(St. Paul's Cathedral, London)
Khi định cư ở Úc năm 1979, vì lời khẩn cầu xin ơn bình an trong chuyến vượt biên. Tôi đã được Đức Mẹ xót thương và ban ân phúc. Kể từ lúc ấy tôi đã trở thành con chiên của Chúa. Tôi không bỏ sót một Thánh lễ nào, dù phải dùng phương tiện công cộng hay cuốc bộ xa xôi.
Nhưng khi lập gia đình, vật lộn với cuộc sống, mỗi 2 tuần phải làm một Chúa Nhật, thế là tôi không đi Lễ thường xuyên. Tuy nhiên tôi tha thiết cho con học trường Đạo, mỗi sáng thứ Hai có buổi lễ cầu nguyện trước giờ học, mặc đồng phục chỉnh tề, đồng phục tùy mùa Đông, Hạ và giờ thể thao, Môn giáo lý như môn Công Dân Giáo Dục ở Việt Nam trước 1975., với kỷ luật nghiêm minh, nữ học sinh không được trang điểm hoặc đeo trang sức, giống y thời tôi đi học trường Tống Phước Hiệp ngày xưa ở Vĩnh Long vậy.
Khi các con ra trường thì công việc tất bật, việc đi lễ cũng thưa dần, tôi tuỳ vào con.Cứ ngỡ con sẽ quên dần theo năm tháng.
Cuối tháng 2 năm 2025 tôi và con gái đến Anh. Buổi tối hai đứa con đưa tôi đi dạo, đến nơi thấy đoàn người sắp hàng dài,. Tôi chưa hình dung được mình đi đâu, vì các con luôn dành cho tôi những bất ngờ, đầy thú vị..
Đến 8 giờ 15 phút tối bước vào cửa, con trai kề tai nói. "Mẹ có biết đây là đâu không, hôm nay Vivân tặng mẹ món quà". Bất ngờ thật!. Rất xúc động, khi con cho biết là Nhà Thờ nổi tiếng nhất của Luân Đôn. Một "món quà đức tin", con gái hiểu mẹ cần gì và tha thiết điều gì cho đời sống tâm linh của mẹ.
Sẵn sàng chuẩn bị để xem Nhà thờ St Paul dưới một góc nhìn hoàn toàn mới. Tôi ngỡ ngàng với quang cảnh bên trong. Kỹ thuật ánh sáng mang đến sự kết hợp ngoạn mục giữa nghệ thuật, âm thanh và kiến trúc.
,
Chương trình âm thanh và ánh sáng (Luminous) sẽ làm say đắm và quyến rũ khán giả ở mọi lứa tuổi. Tuyệt vời cho các buổi tối hẹn hò, cùng gia đình hoặc chỉ một mình. Dù chúng ta đứng bất cứ góc nào trong nhà thờ, cũng có thể quay phim, chụp hình, chiêm ngắm vẽ đẹp lộng lẫy này.
Màu sắc của ánh sáng diễn tả lại lịch sử của nhà thờ, từ khi bắt đầu được thành lập, qua trận hỏa hoạn, và được tạo dưng lại, để có một nhà thờ tráng lệ như hiện nay.
Trong khung cảnh này chúng ta đắm mình vào nghệ thuật, kiến trúc lộng lẫy và cảm nhận được sự huyền nhiệm, thiêng liêng!..
Buổi trình diễn tại Nhà thờ St Paul gần 1 tiếng đồng hồ, khi chấm dứt chương trình, chúng ta có thể thăm viếng xung quanh, mới khám phá ra một rừng khán giả ngồi trong Thánh đường, đông không tưởng, rất trật tự và dư âm vẫn còn nên họ còn sâu lắng trầm tư. Mỗi người đang theo đuổi suy nghĩ của mình. Con trai cho biết đêm nay có hơn 2 ngàn người đến viếng thăm và chiêm ngắm.
(Bàn thờ Cung Thánh)
Bánh và Rượu nho. Chúa Kitô thực sự hiện diện trong hai chất thể. Có tin như vậy thì việc rước Mình, Máu Thánh Chúa mới thiêng liêng cho người lãnh nhận.(2 Bên hàng đèn, nơi Ca Đoàn ngồi)
Con trai vui mừng cho biết " mẹ hên quá, hôm nay họ cho mình đến bàn thờ Cung Thánh và nơi Ca Đoàn ngồi", thường họ giăng dây không cho vào. Làm lòng tôi đầy hân hoan, thật diễm phúc, cười nói với con " Mẹ được ơn Thánh đó" và thầm tạ ơn trong lòng..
Sau đó chúng tôi đi xuống tầng dưới, nơi nhiều người lính, nghệ sĩ và những vị trí thức nổi tiếng đã được chôn cất trong hầm mộ, bao gồm cả Lord Nelson, Công tước Wellington, và Wren, một trong những người đầu tiên được chôn cất tại đây.
Phía trên nơi an nghỉ của ông là bia mộ của Wren, do con trai ông ghi lại, kết thúc bằng câu thường được trích dẫn
“Lector, si monumentum requiris, circumspice,” có thể dịch là “Người đọc, nếu bạn tìm kiếm một tượng đài, hãy nhìn xung quanh bạn.”
Thời gian có hạn, nhà thờ đóng cửa, tôi ra về trong tiếc nuối ngẩn ngơ, lòng tràn đầy tin yêu và thanh thản. Ai trong đời một lần được " Mầu nhiệm của yêu thương" sẽ cảm nhận được lòng tôi lúc này.
Mẹ cám ơn con gái, đã cho mẹ một đêm thật hạnh phúc, bình an và thánh thiện! Một món quà tinh thần vô giá.
Con Tạ ơn Mẹ Maria và Chúa đã ban cho con, hai đứa con biết sống chân tình, thương yêu, chan hòa và cùng cảm nghiệm được mầu nhiệm ân Thánh Chúa và Mẹ Maria!
Xin mời xem đêm St Paul's presents 'Luminous' by Luxmuralis
Kim Oanh
London 3.March.2025
Nhà thờ St. Paul, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa của Thánh Phaolô Tông đồ, là một nhà thờ Anh giáo ở London, Anh, là trụ sở của Giám mục London. Nhà thờ này là nhà thờ mẹ của Giáo phận London thuộc Giáo hội Anh. Nhà thờ nằm trên Đồi Ludgate ở điểm cao nhất của Thành phố London.
Chiều rộng 88 m (288 ft 9 in)
Chiều cao 149 m (488 ft 10 in)
Chiều cao gian giữa 28,35 m (93,0 ft)
Chiều cao ca đoàn 30,86 m (101,2 ft)
Nhiệm vụ thiết kế một công trình thay thế đã được chính thức giao cho Sir Christopher Wren vào ngày 30 tháng 7 năm 1669
Trước đó, ông đã được giao phụ trách xây dựng lại các nhà thờ để thay thế những nhà thờ đã mất trong trận Đại hỏa hoạn.
Công trình được đề ra bao gồm việc tạo dựng lại bên trong và bên ngoài cùng bổ sung cho mặt tiền cổ điển, do Inigo Jones thiết kế vào năm 1630
Wren đã bắt đầu tư vấn về việc sửa chữa Nhà thờ St. Paul cũ vào năm 1661, năm năm trước vụ hỏa hoạn xảy ra năm 1666.
Wren đã quyết tâm thay thế tòa tháp đổ nát bằng một mái vòm, sử dụng cấu trúc hiện có làm giàn giáo. Ông đã tạo ra một bản vẽ về mái vòm, cho thấy ý tưởng của ông, rằng nó sẽ bao phủ gian giữa và các lối đi ở giao lộ.
Vào tháng 7 năm 1668, Dean William Sancroft đã viết thư cho Wren rằng ông được Tổng giám mục Canterbury giao nhiệm vụ, với sự đồng ý của các giám mục London và Oxford, thiết kế một nhà thờ mới "Đẹp đẽ và cao quý về mọi mặt và về danh tiếng của Thành phố và quốc gia".
Sau vụ hỏa hoạn, lúc đầu người ta nghĩ rằng có thể giữ lại một phần đáng kể của nhà thờ cũ, nhưng cuối cùng toàn bộ cấu trúc đã bị phá hủy vào đầu những năm 1670.
Quá trình thiết kế mất nhiều năm, nhưng cuối cùng một thiết kế đã được giải quyết và đính kèm vào lệnh của hoàng gia, với điều kiện là Wren được phép thực hiện bất kỳ thay đổi nào mà ông cho là cần thiết.
Kết quả là Nhà thờ St Paul hiện tại, vẫn là nhà thờ lớn thứ hai ở Anh, với mái vòm được cho là đẹp nhất thế giới. Tòa nhà được tài trợ bằng thuế than và được hoàn thành trong suốt cuộc đời của kiến trúc sư, với nhiều nhà thầu lớn tham gia trong suốt thời gian đó.
Lễ "cất nóc" nhà thờ (khi viên đá cuối cùng được đặt trên đèn lồng) diễn ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1708, do con trai của Wren là Christopher Jr và con trai của một trong những người thợ xây thực hiện.
Nhà thờ được Quốc hội tuyên bố chính thức hoàn thành vào ngày 25 tháng 12 năm 1711 (Ngày Giáng Sinh). Trên thực tế, việc xây dựng vẫn tiếp tục trong nhiều năm sau đó, với các bức tượng trên mái nhà được thêm vào vào những năm 1720.
Vào năm 1716, tổng chi phí lên tới 1.095.556 bảng Anh - 207 triệu bảng Anh vào năm 2023.
Kích thước và vị trí của Nhà thờ St Paul đã biến nơi đây thành bối cảnh lý tưởng cho các buổi lễ của Thiên chúa giáo đánh dấu các sự kiện quốc gia.
Không có lời nào có thể truyền tải đầy đủ vẻ đẹp hùng vĩ của một buổi lễ tôn giáo quốc gia long trọng tại Nhà thờ St Paul. Thật khó tin rằng có bất kỳ tòa nhà nào khác trên thế giới lại phù hợp để trở thành bối cảnh cho các sinh hoạt thờ cúng cộng đồng mang tính biểu tượng như vậy.
Nhà thờ St Paul là một nhà thờ bận rộn với bốn hoặc năm buổi lễ mỗi ngày, bao gồm Matins, Thánh thể và Cầu nguyện buổi tối hoặc Kinh tối hợp xướng.
Ngoài ra, nhà thờ còn có nhiều buổi lễ đặc biệt liên quan đến Thành phố London, tập đoàn, hội đoàn và tổ chức của thành phố.
Nhà thờ, là nhà thờ lớn nhất ở London, cũng có vai trò trong nhiều chức năng của nhà nước như buổi lễ kỷ niệm Kim cương Đại lễ của Nữ hoàng Elizabeth II.
Nhà thờ thường mở cửa hàng ngày cho khách du lịch và có chương trình thường xuyên về độc tấu đàn Organ và các buổi trình diễn khác
Giám mục London là Sarah Mullally, người được bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2017 và lễ tấn phong diễn ra vào tháng 5 năm 2018.
Phương tiện giao thông có Trạm xe điện ngầm London gần nhất, cách Nhà thờ St Paul 130 yard. (120 m).
Hợp xướng
Nhà thờ St Paul có một dàn hợp xướng chuyên nghiệp đầy đủ, thường xuyên hát trong các buổi lễ. Những ghi chép sớm nhất về dàn hợp xướng có từ năm 1127. Dàn hợp xướng trước đây bao gồm tới 30 ca sĩ nam, 8 người tập sự và dàn hợp xướng phó tế gồm 12 ca sĩ nam chuyên nghiệp.
Vào tháng 2 năm 2017, nhà thờ đã công bố việc bổ nhiệm ca sĩ phó tế nữ đầu tiên, Carris Jones (một giọng mezzo-soprano), để đảm nhận vai trò này vào tháng 9 năm 2017.
Vào năm 2022, Nhà thờ St Paul đã công bố rằng họ sẽ nhận các bé gái vào dàn hợp xướng của mình, phá vỡ truyền thống kéo dài 900 năm.Vào ngày 30 tháng 6 năm 2024, khi hai cô gái chính thức gia nhập dàn hợp xướng nhà thờ với tư cách là ca sĩ, chính thức đánh dấu sự kiện lịch sử này.
Trong các kỳ học, ca đoàn hát Kinh tối sáu lần một tuần.
Buổi lễ vào Hai do một ca đoàn khách mời hát
Buổi lễ vào Thứ Năm do một mình ca đoàn mục sư hát.
Chủ Nhật, ca đoàn cũng hát trong Lễ cầu nguyện lúc 11:30 sáng và Lễ ban Thánh Thể lúc 11:30 sáng.
Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng là nghệ sĩ chơi đàn Organ.
Trưởng ca đoàn và ca sĩ hát thánh ca tại Nhà thờ St Paul, bao gồm các nhà soạn nhạc:
John Redford,
Thomas Morley,
John Blow,
Jeremiah Clarke,
Maurice Greene và John Stainer,
Những nghệ sĩ nổi tiếng bao gồm:
Alfred Deller,
John Shirley-Quirk và Anthony Way
Cũng như các nhạc trưởng:
Charles Groves, Paul Hillier và nhà thơ Walter de la Mare.
Kim Oanh
London 3.March..2025
* Hình Ảnh: Kim Oanh
*Tài liệu: Sưu tầm & Biên soạn từ Wikipedia.