“Trăm hoa” nhả mỗi sắc...hồng, tím, cam, đỏ, trắng, vàng...hay điểm thêm những màu sắc khác với chấm tròn, lằn ngang, kẻ dọc, tạo nét chấm phá trên cánh hoa và sự kỳ diệu nơi bàn tay của đấng tạo hóa. “Trăm hoa” tỏa hương, nồng nàn, thoang thoảng hay khó ngửi, nhưng là hương riêng của hoa. “Trăm hoa” vừa chớm nụ, hàm tiếu vươn vai, trở mình đương độ, là thời kỳ đẹp nhất, rực rỡ nhất của hoa, lắm ong vờn bướm lượn. Cuối cùng không tránh khỏi, khép mình đi vào định luật….hoa tàn, nhụy rữa.
Liệu thời gian này, ong nào vờn, bướm nào lượn, quẩn quanh hay vội xa bay!?
Hoa đời thì sao? Cũng thế! Lúc đương độ là thời kỳ trổ mã của người con gái...này mày ngài, mắc biếc, mi thanh, môi hồng, má thắm, này tóc mai sợi ngắn sợi dài, này lắm người đưa bao kẻ đón, này khi hẹn biển lúc thề non...
Liệu thời gian này, ong nào vờn, bướm nào lượn, quẩn quanh hay vội xa bay!?
Hoa đời thì sao? Cũng thế! Lúc đương độ là thời kỳ trổ mã của người con gái...này mày ngài, mắc biếc, mi thanh, môi hồng, má thắm, này tóc mai sợi ngắn sợi dài, này lắm người đưa bao kẻ đón, này khi hẹn biển lúc thề non...
Một cánh hoa đời tôi muốn nói, là má, Võ Thị Thoại và cánh bướm đa tình Lê Văn Sang, ba tôi.
Ba lớn hơn má đến mười tuổi. Tám mươi hai năm về trước, khi ghe chở lúa của ba đang xuôi chèo mát mái trên con sông Rạch Bàng. Giữa trời nước mênh mông, bao la, cơ duyên nào xuôi ba trông thấy má. Bấy giờ, má chỉ là cô bé mười hai, mười ba tuổi đời, vô tư cùng chúng bạn đứng hóng mát trên cầu, đùa vọc nước dưới sông. Ghe đã qua rồi, ba còn ngoái đầu dõi mắt trông theo và nói với bạn hầu trên ghe: “con nhà ai đẹp quá để tìm người mai mối cho”.
Bẵng đi vài năm, ba gặp lại má, người thiếu nữ đang độ trăng tròn. Dự định làm ông mai năm nào của ba đã không còn nữa. Trước cô gái chân quê, nhan sắc không phấn son ấy, nét thùy mị, đoan trang, kín đáo ấy, ba đã phải lòng và cậy người mai mối cho chính mình. Dù biết rằng nội đã gắm ghé nhiều nơi cho ba, nhưng chàng thanh niên theo tây học, dễ gì nghe theo sắp xếp định sẵn mà không cần đến sự rung động của con tim. Đó là lúc, nền kinh tế nước nhà đang hồi suy sụp, chân còn đang trong lớp, ba phải rời ghế nhà trường bước vào trường đời. Ba về quê giúp nội cai quản ruộng đất, đồng thời là một ông chủ nhỏ của một chành lúa lớn ngay tại chợ Rạch Bàng, đối diên bên kia sông là nhà của má.
Rạch Bàng con nước mênh mông
Thấy cô be bé đem lòng nhớ thương
Y rằng, cưới vợ thì cưới liền tay! Ba cho người chèo xuồng sang nhà ngoại, nhờ trao thơ, xin phép được ghé thăm. Khi được ưng thuận, ba đến chào hỏi, ông ngoại mời ngồi, ba kín đáo chọn chỗ vừa khiêm nhường nhưng không kém phần lợi thế. Trò chuyện với ngoại, ba vẫn có cơ hội nhìn thấy, nếu má thấp thoáng bên kia rèm thưa.
Má, người con gái đẹp, có học, nết na, đằm thắm, được nhiều nhà giàu có, của ăn của để, ngỏ ý mang trầu cao đến. Nhưng má chọn ba, không phải ba là con ông Bang, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhưng ba là người có học, dù là con nhà giàu nhưng nhân hậu, biết thương người, không hống hách, hà khắc với người ăn kẻ ở trong nhà. Và dấu ấn sâu đậm ba để lại, là lần đầu đến gặp ngoại, ba ăn mặc chỉnh tề, nói năng lễ phép, đối đáp với ngoại không tỏ ra rụt rè, khép nép, khúm na khúm nún như những chàng thanh niên khác. Lại nữa, trong những phiên chợ Rạch Bàng, dù từ xa hay rất gần, nếu có trông thấy má, ba vẫn lịch sự, kín đáo dõi trông, chứ không có ý cợt nhả nhưng các chàng trai vừa thấy gái đẹp đã tỏ ra...
Bẵng đi vài năm, ba gặp lại má, người thiếu nữ đang độ trăng tròn. Dự định làm ông mai năm nào của ba đã không còn nữa. Trước cô gái chân quê, nhan sắc không phấn son ấy, nét thùy mị, đoan trang, kín đáo ấy, ba đã phải lòng và cậy người mai mối cho chính mình. Dù biết rằng nội đã gắm ghé nhiều nơi cho ba, nhưng chàng thanh niên theo tây học, dễ gì nghe theo sắp xếp định sẵn mà không cần đến sự rung động của con tim. Đó là lúc, nền kinh tế nước nhà đang hồi suy sụp, chân còn đang trong lớp, ba phải rời ghế nhà trường bước vào trường đời. Ba về quê giúp nội cai quản ruộng đất, đồng thời là một ông chủ nhỏ của một chành lúa lớn ngay tại chợ Rạch Bàng, đối diên bên kia sông là nhà của má.
Rạch Bàng con nước mênh mông
Thấy cô be bé đem lòng nhớ thương
Y rằng, cưới vợ thì cưới liền tay! Ba cho người chèo xuồng sang nhà ngoại, nhờ trao thơ, xin phép được ghé thăm. Khi được ưng thuận, ba đến chào hỏi, ông ngoại mời ngồi, ba kín đáo chọn chỗ vừa khiêm nhường nhưng không kém phần lợi thế. Trò chuyện với ngoại, ba vẫn có cơ hội nhìn thấy, nếu má thấp thoáng bên kia rèm thưa.
Má, người con gái đẹp, có học, nết na, đằm thắm, được nhiều nhà giàu có, của ăn của để, ngỏ ý mang trầu cao đến. Nhưng má chọn ba, không phải ba là con ông Bang, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhưng ba là người có học, dù là con nhà giàu nhưng nhân hậu, biết thương người, không hống hách, hà khắc với người ăn kẻ ở trong nhà. Và dấu ấn sâu đậm ba để lại, là lần đầu đến gặp ngoại, ba ăn mặc chỉnh tề, nói năng lễ phép, đối đáp với ngoại không tỏ ra rụt rè, khép nép, khúm na khúm nún như những chàng thanh niên khác. Lại nữa, trong những phiên chợ Rạch Bàng, dù từ xa hay rất gần, nếu có trông thấy má, ba vẫn lịch sự, kín đáo dõi trông, chứ không có ý cợt nhả nhưng các chàng trai vừa thấy gái đẹp đã tỏ ra...
Không lâu, ba nhờ người chị ruột thứ tám đến ngỏ lời. Ba có đến năm người chị gái, nhưng ba chọn cô chị thứ tám, là người chị nhỏ nhất của ba, nhưng cô đẹp, khuôn mặt rạng rỡ, sang trọng và khéo ăn nói, càng tăng thêm niềm hy vọng cho việc cầu hôn. Ngày thành hôn cũng đến, từ trang phục đến quà cưới, ba lo tỉ mỉ, chu đáo từng chút một. Điều đó phải chăng là sự trang trọng trong tình yêu ba dành cho người ba muốn kết tóc se tơ, cùng ba đi hết quãng đường đời!?
Giờ rước dâu đã đến, thuyền hoa theo con nước sông Rạch Bàng, trôi xuôi về Phú Hữu, nơi ba cất tiếng khóc chào đời, hôm ấy là ngày vui bất tận, hạnh phúc viên mãn… của đôi lứa.
Còn đây con nước Rạch Bàng
Ôm kỷ niệm cũ ngút ngàn đáy sông
Một thời êm ái lớn ròng
Xa rồi dĩ vãng tình đong càng đầy
Vườn ngoại cau trắng trầu cay
Vẫn mong ai đó mang khay trầu người
Ôm kỷ niệm cũ ngút ngàn đáy sông
Một thời êm ái lớn ròng
Xa rồi dĩ vãng tình đong càng đầy
Vườn ngoại cau trắng trầu cay
Vẫn mong ai đó mang khay trầu người
Thời gian cứ dần trôi, đôi tim cùng hòa nhịp, tình yêu đằm thắm, ngày thêm mặn nồng. Các con lần lược chào đời, nhưng thương thay, cùng lúc với chiến tranh leo thang. Sống trong vùng Việt minh kiểm soát, trốn tránh khi Tây ruồng bố, nhưng ba luôn ấp ủ lý tưởng và quyết tâm thực hiện cho bằng được. Đó là tương lai của các con. Ba bắt đầu dạy chị hai học, nhưng chị ba, nhỏ hơn hai tuổi, đòi học theo cho bằng được. Ba dùng tấm gỗ nhỏ thế bảng, lấy than củi đen thay phấn và âm thầm dạy hai chị học tiếng Pháp. Nhờ ba chuyên cần dạy dỗ, mỗi lần Tây ruồng bố, hai chị của tôi, đem bảng gỗ than đen viết ra những chữ tiếng Pháp đã học và để trên bàn. Gia đình chúng tôi có thêm may mắn là với vốn liếng tiếng Pháp khiêm nhường của má. Chừng ấy thôi đủ cho những người “Lính Lê Dương” hài lòng. Họ tỏ ra vui vẻ hơn, cư xử lịch thiệp hơn là tra khảo. Đó là nhờ sự suy đoán nhạy bén của ba, đó cũng là việc vun bồi phúc đức sâu dầy sau này, và là lợi thế hiện tại, vừa giúp ích cho gia đình và cho cả hàng xóm xung quanh, trong thời loạn.
Khi trình độ học của hai chị vào khoảng lớp 3, ba lên tận Vĩnh Long, thuê đất, rồi trở về Phú Hữu đốn cây sao trong vườn, chặt lá dừa nước chằm lá lợp. Một căn nhà lá nho nhỏ, đơn sơ được dựng lên, không cách xa đền thờ cụ Phan Thanh Giản là mấy. Chọn thời cơ thuận tiện, ba đưa hai chị lên tỉnh, theo học chương trình Pháp. Dĩ nhiên, hai chị tôi, nói, viết tiếng Pháp trội hơn các bạn cùng lớp.
Lúc ông bà nội đã rời khỏi cuộc đời, ba má bồng bế các con rời hẳn ấp Phú Hữu, lên lập nghiệp ở xã Giồng Ké, thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ba là con út trong gia đình, nhưng là rể cả bên nhà vợ. Ông ngoại, chẳng may mất sớm khi tuổi đời còn khá trẻ. Ba đã thay ông ngoại chăm sóc cho đàn em vợ gồm môt gái và bốn trai. Ba không nệ hà, lo cho tất cả đi học chữ hoặc học nghề và cáng đáng cả công ăn việc làm cho các cậu. Bà ngoại rất thương và trọng ba, nên mỗi lần dì hay các cậu của tôi, muốn làm điều chi, bà ngoại đều bảo “hỏi anh hai bây đi”.
Tình hình nước nhà ngày một khó khăn, ba phải đi làm xa, mỗi tuần về một lần. Trong thời đại xa xưa ấy, ba đã viết thư cho má, cám ơn má đã thay ba chăm sóc cho các con. Lá thư đó vẫn còn đây, như “mới hôm nào”. Khi má lâm bệnh, căn bệnh của phụ nữ. Ba đã bỏ công ăn việc làm về chăm sóc cho má cả tháng trời, từ thuốc men, đến miếng ăn ba tự nấu, việc giặt giũ cho má ba tự làm, dù trong nhà có người giúp việc. Niềm tự hào về ba, tôi không bút mực nào tả xiết. Ba không to tiếng, chẳng rượu chè, cờ bạc, hút thuốc, duy chỉ có một điều là ba rất thích cà phê. Sống ở Giồng Ké mà gửi mua cà phê tận tiệm Hiệp Phong ở Vĩnh Bình. Mỗi lần, mua chỉ 50gr, ba không mua nhiều, ngại trữ lâu sợ mất đi hương vị đậm đà. Lúc tôi tập tành uống cà phê để thức đêm học thi, thường xin ba “ba nhớ cho con nước dảo nghe ba”. Ba vừa cười “con uống vậy chắc cà phê dẹp tiệm hết”.
Thời thơ dại, các chị em tôi rất hạnh phúc là được quấn quýt bên ba má, quây quần bên bàn ăn, vừa ăn vừa nghe. Ba có duyên khi kể chuyện, chuyện ngày xưa, chuyện chạy giặc, chuyện trồng cây ăn trái cho đến chuyện ba chống lại bọn ăn cướp đến viếng nhà. Má tôi thường bảo “cha con ăn cơm từ chuối trồng cho đến chuối trổ”.
Ba say mê với công việc, quần quật lo cho mười đứa con từ việc ăn học đến lúc anh chị em chúng tôi có mái ấm riêng. Các con dần xa vòng tay trìu mến của ba và xa cả một bờ đại dương. Mãi đến năm 1983, có dịp gặp lại khi ba má sang Úc đoàn tụ. Sống trong môi trường mới, đầy đủ hơn lúc còn ở bên nhà, nhưng tính cố hữu cần cù, không hoang phí của ba vẫn y nguyên. Ba chắt chiu dành dụm lo tiếp cho những đứa con còn kẹt nơi quê nhà.
Năm 1997, ba lại trở bịnh nặng, phải nhập viện, hết ra lại vào. Còn trên giường bệnh, có lẽ ba biết hơi tàn sức kiệt, nên chỉ nói với tôi một 1 câu bâng quơ, nói mà không chủ đích giao phó trách nhiệm “Ba chết rồi ai lo cho má con!”. Ba má có đến 10 đứa con, chuyện chăm sóc không khó khăn chi, nhưng ba vẫn lo. Trấn an và giúp ba lạc quan hơn, không để ba nghĩ ngợi hay lo sợ...trên đoạn cuối đường ba đi, tôi vờ bâng quơ theo, “ba có đến 10 đứa con, lo chi không ai chăm sóc cho má”. Sau câu trả lời, tôi len lén nhìn, trên khuôn mặt đau đớn của ba hằn thêm nét đâm chiêu. Rồi ba lặng lẽ, đôi mắt nhắm nghiền, không nói một lời nào nữa.
Bác sĩ cho biết, gia đình chúng tôi cần chuẩn bị tâm lý, cho một ngày sẽ đến. Thời gian này, ba sợ làm phiền các y tá, nên việc tắm rửa, vệ sinh do chị thứ hai và tôi chăm sóc. Những lúc ấy, ba như “đứa trẻ rất ngoan”. Tôi thương nhất là lúc chải tóc, ba đứng yên, không nhúc nhích và tôi tự hỏi chính mình, ngày xưa lúc các con còn bé, liệu chúng tôi có ngoan được như thế này không! Ba mấp mé bên bờ vực thẳm, sắp gần đất xa trời nhưng vẫn còn giữ sự hóm hỉnh, như đêm tôi ngủ ngồi trên ghế, với tư thế, gục đầu trên giường bịnh, cạnh chân ba. Vì nhiều đêm tôi ở lại trong bệnh viện, hôm ấy mệt quá, tôi say ngủ. Ba tôi gọi, tôi có nghe chi đâu. Ba lấy chiếc gối, ném về phía tôi, tôi choàng tỉnh giấc. Ba mỉm cười và hỏi một câu “con vô canh ba hay ba canh con?”. Dĩ nhiên là tôi canh chừng ba mỗi đêm, chỉ sợ ống trợ thở bị sút dây.
Năm 1997, ba lại trở bịnh nặng, phải nhập viện, hết ra lại vào. Còn trên giường bệnh, có lẽ ba biết hơi tàn sức kiệt, nên chỉ nói với tôi một 1 câu bâng quơ, nói mà không chủ đích giao phó trách nhiệm “Ba chết rồi ai lo cho má con!”. Ba má có đến 10 đứa con, chuyện chăm sóc không khó khăn chi, nhưng ba vẫn lo. Trấn an và giúp ba lạc quan hơn, không để ba nghĩ ngợi hay lo sợ...trên đoạn cuối đường ba đi, tôi vờ bâng quơ theo, “ba có đến 10 đứa con, lo chi không ai chăm sóc cho má”. Sau câu trả lời, tôi len lén nhìn, trên khuôn mặt đau đớn của ba hằn thêm nét đâm chiêu. Rồi ba lặng lẽ, đôi mắt nhắm nghiền, không nói một lời nào nữa.
Bác sĩ cho biết, gia đình chúng tôi cần chuẩn bị tâm lý, cho một ngày sẽ đến. Thời gian này, ba sợ làm phiền các y tá, nên việc tắm rửa, vệ sinh do chị thứ hai và tôi chăm sóc. Những lúc ấy, ba như “đứa trẻ rất ngoan”. Tôi thương nhất là lúc chải tóc, ba đứng yên, không nhúc nhích và tôi tự hỏi chính mình, ngày xưa lúc các con còn bé, liệu chúng tôi có ngoan được như thế này không! Ba mấp mé bên bờ vực thẳm, sắp gần đất xa trời nhưng vẫn còn giữ sự hóm hỉnh, như đêm tôi ngủ ngồi trên ghế, với tư thế, gục đầu trên giường bịnh, cạnh chân ba. Vì nhiều đêm tôi ở lại trong bệnh viện, hôm ấy mệt quá, tôi say ngủ. Ba tôi gọi, tôi có nghe chi đâu. Ba lấy chiếc gối, ném về phía tôi, tôi choàng tỉnh giấc. Ba mỉm cười và hỏi một câu “con vô canh ba hay ba canh con?”. Dĩ nhiên là tôi canh chừng ba mỗi đêm, chỉ sợ ống trợ thở bị sút dây.
Dòng sông còn đó chuyển mình luân lưu
Lời xưa nhẹ thoáng như ru
Như hờn như trách như u uất lòng
Cố hương vời vợi xa trông
Bè mơ thả lại dòng sông hôm nào
Để nghe sóng nước rì rào
Để vơi một ít nỗi đau cuối đời
Ba đã về bên kia thế giới, nhưng khuôn mặt mãn nguyện của ba mãi đeo đẳng bên đời tôi. Mãn nguyện sau thời gian hơn nửa giờ ba tìm về quá khứ chí đến phút giây hiện tại. Ba bảo rằng “may quá”, từ trước đến nay ba không làm điều gì sai trái. Và khuôn mặt bình thản của ba như trút một gánh nặng, khi nghe tôi không ngần ngại và rất dứt khoát trả lời “con sẽ lo cho má”, khi lần thứ hai ba nói bâng quơ “Ba chết rồi ai lo cho má con”.
Má tôi, một cánh hoa đời, mùa xuân đã lặng lẽ qua, nhưng ba, cánh bướm đa tình, lúc biết mình sắp trút hơi thở cuối cùng vẫn quẩn quanh, gửi gắm và mong chờ một lời hứa thay ba lo cho má. Một cánh bướm vờn hoa lúc hoa khi xuân đời mười sáu và khi gục đầu bên cửa tử vẫn vẹn tình trọn nghĩa với cánh hoa tình Võ Thị Thoại, cũng đang thời sắp rụi tàn.
Kim Phượng
Lần Giỗ Thứ 24 Của Ba, 30 tháng 10 năm 2021
Má tôi, một cánh hoa đời, mùa xuân đã lặng lẽ qua, nhưng ba, cánh bướm đa tình, lúc biết mình sắp trút hơi thở cuối cùng vẫn quẩn quanh, gửi gắm và mong chờ một lời hứa thay ba lo cho má. Một cánh bướm vờn hoa lúc hoa khi xuân đời mười sáu và khi gục đầu bên cửa tử vẫn vẹn tình trọn nghĩa với cánh hoa tình Võ Thị Thoại, cũng đang thời sắp rụi tàn.
Kim Phượng
Lần Giỗ Thứ 24 Của Ba, 30 tháng 10 năm 2021
Hồi ức đẹp!
Trả lờiXóahttps://img1.picmix.com/output/pic/normal/2/7/1/2/6022172_e5917.gif