,            Phi vân quá tận,
歸鴻無信,            Quy hồng vô tín,
何處寄書得?        Hà xứ ký thư đắc?

淚彈不盡臨窗滴,Lệ đàn bất tận lâm song trích,
就硯旋研墨。       Tựu nghiễn toàn nghiên mặc.
漸寫到別來,       Tiệm tả đáo biệt lai,
此情深處,           Thử tình thâm xứ,
紅箋為無色。       Hồng tiên vi vô sắc.

Chú Thích

1 Tư nhân viễn 思遠人: tên từ điệu do Án Kỷ Đạo sáng tác. Tên bài từ lấy từ câu”Thiên lý niệm hành khách 千思念行客” , cho thấy bài từ thuộc loại “khuê oán”, có 2 đoạn, đoạn trên 25 chữ, 2 trắc vận, đoạn dưới 26 chữ , 2 trắc vận. Cách luật:

B T B B B T T cú
B T T B T vận
B B T T cú
B B B T cú
B T T B T vận  

T B T T B B T vận
T T T B T vận
T T T T B cú
T B B T cú
B B T B T vận

B: bình thanh; T: trắc thanh; cú: hết câu; vận: vần
2 Hồng diệp 紅葉: lá cây phong楓.
3 Hoàng hoa 黃花: hoa cúc菊.
4 Thiên lý niệm hành khách 千里念行客: tường nhớ người ở ngoài xa ngàn dặm.
5 Quy hồng 歸鴻: chim hồng nhạn về.
6 Lệ đàn 淚彈: nước mắt tuôn ra ràn rụa.
7 Lâm 臨: kề cận.
8 Trích 滴: nhỏ xuống.
9 Tựu nghiễn tuyền nghiên mặc 就硯旋研墨: (nước mắt nhỏ xuống) cái nghiên bèn dùng để mài mực.
10 Nghiễn 硯: cái nghiên để mài mực.
11 Tuyền (toàn) 旋: xoay tròn.
12 Nghiên 研: mài nhỏ, nghiền nát.
13 Biệt lai 別來: sau khi ly biệt.
14 Thâm xứ 深處: nơi sâu kín.
15 Hồng tiên 紅箋: giấy đỏ hồng. Phụ nữ thường dùng giấy mầu hồng để viết tình thư.

Dịch Nghĩa:

Bài từ theo điệu tư viễn nhân do Án Kỷ Đạo sáng tác.

Lá phong đỏ, hoa cúc vàng đầy ý thu lúc hoàng hôn,
Từ ngàn dặm tưởng nhớ người khách đi xa.
Mây bay triền miên,
Hồng nhạn bay về không có tin tức,
Biết gửi thư tới nơi nao?

Lệ tuôn bất tận, nhỏ xuống gần bên cửa sổ,
Bèn hòa vào cái nghiên để mài mực.
Thư viết tới đọan sau khi ly biệt,
Tình buồn từ đáy lòng dâng lên, (lệ càng rơi)
Giấy hồng viết thư mất cả mầu sắc (vì thấm lệ).

Phỏng Dịch:

Nhớ Người Đi Xa

Lá phong hoa cúc cảnh chiều thu,
Ngàn dặm nhớ người khách viễn du.
Nhạn đến, mây bay tin chẳng thấy,
Về đâu nên gửi tấm tình thư?

Lệ tuôn ràn rụa nhỏ bên song,
Hòa với mực nghiên, thư gửi chồng.
Viết tận đáy lòng tình cách biệt,
Giấy hồng phai bạc nỗi chờ mong.

HHD 
9-2019
***
Bản Dịch 

Tư Viễn Nhân

1-
Lá đỏ, cúc vàng chiều thu ý
Vạn dặm nhớ viễn khách
Mây bay không dứt
Không tin tức nhạn
Nơi nao gởi thư được?

Lệ tuôn tràn bên song tí tách
Bèn hòa vào nghiên mực
Chậm viết đoạn biệt ly
Tình dâng lòng xót
Giấy hồng phai nhạt sắc

2-
Cúc vàng lá đỏ chiều thu
Người xa vạn dặm vi vu nhớ nhiều
Mây bay, tin nhạn phiêu diêu
Nơi nao thơ gửi những điều nhớ thương?

Bên song tí tách lệ tuôn
Bèn hòa nghiên mực viết luôn mấy hàng
Biệt ly bút chậm nhớ chàng
Tình dâng lòng xót giấy vàng nhạt phai!

Lộc Bắc
***
Nhớ Người Đi Xa

Chiều thu lá đỏ, cúc vàng
Nhớ người viễn khách dặm ngàn xa xôi
Không tin nhạn, mây hoài trôi
Biết đâu thư gửi tình tôi đến người?

Bên song đẫm lệ sầu rơi
Hòa nghiên mực tỏ đôi lời từ tâm
Biệt ly dạ xót âm thầm
Nhạt nhoà nước mắt thư trầm sắc phai!

Kim Oanh

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Giang Tuyết 江雪 - Liễu Tông Nguyên (773 - 819)

 

Giang Tuyết

Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tung diệt
Cô chu soa lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết

Liễu Tông Nguyên (773 - 819)

Ngàn non mờ mịt không còn một bóng chim bay qua
Vạn nẻo trắng xoá không còn dấu vết bước chân người đi
Nón lá áo tơi con thuyền nhỏ thả câu trên sông giữa trời đang lúc tuyết đổ
Một khúc nhạc nổi chìm ...

Sông Tuyết
Tặng biệt Phan Thanh Thư
PKT 11/29/2021

Ngàn non mờ mịt không chim bay
Vạn nẻo mênh mông vắng bóng người
Nón lá áo tơi chờ cá động
Giữa trời tuyết đổ lạnh nào hay

Phạm Khắc Trí
***
Các Bài Dịch Khác:

Liễu Tông Nguyên 柳宗元(773-819), tự là Tử Hậu 子厚,người đất Hà Đông, nên còn gọi là Liễu Hà Đông. Ông là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn học và là nhà thơ của buổi Trung Đường; là dòng dõi thế phiệt hiễn hách mấy đời, tuổi trẻ đã hiển vinh, thanh vân đắc ý, ông từng tham gia cải cách tân chính với Vương Thúc Văn; Cải cách thất bại, ông bị biếm đi làm Tư Mã ở Vĩnh Châu, lại bị giám sát, cuộc sống ngột ngạt; Mười năm sau lại bị biếm đi làm Thứ Sử Liễu Châu và mất ở nơi đây. Hưởng dương 46 tuổi. Để lại một tập Thơ, Truyện, Luận "Liễu Hà Đông Tập".
Bài thơ Giang Tuyết được Liễu Tông Nguyên làm trong khoảng thời gian bị biếm ở đất Vĩnh Châu (805-815). Năm Vĩnh Trinh Nguyên niên đời Đường Thuận Tông (805) khi cùng với Vương Thúc Văn phát động phong trào Cải cách đổi mới, áp chế thế lực của hoạn quan bên trong và chế ngự nổi loạn của các Phiên trấn bên ngoài. Nhưng thế lực phản động quá mạnh nên phong trào cải cách thất bại. Ông bị biếm làm Tư Mã Vĩnh Châu, tiếng là bị biếm, thực ra là đi đày, còn bị quản chế bởi các quan lại địa phương, ông như bị giam lỏng; nhưng với tinh thần bất khuất và ý chí kiên cường, ông luôn phản kháng lại với mọi hình thức. Bài thơ Giang Tuyết cũng là một trong những biểu hiện phản kháng không khuất phục của ông thông qua thi ca. Ta hãy đọc và nghiền ngẫm bài thơ thì sẽ rõ...

江雪                 Giang Tuyết

千山鳥飛絕, Thiên sơn điểu phi tuyệt,
萬徑人蹤滅。 Vạn kính nhân tung diệt.
孤舟蓑笠翁, Cô chu toa lập ông,
獨釣寒江雪。 Độc điếu hàn giang tuyết!
柳宗元             Liễu Tông Nguyên

* Nghĩa bài thơ:
Tuyết Rơi Trên Sông

Ngàn núi chim đã bay tuyệt mù mất hút cả rồi; Muôn lối đi ngỏ ngách cũng bặt tăm không một bóng người. Chỉ còn lại có một ông lão áo tơi nón lá trên một chiếc thuyền cô độc lẻ loi đang buông cần câu trên dòng sông tuyết rơi lạnh lẽo!

Cái tinh thần bất khuất phản kháng của Liễu Tông Nguyên được thể hiện qua hình ảnh đơn độc của một ông câu kiên cường vẫn buông cần trên sông tuyết, bất chấp cái lạnh lẽo hoang vắng của cảnh trí tuyết rơi, trong khi chim muông và người bộ hành đều vắng bóng!

* Diễn Nôm:
Giang Tuyết

Ngàn núi chim bay hết,
Muốn lối dấu người tiệt.
Áo lá chiếc thuyền câu,
Buông cần trên sông tuyết!

Lục bát:

Ngàn non chim mỏi cánh bay,
Vắng tanh muôn lối chẳng ai đi về 
Buông câu sông tuyết sơn khê,
Áo tơi nón lá tư bề một ông!

Đỗ Chiêu Đức 
***
Sông Tuyết

Non ngàn không một bóng chim qua
Chẳng vết chân người khắp nẻo xa
Trầm mặc ngư ông ngồi đợi cá
Đầy sông tuyết trắng một màu hoa

Phương Hà
***
Tuyết Lạnh Ngư Ông

Ngàn non u ám vắng chim bay 
Vạn nẻo người đâu thấy chốn này 
Nón lá, áo tơi chờ cá động 
Bạc đầu tuyết trắng lạnh lùng thay!

Mai Xuân Thanh 
December 01, 2021
***
Tuyết Trên Sông

Ngàn non chim vắng bóng
Vạn nẻo chẳng còn ai
Lão áo tơi thuyền nhỏ
Buông cần giữa tuyết bay

Kim Phượng
***
Sông Tuyết

Ngàn non xa tít chim bay hết
Vạn lối bóng người chẳng một ai
Tơi tả áo ông ,thuyền nhỏ đậu
Buông cần,tuyết đổ bến sông dài

songquang 
***
Giang Tuyết

1/
Chim ngàn đang lẳng lặng
Vạn nẻo đường hoang vắng
Thuyền câu chiếc áo tơi
Trên dòng bông tuyểt trắng

2/
Non ngàn vắng lặng tiếng chim
Nẻo đường hoang vắng khôn tìm bóng ai
Thuyền nan một mảnh áo tơi
Thả cần câu giữa tuyết rơi lạnh lùng

Mai Thắng 
***
Tuyết Trên Sông

Non ngàn chẳng bóng chim qua
Bặt tăm khắp lối nẻo xa vắng người
Lão ông nón lá áo tơi
Ôm cần lạnh giá tuyết rơi sông đầy


Kim Oanh

***
Bài Cảm Tác:

Câu Tuyết

Lạnh lùng trong gió tuyết 
Cô độc chiếc thuyền câu  
Danh lợi còn chi nữa 
Ưu Tư bạc mái đầu.

Quên Đi

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

L’Amour Maternel (René Armand François Prudhomme)- Tình Mẹ



L’Amour Maternel 
(À Maurice Chevrier)

Fait d’héroïsme et de clémence,
Présent toujours au moindre appel,
Qui de nous peut dire où commence,
Où finit l’amour maternel?

Il n’attend pas qu’on le mérite,
Il plane en deuil sur les ingrats;
Lorsque le père déshérite,
La mère laisse ouverts ses bras;

Son crédule dévouement reste
Quand les plus vrais nous ont menti,
Si téméraire et si modeste
Qu’il s’ignore et n’est pas senti.

Pour nous suivre il monte ou s’abîme,
À nos revers toujours égal,
Ou si profond ou si sublime
Que, sans maître, il est sans rival.

Est-il de retraite plus douce
Qu’un sein de mère, et quel abri
Recueille avec moins de secousse
Un cœur fragile endolori?

Quel est l’ami qui sans colère
Se voit pour d’autres négligé ?
Qu’on méconnaît sans lui déplaire,
Si bon qu’il n’en soit affligé?

Quel ami dans un précipice
Nous joint sans espoir de retour,
Et ne sent quelque sacrifice
Où la mère ne sent qu’amour?

Lequel n’espère un avantage
Des échanges de l’amitié?
Que de fois la mère partage
Et ne garde pas sa moitié!

Ô mère, unique Danaïde
Dont le zèle soit sans déclin,
Et qui, sans maudire le vide,
Y penche un grand cœur toujours plein!

René-François Sully Prudhomme, (1)
1875
***
Tình Mẹ

(Tặng Maurice Chevrier)

Lòng từ ái hợp cùng lòng can đảm
Vì yêu thương mà dám hy sinh,
Mẹ không thiết cả thân mình
Tình Mẹ cao cả mông mênh biển trời

Chỉ cần tha thiết một lời,
Một lời nhỏ nhẹ, tức thời: “Mẹ đây!”
Từ đâu Mẹ đã đến đây?
Nơi nào thiếu Mẹ, ai hay được nào?

Chẳng phải chờ khi cha không sao còn nữa
Hay khi Mẹ dang tay đón đứa con mình,
Tình Mẹ mới được tôn vinh ca ngợi,
Chỉ thấy Mẹ như cánh chim đeo tang rũ rượi bơ phờ
Lượn vòng trên những mái đầu thờ ơ bội bạc,

Cả khi mắc lừa những người đáng tin nhất,
Mẹ vẫn nhẹ dạ hết lòng rất cả tin,
Mẹ thật cả gan và quá dịu hiền đối xử,
Mẹ quên đến cả thân mình,

Dẫu không cảm nhận, thật tình vị tha.
Tình Mẹ lẽo đẽo theo ta,
Biển đời chướng ngại như là sóng xô,
Nhấp nhô chìm nổi dật dờ,
Nông sâu vùi dập bến bờ dội ra,
Một tay Mẹ dắt vượt qua,
Không người hỗ trợ, thật là vô song!

Con tim mỏng manh khi thấy lòng đau nhói,
Nép vào lòng Mẹ, còn gì êm ái nào hơn?
Mỗi khi thấy lòng xao xuyến, tâm hồn rối loạn,
Tựa nương lòng Mẹ, còn gì thanh thản nào hơn?

Khi thấy kẻ khác bị cô đơn bỏ mặc,
Người bạn nào là chẳng bất mãn giận dữ?
Khi thấy người ta xử sự vô ơn
Mẹ nào là chẳng tủi hờn xót xa
Nhưng tình Mẹ rất bao la
Mẹ không thấy vậy xót xa chút nào.

Khi trên vách núi lâm nguy sắp lộn nhào xuống vực
Có người bạn nào giữ ta mà chẳng mong được đền đáp?
Nhưng mẹ thì dám chìa tay
Cho ta nắm lấy vi đầy tình thương.

Trong giao lưu hỗ tương bè bạn,
Ai là chẳng muốn được chọn phần hơn
Mẹ từng chia sẻ bao lần,
Không giành dẫu lấy nửa phần mà thôi.

Mẹ ơi!
Như duy nhất hoa khôi Đa-nét, (2)
Quá nhiệt tình nàng rất yêu chồng
Luống công nguyền rủa khoảng không vô hình
Nhưng nàng nghiêng chiếc độc bình
Đổ đầy ăm ắp tràn tình yêu thương.

Đỗ Quang Vinh
--------------
Chú Thích:

1- René Armand François Prudhomme (16/3/1839 - 6/9/1907), thường gọi là Sully Prudhomme, Là nhà thơ Pháp sinh tại Paris, mồ côi cha lúc lên hai tuổi, giỏi toán, say mê ngôn ngữ và thơ Pháp. Năm 1881, ông được bầu vào ghế 24 của Viện hàn lâm Pháp . Ngày 10/12/1901, ông là người đầu tiên nhận giải Nobel văn học Ông đã dùng tiền giải thưởng Nobel lập ra một giải thưởng dành cho các nhà thơ trẻ nước Pháp.

2- Nàng Đa-nét : Thần thoại Hy lạp kể về các nàng Danaïde, còn gọi là Danaides hay Danaids, chuyện kể rất dài dòng, ở đây chỉ xin tóm tắt đại ý.
Egyptos và Danaos là hai anh em sinh đôi. Egyptos cai trị đất Ai Cập, sinh được 50 con trai. Danaos cai trị đất Lybie, sinh được 50 con gái. Hai anh em bất hoà. Egyptos muốn Danaos phải sáp nhập vào vương quốc Lybie và cưỡng bức Danaos phải gả con trai cho các con gái của mình. Danaos khước từ. Chiến tranh xảy ra, cha con các nàng Danaides chạy trốn, lênh đênh trên biển, được nữ thần Athena giúp đỡ chỉ lối dẫn đường. Sau đó ít lâu họ mang lễ vật, cầm cành olive, biểu hiệu của sự cầu xin che chở, đến xin nương náu tại đất Argolide ở Hy Lạp vốn là quê hương của họ. Nào ngờ, bị hùng binh của vua Pélasge cai quản đất Argolide xông đến. Vua Argolide cho đại quân ra trấn giữ, thấy ông vua già cùng các nàng thiếu nữ cầm cành olive tỏ vẻ hiếu hoà xin che chở. Lại nghe các nàng viện dẫn đến tổ phụ Zeus uy quyền hùng mạnh nhất để xin đừng xua đuổi cha con họ và đừng giao nộp các nàng cho những người con trai của Egyptos. 
Khó nghĩ, vua bèn đưa ra giải pháp: một mặt khuyên các nàng vào thành Argos lập bàn thờ xin thần linh che chở, một mặt vua triệu tập hội nghị thỉnh ý các thần dân có cả cáng nàng tham dự. Hội nghị chấp nhận lời cầu xin của cha con các nàng Danaide. Vừa hay, sứ giả của Egyptos tới, toan bắt các nàng và nói lời láo xược. Vua Pélasge nổi giận trục xuất tên sứ giả. Chiến tranh lại xảy ra . Vua Pélasge phải bỏ thành chạy lên phía Bắc. Dân Argos bầu Danaos làm vua thay thế Pélasge và chấp thuận gả 50 nàng Danaides cho 50 con trai của Egyptos. Tiệc tan, nghe trong phòng các nàng có tiếng rên quằn quại, thì ra, các nàng đã vâng lệnh vua cha Danaos giết chồng, vì họ đã làm cha con họ phải long đong. Nhưng chỉ có một nàng tên là Hypermnestre bất tuân lệnh cha đã không giết chàng Lyncée chồng mình, vì cảm thấy tàn nhẫn và vì thực sự nàng đã quá yêu chồng mình. 
Hai vợ chồng này bị vua cha tống giam vào ngục tối, bị kết án tử hình. Vừa hay, nữ thần Aphrodite xuất hiện, thấu hiểu trái tim yêu đương của họ, nên bênh vực cãi cho hai vợ chồng này được tha bổng, các thần trên thiên đình cũng tán thành cho họ con cháu đầy đàn, dòng dõi là những bậc anh hùng vĩ đại. Chính người anh hùng Héracles của Hy Lạp là con dòng cháu giống của cặp vợ chồng Lyncée và nàng Danaide tên Hermestre.

49 nàng kia đã giết chồng đáng lẽ bị trừng phạt, nhưng Nữ Thần tổ phụ Zeus lệnh cho các thần tẩy trừ ô uế của tội ác, còn việc lo gả chồng cho họ, thi mở hội thi đấu lấy thưởng. Còn tội ác vẫn không quên được, nên khi chết đi, các nàng này phải chịu hình phạt đội chiếc vò đi kín nước đổ vào thùng lớn đáy có hàng trăm lỗ, và phải đổ cho đầy. Dĩ nhiên đó là công dã tràng. Ngày nay trong văn học thế giới có tục ngữ “Le tonneau des Danaïdes” & “ Remplir le tonneau des Danaïdes” là để chỉ việc làm vô ích luống công.

3- Người dịch bình luận

Đem bao nhiêu so sánh, tác giả vẫn không thể cạn lời đề cao Tình Mẹ vô song (sans maître, sans rival):

“Tình Mẹ lẽo đẽo theo ta,
Biển đời chướng ngại như là sóng xô,
Nhấp nhô chìm nổi dật dờ,
Nông sâu vùi dập bến bờ dội ra,
Một tay Mẹ dắt vượt qua,
Không người hỗ trợ, thật là vô song!

(Pour nous suivre il monte ou s’abîme,
À nos revers toujours égal,
Ou si profond ou si sublime
Que, sans maître, il est sans rival.)

Cuối cùng, kết thúc bài thơ, tác giả phải đem tình yêu đôi lứa của một nàng hoa khôi Đanét còn lại, một người yêu chung thuỷ, vượt thắng mọi trở lực cản ngăn, biết rằng bất tuân lệnh vua cha là trọng tội, nàng đã không giết chồng, không hẳn vì từ tâm trước việc làm tàn nhẫn bất nhân, mà là vì tình yêu mãnh liệt, đến mức các thần đều phải khuất phục, một tình yêu ăm ắp đổ tràn đầy độc bình trong khi 49 nàng kia luống công đổ sao cho đầy thùng thủng đáy!!

“Nhưng nàng nghiêng chiếc độc bình
Đổ đầy ăm ắp tràn tình yêu thương.”

Vả chăng cũng chính từ tâm ấy đưa đẩy đến tình yêu này. Chính lòng Khoan Dung Từ Tâm ấy đã là cội rễ của chủ nghĩa Anh Hùng coi thường mọi Trở Lực áp đảo, từ hai đối cực tương khắc ấy đã phát sinh Tình Mẹ. Cho nên nói đến Mẹ là nói Mẹ Hiền, Từ Mẫu. Nước mắt vẫn chảy xuôi, văn hoá nào cũng một tư tưởng ấy, loài vật còn thế huống chi con người. Lòng Mẹ hy sinh, cao cả khôn lường là thế. Tình Mẹ mênh mông như trời biển là vậy. Cho nên ngay vào bài thơ tác giả đã nhận định:

“Lòng từ ái hợp cùng lòng can đảm
Vì yêu thương mà dám hy sinh
Mẹ không thiết cả thân mình
Tình Mẹ cao cả mông mênh biển trời
Chỉ cần tha thiết một lời,
Một lời nhỏ nhẹ, tức thời: “Mẹ đây!”
Từ đâu Mẹ đã đến đây?
Nơi nào thiếu Mẹ, ai hay được nào?”

(Fait d’héroïsme et de clémence,
Présent toujours au moindre appel,
Qui de nous peut dire où commence,
Où finit l’amour maternel?)

Đỗ Quang Vinh



Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Hành Quân Cửu Nhật Tư Trường An Cố Viên 行軍九日思長安故園 - Sầm Tham

 

Sầm Tham (715-770) từ nhỏ cha mất sớm, nhà nghèo, Ông phải tự lo sinh kế cũng như trong học hành. Đậu Tiến Sĩ năm 29 tuổi. Trong cuộc đời làm quan, Ông đã nhiều lần xuất chinh ra tận biên ải. Thời gian ở biên ải lâu dài, vì thế mà thơ ông nghiêng nhiều về chủ đề Biên Tái, và được xem là Nhà thơ Biên Tái xuất sắc nhất.

Khi hành quân ra biên ải lần 2, Ông được phong làm Phán quan cho Tiết độ sứ An Tây là Phong Thường Thanh. Trong ngày tết Trùng Cửu (Trùng Dương) 9 tháng 9, trên đường ra biên ải lần 2, ông có làm 2 bài thơ, đó là bài "Cửu Nhật Sứ Quân Tịch Phụng Tiễn Vệ Trung Thừa Phó Trường Thuỷ" và bài thơ "Hành Quân Cửu Nhật Tư Trường An Cố Viên" đều được xếp vào dòng thơ Biên Tái. Trong khoảng thời gian ở biên ải lần này, Ông sáng tác rất nhiều thơ về biên tái.

Nhiều người cho rằng bài thơ "Hành Quân Cửu Nhật Tư Trường An Cố Viên" được Ông viết trong thời kỳ Loạn An Sử, nhưng điều này không hợp lý, bởi thời kỳ đó, nội bộ nhà Đường hổn loạn, ông không hề được điều ra biên giới hay giữ chức vụ nào. Mãi đến khi loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh bị dẹp tan, Ông mới được Đỗ Phủ và Phòng Quân tiến cử giữ chức Hữu Bổ Khuyết.

Ngoài ý tiếc vì không được đón tết Trùng Cửu theo cổ truyền, bài thơ còn nói lên sự khát vọng muốn tiến thân của Ông, nhưng không có người trong triều nâng đỡ. Điều này thể hiện lúc gần cuối đời, Ông bị bãi quan và mất trong cảnh nghèo khó.

行軍九日思長安故園

Hành Quân Cửu Nhật Tư Trường An Cố Viên

強欲登高去 Cường dục đăng cao khứ
無人送酒來 Vô nhân tống tửu lai
遙憐故園菊 Dao liên cố viên cúc
應傍戰場開 Ưng bạng chiến trường khai.

岑參            Sầm Tham
***
Dịch Nghĩa: Tết Trùng Cửu, Lúc Chuyển Quân Nghĩ Đến Vườn Cũ Ở Trường An
Tuy rất muốn đi lên núi cao (tục từ thời Hán, ngày 9.9 mọi người đều lên núi cao uống rượu cúc để tránh tai họa)
Nhưng lại không có ai đến bày tiệc rượu tiễn đưa
Từ nơi xa thương nhớ vườn hoa cúc cũ
Đành thôi vì đang tiến đến nơi chiến tranh xảy ra.

Dịch Thơ:

1/
Vươn cao lòng rất muốn
Rượu tiễn chẳng ai mời
Nhớ cúc hoa vườn cũ
Nhưng binh lửa dậy trời.

2/
Trùng Dương thật muốn lên cao
Rượu đưa lại chẳng người nào tiễn ta
Nhớ vườn cúc cũ phương xa
Cũng đành gác lại tiến ra sa trường.

Quên Đi
***
Ngày Trùng Cửu Hành Quân Nhớ Vườn Cũ Ở Trường An

Rất muốn lên non cao
Chẳng người tặng rượu đào
Xót thương vườn cúc cũ
Tan tác trong binh đao?

Kim Oanh
***
Tết Trùng Cửu, Lúc Chuyển Quân
Nghĩ Đến Vườn Cũ Ở Trường An

Lòng muốn vượt non cao
Chẳng người rượu tiễn chào
Cúc vườn xưa vẫn nhớ
Chinh chiến biết làm sao

Kim Phượng

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Trao Xuân


Nắng mai hôn lén nụ hoa đào
Mắc cỡ ngại ngùng cánh nhẹ chao
Gió ghẹo mơ man môi đỏ thắm
Say tình đắm đuối mộng xuân trao

Kim Oanh
Xuân 2022

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Chung Dòng Định Phận


(Thắng, Nam, Tân, Thưởng Tại Bãi Địa Hinh Đồng Đế 1972)

1- Chung chuyến xe Lam
Hôm đó là ngày thứ Hai 15/11/1971, ngày khai giảng Niên Khóa 1971-1972 của Viện Đại Học Đà Lạt. Bến xe Lam phía sau rạp hát Hòa Bình tấp nập hơn bình thường. Những chuyến xe chạy về hướng Viện Đại Học chở toàn là trai tân, gái lịch, trẻ trung và rạng rỡ trong những bộ y phục rất hợp thời trang.  Tôi ngồi đối diện với một người có dáng dấp nghệ sĩ nhưng mang gương mặt "rất sữa" trên chuyến xe Lam chạy lên trường.

Anh chàng chào hết mọi người trên xe bằng những nụ cười thật tươi tắn như muốn khoe cả...chiếc răng khểnh. Với foulard choàng cổ, par dessus dài ngang gối; tập sách trên tay trái, dù đen bên tay phải, cộng thêm giọng nói mềm mại, ấm áp, "chàng" là một trong những gương mặt trẻ rất "à la mode" của ngày hôm đó.  

2- Chung một niềm đam mê
Vừa bầu xong Ban Đại Diện thì cuối tháng 12/1971, anh Chủ Tịch của Ban Đại Diện năm Nhập Môn Khóa 8 CTKD, quyết định tổ chức đêm Văn Nghệ gây quỹ, để in quyển Đặc San Xuân 1972. Đến lúc đó, tôi mới biết anh bạn có gương mặt trông khá "baby", với nụ cười thật hồn nhiên- đã từng đi chung chuyến Lam trong ngày đầu nhập học đó- có một giọng hát truyền cảm hết biết! Qua "Bao Giờ Biết Tương Tư"  và ngay lần đầu "thử giọng" khi họp mặt tại cơ ngơi của Ấn quán Sivida, là chàng đã chinh phục toàn ban văn nghệ.

Bạn hát rất thoải mái, tự nhiên, như kể lể, như trang trải tâm sự. " Tôi ghé răng cắn vào. Miếng môi ngọt đắng...". Âm thanh của hai chữ "ghé răng" phát ra rất nhẹ nhàng, từ tốn và lãng mạn, nhưng nghe mãnh liệt như muốn "nhai" cả trái tim của thính giả. Buổi văn nghệ trong đêm thứ Bảy 31/12/1971 đó, không chỉ có Bao Giờ Biết Tương Tư; mà còn có Qua Cơn Mê mà anh bạn- bây giờ mới biết tên là Nguyễn Duy Tân- phụ họa với nhóm Nữ, vốn là những gương mặt khả ái của năm Nhập Môn.

Qua hôm sau, bạn đã trở thành một gương mặt nổi bật, mang "dấu ấn" của một tài năng ca nhạc trong lòng những ai có cùng một sở thích văn nghệ. Không ngờ anh bạn đồng khóa này sẽ đồng hành với tôi và hàng chục ngàn người khác trong một định phận khắc nghiệt, chỉ cách sau một mùa trọ học với vỏn vẹn có 5 tháng nhộn nhịp trong giảng đường!" Trường xưa vắng ta mai ta lại về. Cùng theo lũ em học hành như xưa ...". Định phận éo le thật đáng buồn!

3- Chung hoàn cảnh, khác nỗi niềm.
Cuối tháng 3/1972, Hà Nội xua quân vào Quảng Trị, mở màn cho một trận chiến khốc liệt tại nhiều nơi trên khắp 4 vùng Chiến Thuật của toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 4/1972, sau khi Quốc Hội thông qua Luật Ủy Quyền do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đệ trình, thì tình trạng khẩn cấp được công bố và lệnh Tổng Động Viên được chính thức ban hành.

Mặc dù biết tương lai sẽ không một chút "sáng sủa", bạn vẫn tỉnh bơ cùng với ban Văn Nghệ Toàn Trường tập dượt ráo riết cho phần văn nghệ của "Ngày Đại Học", cũng là ngày "vui chơi thỏa thích" của toàn Viện Đại Học Đà Lạt. Đây là một sinh hoạt truyền thống, rập khuôn theo phong cách giáo dục của các Đại Học Âu- Mỹ.  Không kể một tuần tập hát, rồi buổi tổng dợt tại đại học xá Rạng Đông cho phần văn nghệ; tất cả các Phân Khoa đều rầm rộ chuẩn bị những đóng góp của riêng mình, nhằm tổ chức một ngày Hội Chợ trong phạm vi của toàn Viện Đại Học; với những hàng cà phê, kiosque bán quà lưu niệm, đặc biệt là các quán Nhạc bỏ túi khắp đó đây. 

Trong không khí sinh hoạt "có một không hai" của định chế giáo dục trên toàn miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, bạn trách nhẹ tôi:
- Sao không ghi tên tham gia lần này?
- Không đủ hứng để hát hò! Vã lại tui còn có lý do riêng...
- Tôi nghĩ khác! Vui trước cái đã! Tới đâu thì tới! Que sera sera!

Buổi văn nghệ tại khoảng sân trống trong khuôn viên của nhà nguyện Năng Tĩnh kết thúc vội vã, ngay sau khi bạn vừa hát xong bản Mộng Chiều Xuân. Cơn mưa chiều bất chợt đổ xuống một cách ào ạt. " ... Lòng tha thiết buông theo tiếng đàn ...Mộng vàng phút tan theo gió chiều... " Lại thêm một dấu hiệu của ngày vui không trọn vẹn, bởi cơn mưa giông đến bất ngờ, đi cũng thật vội vã!

Mọi sinh hoạt vui chơi, giải trí đều đồng loạt chấm dứt. Lúc đó là đúng 17h của ngày thứ Sáu 21/4/1972. Từ ngày giờ này trở đi, bạn và tôi; cùng những người chung hoàn cảnh, chỉ còn đúng 3 tháng để " vui nguồn sống mơ...", trước khi dấn thân vào cuồng nộ và khói lửa của "... những ngày phong trần... !".

4- Chung thân phận
"Mùa Hè Đỏ Lửa"! Tổ Quốc Lâm Nguy! Lệnh Đôn Quân của Luật Tổng Động Viên lập tức được thực thi vào đầu tháng 5/1972. Bạn và tôi cùng những ai học trễ 1 năm, đều không còn hội đủ điều kiện để được hoãn dịch học vấn. Nha Động Viên ấn định chúng tôi phải trình diện nhập ngũ trong vòng 2 tháng. Thời hạn được cho là 3 ngày, từ 17/7/1972 đến 19/7/1972.

Sáng sớm ngày thứ Hai 17/7/1972, bạn đến nhà tôi. Cùng đi với bạn là một đồng môn học bên Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Thưởng, cũng là hàng xóm của bạn trên Đà Lạt. "Xuống Sài Gòn mấy ngày nay rồi! Đi sớm cho khỏe. Chờ đến ngày sau cùng mới trình diện thì cũng vậy thôi!". Bạn vui vẻ nói khi chúng tôi "cụng" ly cà phê, trước khi bắt Taxi để qua Quân Vụ Thị Trấn bên đường Lê Văn Duyệt. Vài tiếng đồng hồ sau đó, chúng tôi có mặt trong Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ trên Hóc Môn, Gia Định.

Sau 3 lần được cấp phép về nhà chờ khóa học quân sự, giữa tháng 8 năm đó, chúng tôi có tên trong danh sách Tân Khóa Sinh ra Nha Trang thụ huấn quân sự tại quân trường Đồng Đế. Trường Bộ Binh Thủ Đức không đủ chỗ để đào tạo các "quan nhí" cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nên Trường Hạ Sĩ Quan tại Nha Trang phụ gánh trách nhiệm này, như đã làm hồi năm Mậu Thân 1968.

Gian khổ bắt đầu bằng mưa nắng quân trường và những màn huấn nhục trời ơi đất hỡi, nhưng bạn và tôi chấp nhận dấn thân. Bạn, trong dáng vóc "công tử và nụ cười thư sinh",  gồng mình "cõng" 2 quả đạn súng cối 60 ly. Còn tôi, nhờ vào "tinh thần Sắp Sẵn" của Hướng Đạo, đã tình nguyện từ Trung Đội 1 đổi qua Trung Đội 4 của bạn và của một đồng khóa 8 Chánh Trị Kinh Doanh gốc Đà Lạt, để "ôm" thùng đạn đại liên M60 mỗi khi ra sân, bãi.

Ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy- ngoài tôi ra- còn có một anh bạn "lì đòn" khác, Lâm Hoài Nam, cũng tình nguyện từ Trung Đội 3 qua vác đạn chung với 3 đứa chúng tôi...cho vui! Sau đó, mọi người đều hiểu ra; chúng tôi gom chung một chỗ, là vì cùng "gu" văn nghệ và có một mẫu số chung là thích "thả chân du tử la cà đó đây". Vui là chính, chuyện Lính tính sau! Thế là nhóm "Du Ca súng nặng" thành hình, gồm hai chàng Hướng Đạo Sài Gòn kết hợp với hai tâm hồn đồng điệu của Đà Lạt.

5- Chung lòng Khai Phá, hạp tánh phiêu lưu.
Vừa xong 8 tuần huấn nhục và cấp hiệu Alpha ( trông như hình "con cá" )  vừa được may lên cổ áo, thì cuối tháng 10/1972, chiến dịch giải thích Hòa Đàm Paris- nhằm ngăn chặn phía Cộng Sản lấn Đất, giành Dân- được Bộ Tổng Tham Mưu gấp rút ban hành. Toàn thể Sinh Viên Sĩ Quan từ các quân trường, được gởi đi tăng cường cho tất cả Tiểu Khu trên toàn quốc, để phụ với đơn vị địa phương thực hiện công tác có tính cách chiến lược này.

Đại Đội Khóa Sinh chúng tôi được phân phối về tỉnh Bình Thuận. Tại đây, chúng tôi phân nhóm rồi được đưa về các Quận, tức Chi Khu, để chung sức với lực lượng địa phương trong việc thi hành công tác chiến tranh chính trị, theo chiều hướng và tinh thần đã được Bộ Tổng Tham Mưu ấn định và giao phó trách nhiệm.

Nhóm "Du Ca súng nặng" chúng tôi, cùng với 16 đồng đội khác, tình nguyện về công tác tại quận Hòa Đa, nơi có xã Phan Rí Thành, là vùng đông dân nhứt của tỉnh Bình Thuận. Nơi này nổi tiếng với xã Phan Rí Cửa, một thời là thủ phủ tiên khởi của Bình Thuận ở thế kỷ 17, hiện nay là nơi sinh sống của đa số dân tộc Chàm tại miền duyên hải trung phần. Chọn đến công tác tại quận Hòa Đa không phải là tình cờ, mà do chúng tôi đã biết đến địa danh và hình ảnh, từng được Bộ Thông Tin của hai nền Cộng Hòa giới thiệu rất tận tình trên các bài viết hay phim thời sự nói về Du Lịch, Kinh Tế, Văn Hóa từ rất nhiều năm trước.

Hòa Đa, ngoài tính cách lịch sử gắn liền với Dân Tộc Chàm, còn nổi tiếng khắp vùng nhờ vườn táo tại xã Lâm Lộc. Ngoài ra còn có vùng biển Thượng Văn ( tên địa phương gọi là Duồng ), là một thắng cảnh đủ đẹp để thu hút ngành du lịch trong thời bình. Tên Thượng Văn là do Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt cho, khi ông đi kinh lý và tìm đất để đồng bào miền bắc vào định cư. Nằm cách Hòa Đa không xa, Phan Rí Cửa là một trong vài đơn vị hành chánh, tuy ở cấp Xã, nhưng trù phú nhứt của Việt Nam Cộng Hòa.

Cơ ngơi và sinh hoạt về mọi mặt tại Phan Rí Cửa có tầm cỡ của một thị trấn, với rạp hát, sân đá banh, sân Tennis, trường Trung Học Công Lập Đệ Nhứt Cấp, Bệnh Xá toàn khoa và một hệ thống ngư nghiệp hùng hậu với ghe, thuyền ngày đêm tấp nập. Còn hàng, quán thì không thua bất cứ nơi nào tại các tỉnh, thành của miền Nam Việt Nam.

Riêng các quán cà phê thì từ cảnh trí, âm nhạc và hương vị đều không kém Đa La trong Chợ Lớn, Thượng Uyển trên đường Trần Quốc Toản, hoặc Hương Xưa tại Gò Vấp. Cà phê nhạc là nơi "dưỡng quân" thường xuyên, mỗi khi chúng tôi đến công tác tại Phan Rí Cửa, đặc biệt là tại một quán khá trang nhã ở Xóm Cồn, nghe nói là của gia đình ông Dân Biểu đối lập họ Trương, biệt hiệu Trúc Viên.

Sẵn máu phiêu lưu, cộng với "gu" văn nghệ của cả nhóm công tác, nên chúng tôi đã có nhiều lần hát hò ngoài lộ thiên, trong hội trường, ngay mé biển, tại tất cả những nơi chúng tôi đi thuyết trình trong toàn quận, kể cả trong sân trường Trung Học Phan Rí Cửa. Trong những lần sinh hoạt, bất kể là vào ban ngày hay buổi tối này, bạn luôn là "ngôi sao" phụ diễn nổi bật nhứt.

Dường như Duy Tân sinh ra là để thẩm thấu vào âm nhạc, vào thiên nhiên, vì bạn rất thường lãng đãng trong cõi mịt mờ nào đó của mộng ảo. Đôi khi trầm ngâm, xa vắng, lắm lúc bạn lại cười đùa, nói và hát hò nhiều hơn ai hết. Bạn như bất cần đời, "bạo miệng" đấu hót về mọi thứ chuyện, nhưng khi cần trao đổi một cách nghiêm chỉnh thì rất sâu sắc trong nhận định, chững chạc trong lý luận, có khi lại khôi hài một cách ...rất "bình dân"!  Khó hiểu được bạn. Nhưng "Công Tử răng khểnh"  lại rất dễ gần gũi với anh em, đặc biệt là khi có cây đàn trên tay và một ly trà, hoặc cà phê ở ngay bên cạnh.

(L19 đụng GMC tại Bình Thuận 19/1/1973)

6- Chung "chuyến xe định mệnh"
Chuyến công tác Chiến Tranh Chính Trị đợt 1 của Sinh Viên Sĩ Quan- điều động từ các quân trường trên toàn quốc- chấm dứt từ giữa tháng 1/1973. Tại Phan Thiết, đại đội khóa sinh chúng tôi được gom về Tòa Hành Chánh tỉnh, để Phòng Chiến Tranh Chính Trị của Tiểu Khu tổng kết thành quả công tác và thết tiệc khoản đãi. Hai hôm sau, thứ Sáu 19/1/1973, chúng tôi được đoàn xe Quân Vận gồm 8 chiếc GMC, mỗi xe chở một toán công tác của một quận thuộc tỉnh Bình Thuận, đưa về Nha Trang.

Hai tháng trước đó, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng cho L19 từ Phan Thiết đón chúng tôi, khi đoàn xe từ Đồng Đế vừa rời phần đất Ninh Thuận để vào địa phận của Tuy Phong, là quận cực bắc của tỉnh Bình Thuận. Bận về lần này, Đại Tá Nghĩa cũng cho L-19 lên bao vùng, giữ an ninh lộ trình và hộ tống chúng tôi qua những đoạn đường thường hay có Việt cộng lãng vãng.

Đoạn đường quốc lộ 1 chạy qua ngã ba đi Sông Mao, tức ngay Hương lộ 404, có một dốc khá cao tại ấp Lương Sơn thuộc xã Chợ Lầu. Đoạn này chạy sát sông Lũy. Tại đây, cây cối um tùm, địa thế rậm rạp, rất dễ bị phục kích, nhứt là khi xe cộ rề rề leo dốc. Đến đây thì không còn bao xa nữa sẽ đi ngang quận Hòa Đa. Vì vậy, chúng tôi đồng loạt đội bê rê màu xanh nước biển của Đồng Đế và ngồi xoay mặt nhìn ra hai bên đường. Mục đích là chờ tới khi xe chạy ngang qua Phan Rí Thành, thì mọi người sẽ vẫy tay từ giã dân chúng tại các quán xá trước cổng quận đường.

"Đầm Già" lượn sát đọt cây, đảo một vòng quan sát ven đồi bên kia bờ sông Lũy, rồi bay trở ra quốc lộ. Chiếc L-19 rú ga lấy cao độ, nhưng nghe như có tiếng "ho", rồi hai cụm khói đen phụt ra từ cánh quạt. GMC rị mọ leo lên dốc cao. Phi cơ đã chết máy nhưng đà lướt vẫn thật nhanh và cũng thật êm. Quân xa và máy bay "gặp" nhau trên đỉnh dốc. Cánh phi cơ "vớt đầu" vài bạn ngọt xớt như tiếng róc mía! Sau đó tiếng động khô khốc của cánh máy bay chạm vào cabin ngay sau lưng tài xế, làm mọi người giựt mình, thảng thốt.

L-19 lật ngửa, rớt nằm bên vệ đường. GMC đổ một đoạn dốc ngắn rồi mới dừng hẳn lại. Vì quay ra hai bên đường, nên lúc nghe tiếng va chạm, các bạn ngồi phía bên kia băng ghế đều quay nhìn về phía sau xe. Khi thấy máy bay lật ngửa là họ la toáng lên, rồi hối nhau lập tức nhảy xuống đường để chạy tới cấp cứu viên phi công và người quan sát viên. Họ không hề biết đã có 5 thân người bật ngửa, rồi ngã vào lòng xe, nơi ba lô và sac marin của cả toán ngổn ngang chất chồng. Trên đống lỉnh kỉnh đó, có tôi cùng một anh bạn ngồi dựa lưng vào cabin, quay mặt nhìn về phía sau xe suốt từ lúc khởi hành.

Định mệnh trớ trêu, mà Tạo Hóa cũng khéo léo làm sau khi cánh máy bay "vớt hụt" 2 chiếc bê rê đầu tiên, rồi mới "liếm đầu" của 5 bạn còn lại, trước khi máy bay va chạm với góc buồng lái! Tai nạn xảy ra như chỉ trong tích tắc. Khi tôi nhoài người đỡ Ngô Quốc Thắng, nạn nhân đầu tiên cũng là người bị thương nặng nhứt, thì cũng là lúc bạn Thắng đưa tay bụm trán theo một hành động phản xạ. Vầng trán rộng của bạn bấy giờ là một mớ bầy nhầy của lớp da, xương, mỡ dồn cục, kéo từ trái qua hết bên phải. Vết thương trắng hếu màu thịt mỡ!

Chỉ khi chậm miếng băng cá nhân lên đầu bạn thì máu mới rỉ ra, thấm đầy. Vết thương trên trán Nguyễn Duy Tân tuy ngắn hơn một chút nhưng cũng phải 6, 7 cm chiều ngang và đã ra máu khi tôi buộc băng cứu thương cho bạn.  Chỉ có một bạn Sinh Viên Sĩ Quan tên Võ Công Lý, là người duy nhứt đội nón sắt. Không thấy bạn Lý chảy máu, nhưng vì có một cục u; sưng to cỡ quả trứng bồ câu ở phía sau ót, sờ vào thì thấy căng cứng, nên chúng tôi để yên đó.

Hai nạn nhân còn lại thì được anh bạn có biệt danh là "bánh mì đường" ( do sáng nào cũng đi lãnh bánh mì và đường cát về phân phát cho cả đại đội khóa sinh ) và một người khác vừa chạy trở lại, phụ băng bó. Tất cả các nạn nhân trên xe đều mê man. Để chạy đua với thời gian, thay vì chờ xe cứu thương của Quân Y từ Sông Mao chạy ra, chúng tôi nhờ 2 chiếc xe đò lỡ ( loại Renault của Pháp ) chở gấp mọi người về Phan Rí Cửa, để trực thăng tải thương đưa về Quân Y  Viện Nguyễn Huệ tại Nha Trang.
 
Thứ Sáu 19/01/1973! Một ngày đẹp trời, nhưng lại là một ngày đẫm máu ngay trên chiếc GMC chở toán Hòa Đa chúng tôi về quân trường. Đoàn quân xa của Đại Đội 727 là chuyến sau cùng trở về Đồng Đế. Ba ngày sau, trong buổi họp tổng kết chiến dịch CTCT với đại diện của Quân Đoàn II và Quân Khu 2 tại rạp Tân Tân ngoài Nha Trang, chúng tôi được vị sĩ quan Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị của Quân Đoàn II cho biết Quân Cảnh Sông Mao kết luận tai nạn hy hữu tại xã Chợ Lầu, quận Hòa Đa, là tai nạn...giao thông vì đã xảy ra ngay trên Quốc Lộ 1!

Ngày 27/01/1973, Sinh Viên Sĩ Quan của Đồng Đế lại lên đường tham gia công tác CTCT đợt 2. Chúng tôi nhận tin bạn Lý đã qua đời ngay trong đêm trước khi mọi người rời quân trường. Các bạn khác, cùng với phi công và quan sát viên của chiếc L-19, đều trên đà bình phục. Bạn Lý yểu mạng chỉ vì ...đội nón sắt! Cánh máy bay -với tốc độ đang đà bay của phi cơ còn khá cao- đã vớt mạnh vào chiếc nón. Sức va chạm làm bạn Lý dập não, long óc. Khi bị đẩy bật ra phía sau, bạn lại bị thương thêm một lần nữa ngay tại tiểu não. Phía sau gáy của bạn Lý không biết đập vào đâu, nhưng lúc bạn được đưa lên xe đò, vết thương đã sưng to bằng ngón chân cái. Võ Công Lý ra đi trong hôn mê. Không một phút giây nào hồi tỉnh!


7- Chung lối dấn thân
Cuối tháng 3/1973, công tác CTCT nhằm giải thích Hiệp Định Paris và ngăn chặn phía CS giành Dân, chiếm Đất trên toàn quốc, đồng loạt chấm dứt. Sinh Viên Sĩ Quan được trả về quân trường để tiếp tục thụ huấn quân sự.  Trừ Võ Công Lý đã qua đời, tất cả nạn nhân khác của vụ "tai nạn giao thông" giữa L19 và xe GMC, đều hoàn toàn bình phục. Việc huấn luyện tại Đồng Đế được tiếp tục theo chương trình đã ấn định. Ngày 26/06/1973 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có thêm khoảng 600 tân Chuẩn Úy (*).

Ngoài một số đã được các đơn vị thuộc các ngành chuyên môn "chấm" trước để đưa về phục vụ, những tân sĩ quan còn lại, hoặc tình nguyện về các binh chủng tổng trừ bị, hoặc chọn nơi phục vụ, bằng cách ghi tên vào bảng ghi danh sách của Sư Đoàn và Tiểu Khu của các Vùng Chiến Thuật. Duy Tân chọn Sư Đoàn 2BB là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ tại hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi thuộc Quân Đoàn I & Quân Khu 1, gọi tóm tắt là Vùng 1 Chiến Thuật. Nhóm "Du Ca súng nặng" chính thức dấn thân vào lửa đạn ngay sau đó.

8- Chung mặt trận, cùng chiến tuyến
Tôi chọn về Biệt Động Quân, rồi tình nguyện phục vụ ngoài Quân Khu 1, sau đó được đưa về Tiểu Đoàn 37/ Liên Đoàn 12 BĐQ. Đây là đơn vị tổng trừ bị cho toàn Quân Khu 1, nên luôn có mặt tại những "điểm nóng" từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, tổng cộng 5 tỉnh địa đầu giới tuyến. Không ai nghĩ tôi có thể trở thành một người lính Biệt Động Quân. Cũng chẳng ai ngờ bạn Tân lại là trung đội trưởng trinh sát của một trung đoàn bộ binh.

Bạn về Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh, là đơn vị có trách nhiệm bảo vệ hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngãi. Đơn vị chúng tôi và trung đoàn của bạn hai lần hợp sức cự địch tại tỉnh Quảng Tín. Lần đầu là cuối tháng 5/1974. Lúc đó, Liên Đoàn 12 BĐQ chúng tôi đụng trận tại khu vực Suối Đá, để giải tỏa áp lực địch tại vòng đai phía Tây của Tam Kỳ và cho cả quận Tiên Phước. Đánh xong là chúng tôi rút ra, để đơn vị của bạn vào càn quét và thu lượm vũ khí.

Lần thứ nhì, là khi cùng chiến đấu quanh thị xã kiêm tỉnh lỵ Tam Kỳ, đầu tháng 3/1975. Biệt Động Quân và Sư Đoàn 2BB vào vùng giao tranh cùng một lúc, di tản chiến thuật cùng một lượt trong ngày 24-03-1975. Tôi theo Liên Đoàn 12 BĐQ ngược bắc, rút về Đà Nẵng. Bạn và phần lớn Trung Đoàn 5/SĐ 2BB vượt đường máu, xuôi nam, đi về hướng Quảng Ngãi để vào căn cứ Chu Lai, là nơi đặt bản doanh của Sư Đoàn. Chúng tôi bặt tin nhau kể từ ngày hôm đó.

9- Chung cảnh ngộ
Đổi đời! Chúng tôi "trả nợ quỷ thần" trong các trại lao động khổ sai được ngụy trang bằng mỹ từ..."cải tạo"! Sau đó phải chấp nhận sống kiếp "phó thường dân" trong một nhà tù bao la hơn, phức tạp và quy mô hơn những hàng rào có vọng canh của lán trại trên rừng núi Trường Sơn. Sau khi được phóng thích, bạn về sống với gia đình trên Đà Lạt. Tôi bám lấy Sài Gòn. Những kẻ bất phùng thời gượng vui từng ngày, sống kiếp "bảy chìm, ba nổi" qua tất cả những gì có thể làm được, hoặc có được.

Người cứ vậy mà sống. Đời cứ thế dần trôi. Ngày tái ngộ là một tối tháng 3 trong khung cảnh của mùa Xuân Đà Lạt năm 1982.Tôi lên thăm cao nguyên Lâm Viên lần đầu sau đúng 10 năm..."xuống núi"! Buổi hàn huyên là một tối "cụng ly" cà phê trong Thủy Tạ với vài bạn chung đại đội quân trường.  Vết thẹo trên trán không làm bạn già đi. Cuộc sống khó khăn không làm bạn nao núng. Giọng nói vẫn trau chuốt, nụ cười vẫn thản nhiên. Bạn vẫn pha trò theo kiểu "khôi hài đen", pha lẫn chút bất cần đời như dạo nào.

Có một kỷ niệm không thể quên trong những lần tôi và các bạn Đà Lạt gặp lại nhau từ 1982 đến 1986. Đó là lần vợ chồng Duy Tân đãi ăn  tại nhà vào một tối tháng 3/1983. Phong cách "sang cả" của vợ chồng "công tử răng khểnh" được thể hiện rõ nét qua việc thết đãi bạn bè món...cầy tơ  với dĩa to, chén nhỏ,  muỗng, nĩa, dao, bày biện đẹp mắt bên cạnh hồng nhung, cúc trắng và rượu dâu trên chiếc bàn ăn trải drap trắng muốt. Chứng tỏ Đời tuy xuống tận cùng bằng số, nhưng Người vẫn phóng khoáng và thoải mái trong mọi tình huống!

Trong khi nhiều bạn đồng cảnh ở Đà Lạt kiếm sống bằng "thể dục có trả lương" tại các công trường khai thác đá quanh khu vực thác Cam Ly; thì bạn tà tà  "góp bàn tay lao động" để nắn nót những mẫu hàng thủ công nghệ, đem bỏ mối cho các quầy, sạp, trong chợ Đà Lạt bán cho du khách nội địa mua làm quà lưu niệm. "Ai bảo đời tàn khi...xuống chó!? Lên voi có chắc đã thân vinh?!"

10- Chung phận lưu vong
Kẻ trước, người sau, chúng tôi lần lượt "đổi đời" thêm một lần nữa, khi chấp nhận xa quê hương. Chúng tôi thường gọi đùa nhau bằng câu "Bọn mình là dân Ô Đi E !" ( Air ), để phân biệt với  "Ô Đi Ghe" và "Ô Đi Bộ". Tức những người "trêu ngươi hà bá", khi vượt biển trên những chiếc thuyền con; hay liều mình trước họng súng của Khmer Đỏ, để lội bộ qua Campuchia, rồi vượt sông Mékong tới Thái Lan.  Bạn ở với thân phụ bên miền viễn tây khi mới qua Hoa Kỳ. Tôi được vợ chồng cô em kế bảo lãnh qua sống tại vùng đông bắc.

Bạn liên lạc ngay với tôi khi vừa đặt chân đến xứ sở tự do. Tuy không có điều kiện gặp nhau, nhưng thư từ và phone gọi thường xuyên. Cuộc sống tất bật vì cơm áo quả có nhiều chật vật, nhưng không làm bạn nao núng trong việc trau dồi thêm kiến thức âm nhạc. Bạn viết nhạc cho mình hát. Hát nhạc cho chính mình nghe, hoặc hát cho bạn bè nghe qua điện thoại. Bạn sáng tác thật hăng hái và đều đặn mặc dù sức khỏe ngày càng sa sút. Nhưng chỉ được vài năm thì bạn bặt tin!

11- Chung niềm hoài cảm, khác mối sầu đời
Mãi gần 10 năm sau, đầu mùa hè 2014, tôi mới nhận được tin của bạn. Bạn không nêu lý do vì sao cắt đứt mọi liên lạc, nhưng có cho biết là nhờ thường xuyên "lướt sóng trên mạng" nên đã đọc được những bài tôi viết về chiến trường xưa, đơn vị cũ, cùng những kỷ niệm về thời hội học trên Đà Lạt. Nhớ chuyện xưa và mong nhận tin tức của bạn bè, nên bạn gõ vài chữ cho tôi để nối lại "nhịp cầu tri âm".

Thì ra bạn rời Bolsa để về sống tại Missouri, một tiểu bang nổi tiếng trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, với những cuộc hành hương long trọng được tổ chức hàng năm. Trong Email đầu tiên sau 10 năm vắng bóng là câu: "Tao xin lỗi. Từ ngày đau ốm tới giờ tao rất ít liên lạc ". Hỏi mãi bạn mới cho biết là " Tao chỉ còn nửa lá phổi! Thêm lọc máu mỗi ngày một lần. Mỗi lần một tiếng! Tự làm lấy tại nhà!". Thương thay!

Lúc còn đi học và khi mới vào quân trường, thì chưa thấy dấu hiệu gì rõ nét. Nhưng sau ngày bị máy bay "vớt đầu" thì bạn có vẻ hơi...tưng tửng! Mấy chục năm sau, "phong thái" đó không thay đổi. Giờ lại lâm trọng bệnh nên bạn càng thêm "đau khổ" khi không còn sức ngồi lâu như trước. Từ đó bạn đâm ra lười gõ phím, bớt gọi phone, sau khi "phán" những câu...rất gọn mà như rất cay đắng! " Tao không chán đời! Vẫn nhớ tui bay lắm! Nhưng không muốn làm gì nữa! ...Lâu lâu text vài chữ, gọi nói vài câu. Thế cũng đủ rồi. Thông cảm nhé!" .

Trong năm 2014, có một bạn thuộc Khóa 8 Chánh Trị Kinh Doanh từ trong nước đặt may một chiếc áo khá đẹp, trên đó thêu phù hiệu của Viện Đại Học Đà Lạt và in tên của toàn thể các bạn đồng khóa. Áo được gởi đến mọi người, mọi nơi. Một kỷ niệm đẹp mang tính cách rất...Thụ Nhân của người bạn học cũ! Áo của Duy Tân được gởi đến tôi để chuyển lại cho bạn.

Đọc Email của bạn khi báo tin đã nhận được áo, tôi mơ hồ nhận thấy một thoáng nghẹn ngào khi bạn trang trải hạnh phúc vừa cảm nhận được. Trong đoản văn 18 chữ đã có 3 lần ...cám ơn! "Tao đã nhận được áo.  Đẹp lắm.  Cám ơn.  Xin chuyển lời cám ơn. "Thành thật cám ơn các bạn đã có lòng nhớ đến và gởi cho áo CTKD. Sẽ giữ kỹ làm kỷ niệm để nhớ đến một quãng đời mơ mộng vô tư". Chắc chắn phải là một xúc động mãnh liệt, nên câu văn mới có âm hưởng của tiếng nấc nghẹn, trong lúc bạn bồi hồi nhớ lại quá khứ vàng son của lứa tuổi xuân thì đầy "mơ mộng vô tư".

12- Chung dòng định phận
Nguyễn Duy Tân có nhiều Bạn, mà "Bè" thì cũng không ít! Nhưng từ khi lâm trọng bệnh, bạn "hà tiện" ngôn từ, hạn chế liên lạc. Có lẽ bạn muốn cho công bằng, nên không thiên vị ai. Họa hoằn lắm mới có một câu nhắn máy, một lời gọi thăm hoặc chúc lành vào những dịp đặc biệt. Tôi hoàn toàn thông cảm, mặc dù có lúc đã nghĩ là bạn chỉ ưu tiên cho những ...hồng nhan tri kỷ! Hơn 7 năm qua, hiếm khi tôi nhận được phone, lời nhắn, hay Email của bạn. Do đó, tin bạn qua đời đến với tôi thật bất ngờ.

Bạn và tôi, cùng những người chung hoàn cảnh tha hương, thoạt đầu đều cho rằng cuộc sống nơi quê người chỉ là tạm bợ. Ai cũng khắc khoải và trăn trở về một chuyến hồi hương. Nhưng từ lâu, đa số đã thấy đất nước ban đầu được gọi là tạm dung, đã trở thành quê hương thứ nhì, cũng là nơi gởi nắm xương tàn hoặc mớ bụi tro của "tấm thân tứ đại". Bạn về với Thiên Chúa trong mùa Lễ Tạ Ơn của một năm còn đầy biến động vì dịch bệnh. Tuy chung dòng định phận, nhưng tôi thì vẫn đang chờ một chuyến về nguồn.

Bạn đã vào thiên cổ, nhưng giọng hát tặng tri âm, cành hồng dâng tận tay tri kỷ và dáng vóc công tử; cũng như cung cách bất cần đời của một người lính trinh sát, vẫn là hình ảnh tồn đọng trong tâm khảm của Đồng Môn, Đồng Cảnh, Đổng Đội cùng "những người muôn năm cũ" của Khóa 8 CTKD còn ở nơi quê nhà, hoặc đã tản lạc khắp bốn phương trời.

HUỲNH VĂN CỦA
( Đế nhớ NGUYỄN DUY TÂN R.I.P )
Trong tổng số gần 600 Chuẩn Úy, mãn khóa ngày 26/6/1973, có 453 người thăng cấp đúng thời hạn ( nghị định ký và có hiệu lực ngày 23/8/1974.) Không có tên là những người đã hy sinh, hay giải ngũ vì thương tật, hoặc đặc cách tại mặt trận trước đó. Còn lại là những quân nhân bị hoãn thăng cấp. Trong số này có tác giả và 11 chuẩn úy, do Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai ( Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân ) ký phạt mỗi người 20 "củ" ( "Củ" =  ngày trọng cấm, tức ở tù trên giấy tờ!) kèm theo lệnh phạt là quyết định hoãn thăng cấp 1 tháng ( Tướng Giai ký hồi tháng 12/1973 ).