Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Kỷ Niệm Sinh Nhật

Chị Ngọc Cầm mến, Tặng món quà nhỏ này trong ngày Sinh Nhật chị nha. Chúc chị luôn vui tươi, dồi dào sức khoẻ.(KimOanh)


Thơ: Ngọc Cầm
Thơ Tranh: Kim Oanh

Chiều Ðổi Sắc - Tuổi Chiều Trôi!



Bài Xướng: Chiều Ðổi Sắc

Mỗi khi chiều đổi sắc
Tôi ngắm người hay tôi
Sợi mây chùng bàng bạc
Hay tuổi đổi vào người

Mỗi khi đời đổi sắc
Ai giấu mặt ai vui
Mây trùm như bụi cát
Hay trăm họ chôn vùi

Mỗi khi đèn bật tắt
Ngã vật một bóng người
Ký ức vừa khai quật
Non nước trắng hơn vôi

Mỗi khi chiều giấu mặt
Ai còn chút nghĩ suy
Có nghe triều thủy mạc
Gọi thét cõi biên thùy

Mỗi khi chiều đổi sắc
Tôi ngắm lại cuộc đời
Chuyện buồn như thác đổ
Cuộn lật kiếp nổi trôi

Tịnh
***



Bài Họa: Tuổi Chiều Trôi!

Khi bình minh pha sắc
Tôi tự tìm bóng tôi
Nhạt nhòa trong sương khói
Hòa lẫn bóng của người

Khi hoàng hôn phai sắc
Cố níu kéo niềm vui
Môi gắng nở nụ tươi
Mang phiền não lấp vùi

Lập loè diêm sắp tắt
Phảng phất nét vẽ người
Đậm trong tâm trí tôi
Chẳng bạc màu như vôi

Khi màn đêm cúi mặt
Lòng bảo dạ tự suy
An tâm đừng lo nghĩ
Sống chết một biên thùy

Miền an nhiên nhuộm sắc
Gắn chặt giữa đạo đời
Hạnh phúc đẹp rạng ngời
Thanh thản tuổi chiều trôi

Kim Oanh

Em Bảo Tôi Làm Thơ - Thơ: Quýdenver - Nhạc Vũ Hoành & Tác Giả Trình Bày)


Thơ & PPs: Quýdenver
Phổ Nhạc & Hát: Vũ Hoành


Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Tím Mơ!



Tím Mơ!  

Tím cả hoàng hôn tím thẩn thờ 
Tím màu nhung nhớ gọi hồn thơ 
Bình minh thức giấc hương tình mới 
Thẹn thùng xuân tới đợi người mơ

Kim Oanh
***
Cảm tác: Tím Mơ

Áo tím người xưa hóa dại khờ 
Trong tôi lưu luyến mảnh tình thơ 
Hẹn nhau lần nữa mừng xuân mới 
Áo tím hoa cài lên tóc mơ

Biện Công Danh
***
Tím Mơ!

Áo người em tím, tím sim mơ
Gợi nhớ trong tôi đến thẩn thờ
Thoáng chút hương tình xưa tỉnh mộng
Mượn vần thêm ý ghép hồn thơ.

Song Quang
6/27/2017
***
Áo Tím Chiều Mơ

Nàng thơ hướng vọng thỏa tình thơ
Để ánh hoàng hôn luống thẩn thờ
Gió tản hương say chiều hạ vãn
Mây lùa vị đẫm tiết thu mơ
Người em má ngọc tươi chào đón
Áo lụa màu duyên tím đợi chờ
Một chút bâng khâng nhiều chút nhớ
Êm đềm tận hưởng thoáng lơ ngơ!

Mai Thắng
170712
***
Cảm Tác: Y Đề

Run tay vẽ nửa bức tranh thờ
Mộ chí điêu tàn đốt vận thơ
Giọt máu buồng tim còn sót lại
Bàng hoàng thi thoảng gặp trong mơ !

Áo tím theo chồng chẳng ước mơ
Nụ hôn khờ dại kết hồn thơ
Một lần đủ viết thiên tình sử
Bông súng bằng lăng mấy kẻ thờ.

Cao Linh Tử

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Nhìn Mặt Đặt Tên

Mến tặng Khánh Hà, Ngọc Dung, Phương Lan, Kim Phượng và Kim Oanh


Thơ: Nguyễn Cao Khải
Thơ Tranh: Kim Oanh
Hình thẻ  học sinh: Cựu Học Sinh qua các niên khoá dưới mái trường Tống Phước Hiệp Vĩnh Long


Nhìn Mặt Đặt Tên 

Trần thế nhân gian quả chỉ là
Nơi sinh lão tử tận diệt mà
Thơ thiền tâm chứa thuần ý niệm:
"Hà"

Trần thế chốn nầy chẳng vấn vương
Tình thơ lưu luyến bao người thương
Có ai thắc mắc danh chi tánh:
"Phượng"

Trần thế miệt mài mãi tạo tranh
Thơ thơ thẩn thẩn đã thành danh
Thế nhân vào đọc đều muốn biết:
 "Oanh"

Có ai thắc mắc cứ vào mạng
Lâu lâu mới có một vài trang
Ai mà muốn biết xin hãy hỏi:
"Lan"

Ngày ngày thơi thới cùng thung dung
Công chuyện vườn hoa chỉ cứ đùng
Cây trái quanh năm sai chấm đất
"Dung"

Nguyễn Cao Khải
( Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long)

‘Ðây Là Ðài Tiếng Nói Quân Ðội, Phát Thanh Ttừ Thủ Đô Sài Gòn…’


Bà Hạ Hoàng Vân trong phòng thu âm. (Hình: Hạ Hoàng Vân cung cấp)

SAN JOSE, California (NV) – Ngày ấy, cứ trước giờ phát thanh của Ðài Phát Thanh Quân Ðội thì xướng ngôn viên lại dùng ngón trỏ búng nhẹ vào chuông to bằng cái chén nhỏ và nói: “Ðây là Ðài Tiếng Nói Quân Ðội, phát thanh từ thủ đô Sài Gòn. Mời quý thính giả và các chiến hữu nghe tin tức.”
Ký ức của những xướng ngôn viên, biên tập viên tin tức chợt ùa về sau 42 năm xa cách, như có dịp sẻ chia.

Nhớ mãi các anh chiến sĩ tiền tuyến

Cựu xướng ngôn viên Thảo Trang, tên thật là Hạ Hoàng Vân, là một giọng đọc kỳ cựu tại đài, cho hầu hết chương trình phát thanh của các quân binh chủng, từ Sư Ðoàn 5, Sư Ðoàn 22, đến Công Binh, rồi Biệt Ðộng Quân, Nhảy Dù, và Thủy Quân Lục Chiến. Bà được cựu Trung Tá Phạm Hậu đề cử làm việc từ năm 1970 đến năm 1974.

Tuy nhiên, chương trình Nhạc Yêu Cầu do bà phụ trách vào mỗi 10 giờ sáng Chủ Nhật vẫn mang đến cho bà nhiều kỷ niệm với bao nỗi vui buồn.
Bà nói: “Thính giả trung thành của tôi là các anh chiến sĩ tiền tuyến trên bốn vùng chiến thuật và các sinh viên học sinh, người dân hậu phương. Nhiều người viết thư yêu cầu nhạc với những danh xưng rất quen thuộc với tôi, như: Nhóm Thố Ty Hoa Bình Dương, Cô giáo Nhã và Khóa 23 Võ Bị Ðà Lạt, Y Tá Áo Trắng tặng người Khóa 23 Võ Bị Ðà Lạt…”

“Qua những tên gọi này tôi được biết đến những chuyện tình lãng mạn, cũng như những hoàn cảnh thương tâm. Chuyện hai cô gái yêu cầu nhạc tặng cho cùng một người yêu thuộc Khóa 23 Võ Bị Ðà Lạt mà sau này được biết anh đã hy sinh trong trận chiến An Lộc. Hay Mai Phương và Mũ Ðỏ Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, cũng chính là Nguyễn Thị Nghĩa Trang và Trung Úy Lê Chiến Tranh mà tôi chỉ dám đọc một lần trong chương trình thôi vì nghe buồn quá,” bà nhớ lại.

Bà kể, khoảng năm 1972, qua loạt bài của ký giả Kiều Mỹ Duyên viết về người thương binh trẻ tên Tân đã bỏ lại chiến trường đôi chân, muốn xin một chiếc xe lăn. “Tôi tìm đến gặp em và từ đó như một gắn bó đến với các thương binh tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Tôi thường đến đây cuối tuần để giúp cắt tóc, cắt móng tay, đút thức ăn, chuyện trò, đọc sách,… cho thương binh,” bà nói.

“Mỗi sáng Chủ Nhật đến nơi này, tôi thấy các anh chụm lại quanh máy cassette, hay có anh một mình trầm ngâm nằm trên giường bệnh để nghe chương trình Nhạc Yêu Cầu Thảo Trang, hoặc hình ảnh người lính gác cổng vào một trại Thiết Giáp ở Long Khánh, bên cạnh anh là một cassette nhỏ, đúng lúc giọng tôi giới thiệu chương trình. Tôi muốn ngừng lại nói với anh tôi là Thảo Trang, nhưng lại không dám, vội rảo bước đi,” bà tủm tỉm nói.

Thêm một kỷ niệm khác mà bà không thể quên được.

Bà kể: “Một trong những thính giả trung thành của tôi là Trung Sĩ Trịnh Công Âu, y tá Nhảy Dù. Anh thường viết thư yêu cầu tặng nhạc cho ‘vợ hiền yêu dấu’ bằng mực tím đặc biệt. Ði đâu, anh cũng gởi quà về tặng tôi. Ra miền Trung, anh gởi kẹo mè xửng; qua Hạ Lào, anh gởi tượng Phật về.”

Xướng ngôn viên Hạ Hoàng Vân trong chiếc áo dài do phu nhân cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tặng. (Hình: Hạ Hoàng Vân cung cấp)

Bà lặng đi một lúc, như để dằn cơn xúc động, rồi tiếp: “Một ngày kia, năm 1974, vợ anh đến nhờ tôi giúp chị và bốn người con mau xin được tiền thất tung vì anh mất tích. Sở dĩ chị đến tìm tôi vì hay nghe chồng nhắc đến tôi và chương trình của tôi.”

Chiều hôm ấy, khi đưa người đàn bà bất hạnh này về nhà ở Trại Gia Binh Hoàng Hoa Thám, “thấy mấy đứa con anh nheo nhóc, đang lê la chơi với đám trẻ con hàng xóm, tôi thấy nghẹn ngào vô cùng. Lòng tôi đau thắt khi nghe đứa bé nói rằng nó chỉ mong có đầy đủ sách vở để đi học. Tôi chỉ giúp chị ấy một số tiền vì không biết làm gì hơn.”

Gần 42 năm trôi qua, tuổi đời chồng chất, nhưng vẫn có lúc ngồi yên lặng thật lâu nhớ về kỷ niệm và thầm ao ước được biết tác giả những cánh thư đã gửi về đài cho chương trình Nhạc Yêu Cầu do Thảo Trang phụ trách là ai, giờ này ở đâu, còn hay đã mất?
Khi lấy chồng họ Vũ, bà đổi tên là Vũ Hạ Vân. Hiện bà sống tại San Jose, California, và dành trọn thời gian vào công việc thiện nguyện cho nhà thờ. 

Người kéo dài chương trình Dạ Lan

Dạ Lan 2

Hồng Phương Lan là tên thật của cựu xướng ngôn viên Mỹ Linh, và bà cũng là Dạ Lan 2, người giúp kéo dài chương trình Dạ Lan nổi tiếng một thời cho đến ngày mất nước.
Theo nhận định của cựu Trung Tá Phạm Hậu, cựu quản đốc đài, Mỹ Linh là một trong những giọng nói lừng danh ở Sài Gòn thuở ấy.

Bà thích công việc nói chuyện trước công chúng ngay từ thời trung học. “Tôi được nhận làm xướng ngôn viên cho Ðài Tiếng Nói Quân Ðội Ðệ Nhị Quân Khu (ở Huế) từ năm 1952. Ðến năm 1957 tôi mới chuyển vào Sài Gòn, làm việc cho Ðài Tiếng Nói Quân Ðội tại số 2 bis Hồng Thập Tự,” bà kể.

Ban đầu, bà phụ trách phần tin tức, bình luận và nhạc yêu cầu.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của bà trong thời gian này là mùi vị ngọt ngào lẫn đắng cay khi nhận được những cánh thư của thính giả gởi về từ khắp bốn phương khi bà bắt đầu chương trình Nhạc Yêu Cầu (nhạc Việt Nam), và Nhạc Bốn Phương (nhạc ngoại quốc, gồm Anh và Pháp).
Thư ngợi khen thì rất nhiều. Những lá thư khuyến khích nên cứ giữ phong cách riêng rất dễ mến của bà cũng không ít. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có những bức thư công kích với những lời lẽ không đẹp đẽ lọt vào tay bà.

Bà tâm sự: “Là người của công chúng, tôi luôn quan niệm rằng đã có người khen mình thì sẽ phải có người chê trách. Khen thì tôi xin cám ơn vì thấy việc mình làm được niềm nở đón nhận. Chê trách thì tôi cũng cám ơn vì đây là cơ hội tốt để mình học hỏi. Nhưng thư gởi về công kích với những câu viết thô tục thì tôi không biết phải làm gì, bởi vì mình không rút tỉa được gì cả.”

Dạ Lan 1

Ðến năm 1966, khi chương trình Dạ Lan, một chương trình dành riêng cho lính, bị gián đoạn vì xướng ngôn viên Hoàng Xuân Lan (Dạ Lan 1) xin nghỉ việc, thư từ của lính gởi về tràn ngập hằng ngày để phàn nàn và yêu cầu đài phải giữ chương trình này.

Ðể tiếp tục chương trình Dạ Lan, bà được đề cử thay thế Dạ Lan 1, và có biệt danh là Dạ Lan 2.

“Ban đầu, tôi định thử thay cô Xuân Lan một thời gian ngắn xem sao. Nhưng cấp trên thấy tôi có khả năng làm được nên giao thêm cho tôi nhiệm vụ này luôn cho đến ngày mất nước,” bà nói.
Sau biến cố 1975, chồng bà và vài người con trai vượt biên sang Mỹ. Sau đó bà và con nhỏ được bảo lãnh sang đoàn tụ gia đình.

Bây giờ bà vẫn thỉnh thoảng làm việc thiện nguyện khi có đoàn thể nào đó nhờ làm xướng ngôn viên cho các chương trình đặc biệt.
Cũng như những xướng ngôn viên cùng thời, bà luôn luôn nhạy bén thay đổi cách thể hiện kỹ thuật xướng âm sao cho phù hợp.

Bà phân tích: “Cách đọc tin tức khác hẳn với cách đọc bình luận và lại càng không giống với cách đọc thư thính giả gởi về yêu cầu nhạc. Ðọc tin, giọng nói chỉ là tường trình, không chen lẫn tình cảm. Ðọc bình luận, giọng nói phải có chút thẩm quyền, nghiêm nghị hơn và đôi khi có pha cảm xúc. Còn đọc thư thính giả thì giọng thân mật hơn, gần gũi hơn.”

Hiện ở Columbia, South Carolina, những lúc không làm việc thiện nguyện, bà thường vào Internet theo dõi tin tức.
“Tôi mê coi tin tức lắm, hết coi ở TV thì đọc tin trên Internet. Một phần vì ở đây không có đài Việt Nam,” bà nói.

Khi hỏi bà đọc tin tức như mọi người hay đọc thành tiếng như thời còn làm xướng ngôn viên, bà cười xòa: “Giọng tôi đâu còn trẻ trung như hồi xưa mà còn ham đọc như thế. Thôi, cái thời ấy qua rồi.”

Bật khóc khi đọc tin về sự tàn ác của chiến tranh

Bà Quỳnh Giao trong thời gian làm việc tại đài. (Hình: Hoàng Quỳnh Giao cung cấp)

Cựu xướng ngôn viên Hoàng Quỳnh Giao kể: “Khi bắt đầu làm việc, tôi gặp xướng ngôn viên Thảo Trang (tức Hạ Hoàng Vân), cũng vừa 20 tuổi, và kết thân ngay vì chúng tôi là những xướng ngôn viên trẻ tuổi của đài lúc ấy. Tôi đi làm sớm vì may mắn gặp cơ hội, và vì được đánh giá có giọng nói mạnh, phát âm rõ, dễ nghe.”

Nhờ giọng nói chuẩn mực và truyền cảm, bà được đọc tin tức trực tiếp ngay. “Ðọc tin ‘vivan’ (tin mới nhận) rất khó vì mình chỉ có chừng ít phút trước khi đến giờ tin tức. Trong thời gian ngắn ngủi này, tôi phải đọc lướt qua bản tin khá dài do các biên tập viên gởi xuống, nhưng phải nắm rõ nội dung, từ ý tổng quát đến từng dấu ngắt câu,” bà giải thích.

Bà nói thêm: “Khó hơn nữa, đôi khi có tin quan trọng cần loan báo ngay, dù mình không được xem trước; và đang đọc tin khác cũng phải tạm ngưng để đọc ngay tin mới.”

Một xướng ngôn viên như bà phải tự tìm cho mình một nhịp điệu tương thích cho từng bản tin.

Bà nói về “bí mật” của cái microphone thời ấy: “Nếu đặt nó thẳng hàng với miệng thì đọc xong bản tin chừng 15 phút, mình sẽ rất mệt vì bị hút hơi nhiều. Nếu đặt nó lệch quá sang một bên thì giọng sẽ rất yếu, quá nhẹ cho tin tức, nên phải đặt sao cho mình không mệt mà giọng nói vẫn không thay đổi.”

Yêu công việc, bà biết phải cố gắng vươn lên trong nghề nghiệp. “Không có trường lớp huấn luyện, tôi biết mình chỉ có cách duy nhất là phải rút tỉa kinh nghiệm từ những xướng ngôn viên đàn chị khác như Dạ Lan, Thu Hoài, Lệ Mai,” bà nói.

Cái khó khăn của bà là học hỏi từ người khác mà không được giống như họ. Học của người khác mà vẫn phải tự tạo cho mình một phong thái riêng.

Mỗi ngày với nhiệm vụ đọc tin tức và 15 phút thâu thanh cho mục Khoa Học và Văn Học Mới Trên Thế Giới, bà không tiếp xúc với thính giả nhiều như các xướng ngôn viên của những chương trình văn nghệ, tâm tình khác tại đài. “Công việc tuy không sôi động như của các chị, nhưng nhờ thế tôi có thì giờ trau dồi khả năng và làm thêm những chương trình khác cho đài,” bà nói.

“Có nhiều hôm, đọc bản tin mà tôi muốn bật khóc vì những cái chết oai hùng của các chiến sĩ, sự bi thương của những dân lành, sự tàn ác của chiến tranh, sự dã man của Việt Cộng. Ðọc những tin này như một cái máy thì lạnh lùng quá, nên tôi có pha một chút tình cảm trong đó. Ðôi khi đọc bình luận cũng vậy, tôi thường đọc với cung cách hùng biện của luật sư, cứng rắn nhưng có sức thuyết phục chứ không thể nào nhẹ nhàng hay yểu điệu như giới thiệu thơ văn, âm nhạc,” bà chia sẻ.

Theo bà, cũng là một tin, chỉ cần người đọc hơi lên giọng hay xuống giọng là thính giả sẽ hiểu xướng ngôn viên muốn nói điều gì.

Bà kể: “Khi nói chuyện về tin lũ lụt ở miền Bắc, một chị nhại giọng người miền biển để kể chuyện vui làm mọi người cười nghiêng ngửa. Khi đọc tin tức, chị vẫn nói giọng ấy, ‘nũ nụt’ thay vì ‘lũ lụt’ nên phải xin lỗi thính giả và đọc lại. Chỉ được vài câu, chị lại ‘nũ nụt’ nữa, lại phải xin lỗi và đọc lại. Tôi phải nín cười mà đọc hết bản tin. Từ đó về sau, không ai dám đùa nghịch trước khi đọc tin.”

Xướng ngôn viên Hoàng Quỳnh Giao, làm việc tại đài từ năm 1970 cho đến khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam.

Bà lập gia đình năm 1977, có ba người con, hai gái một trai. Bà tốt nghiệp cử nhân ngành kế toán năm 1980 tại đại học Oklahoma.

Hiện nghỉ hưu tại Phoenix, Arizona, khi rảnh rỗi, bà cùng chồng bơi lội, tập thể dục, theo dõi tin tức, xem phim, du lịch, thăm viếng người thân và bạn bè. “Tôi thích nấu ăn lắm nên cũng tốn nhiều thì giờ,” bà chia sẻ. 

Tháng Tư Ðen bao trùm đài

Kể về ngày làm việc cuối cùng ở đài vào ngày 30 Tháng Tư, 1975, bà Nguyễn Thị Thu, cựu biên tập viên tin tức, nói: “Khoảng ngày 23, 24 Tháng Tư đài đã vắng một số người. Riêng ngày 30 Tháng Tư nhốn nháo lắm. Mặc dù vậy, ông Trung Tá Văn Quang vẫn có mặt ở đài và nhân viên làm việc cho đài với tinh thần rất cao. Quản đốc đài còn ngồi đó, tin vẫn được phóng viên gửi về, biên tập viên nhận tin và xướng ngôn viên vẫn đến để đọc tin.”

“Tôi làm ca sáng nên lúc nào 7 giờ cũng có mặt, cho đến lúc nổ trái bom gần đài thì mọi người sợ quá, chạy tán loạn. Tôi cũng phóng xe chạy luôn. Lúc đó khoảng 9 giờ. Sau đó thì nghe Ðài Sài Gòn phát tin quân Cộng Sản vào đến Dinh Ðộc Lập. Như vậy là đã hết,” bà trầm giọng nói.

Bà buồn bã nói tiếp: “Mất nước, tôi hoàn toàn bất ngờ, bởi vì chúng tôi làm trong Ðài Quân Ðội nhận được tin tức hằng ngày mà. Lúc lình xình khi tin tức bay về nói là mất Ban Mê Thuột thì tôi có hoang mang, bắt đầu lo. Nhưng lúc đó quản đốc đài bảo rằng đừng lo, không có gì đâu, nếu có gì thì cố vấn Mỹ sẽ cho các nhân viên của đài đi. Vậy mà không ngờ mọi chuyện lại nhanh đến vậy.”

“Cũng vì bất ngờ mà ông Quản Ðốc Văn Quang và rất nhiều nhân viên ở lại sau ngày 30 Tháng Tư. Khi mất miền Nam Việt Nam thì biên tập viên hầu như còn lại hết, chỉ có lác đác vài người đi được thôi. Sau ngày đen tối đó chúng tôi có đến đài và có gặp lại nhau, quyến luyến cảnh tình mà bấy nhiêu năm làm việc. Nhìn thấy Cộng Sản chiếm đài mà đau lòng lắm. Họ tịch thu tất cả giấy tờ của chúng tôi và bắt chúng tôi phải ‘đi học’ ba ngày để ‘cải tạo đầu óc.’ Sau đó thì mọi người tản mác đi dần,” bà kể.

Nói về cơ duyên đến với đài, bà cho hay, sau biến cố Mậu Thân 1968, bà “may mắn xin được việc làm trong đài để vừa đi học ở trường luật vừa đi làm bán thời gian ở đài, bởi vì lúc đó đài cần người để làm nhiều chương trình. Lúc tôi vào thì có làm việc một thời gian với ông Phạm Hậu, sau khi ông qua Ðài Sài Gòn thì ông Văn Quang làm cho đến ngày mất nước.”

“Khi vào làm tôi được ông Dzương Ngọc Hoán dạy cách biên tập tin, theo dõi những tin tức từ chiến trường do các phóng viên gửi về và biên tập lại để xướng ngôn viên đọc. Một thời gian sau thì ông Văn Quang cho đi học một khóa cấp tốc về biên tập bên Ðài Sài Gòn,” bà nói.

“Thời điểm đó tin tức được lấy từ nhiều nguồn. Nếu tin từ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thì lấy nguyên văn, còn phóng viên gửi về thì phải ghi chép và biên lại theo lời phóng viên. Riêng những tin của phóng viên chiến trường thì sẽ phát nguyên văn bản tường trình, hoặc viết lại tùy theo tình hình chiến trường lúc đó và tùy theo trưởng ca sẽ quyết định phát tin như thế nào,” bà cho biết.

“Ðặc biệt, với những chiến trường sôi động, sẽ phát nguyên băng có giọng tường trình của phóng viên. Thường nguyên băng hay phát vào giờ tin chính lúc 7 giờ sáng hoặc 12 giờ trưa. Sau đó, những bản tin này được biên tập viên tóm tắt và phát lại vào các bản tin phụ như 2 giờ chiều hoặc 3 giờ chiều. Tuy nhiên, để có một bản tin cho xướng ngôn viên đọc thì trưởng ca sẽ quyết định việc phát tin, rồi tới trưởng ban tin tức duyệt, sau đó mới phát tin. Trưởng ban tin tức lúc đó là ông Dzương Ngọc Hoán chịu trách nhiệm chính, dưới ông có rất nhiều trưởng ca,” bà nói thêm.

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, bà nói: “Tôi sang Mỹ năm 1990 theo diện bảo lãnh. Anh tôi vượt biển năm 1984, sau đó bảo lãnh mẹ tôi và tôi. Lúc mới qua tôi ở Houston, Texas. Sau đó tôi dọn về Los Angeles, California, ở và làm việc 22 năm cho công ty T.J. Maxx. Nay thì tôi mới về hưu và dọn lên Roseville, trong vùng đô thị Sacramento, California, để thoải mái hơn vì ở Los Angeles xô bồ quá.” 

Thèm một không khí gia đình

Tuy chỉ làm việc cho đài vài tháng ngắn ngủi, nhưng sau 42 năm sau, bà Vũ Nguyệt Hằng, cựu biên tập viên, vẫn còn nhớ mãi không khí gia đình của ban biên tập. “Mọi người, ai ai cũng thân thiện, không ai để ý, phê bình, chỉ trích nhau cả,” bà nhắc lại một cách luyến tiếc.

“Tôi bắt đầu làm việc từ Tháng Giêng, 1975. Hôm ấy là Mùng Một, có lẽ mọi người nghỉ Tết nên không khí vô cùng tĩnh lặng. Nhưng chỉ vài hôm sau, khi được gặp bạn bè đồng sự, tôi thấy không khí thay đổi hoàn toàn. Lúc ấy mọi người tấp nập, ai làm việc nấy, đài nhộn nhịp hẳn lên,” bà nói.

Công việc hằng ngày của bà là nhận tin tức do Việt Tấn Xã gởi sang, hoặc tin từ chiến trường của các phóng viên gởi về. “Tôi phải viết lại, thu gọn những tin này để các xướng ngôn viên đọc,” bà nói. “Thượng cấp trực tiếp của tôi là nhạc sĩ Nhật Bằng.”

Vì thích văn nghệ từ thuở bé, nên từ lâu bà muốn được làm cho đài. “Khi được nhận vào làm, tôi thấy rất thích hợp cho mình. Bởi vậy tôi rất quý thời gian làm việc tại đây,” bà nói.

Bà kể: “Lúc ấy, mọi người trong ban biên tập đều có biệt danh theo những nhân vật trong truyện ‘Xì Trum’ mà rất nhiều người Sài Gòn đã đọc. Vì hay cười và hay giúp đỡ người khác, tôi được gọi là ‘Tí Vui Vẻ.’” Theo bà, đây là giai đoạn màu hồng của cuộc đời, và bà còn giữ mãi những kỷ niệm quý báu này.

Có duyên với quân đội, bà làm việc tại đài, thành hôn với quân nhân, và sang Mỹ vẫn cùng chồng tham gia những sinh hoạt quân đội.
Bà nói: “Trước năm 1975, ông xã tôi là lính Biệt Ðộng Quân. Sang đây, chúng tôi cũng tham gia sinh hoạt với các đoàn thể Biệt Ðộng Quân rất thường xuyên. Tôi thích hát giúp vui trong những dịp lễ lớn.”

Ðịnh cư tại Mỹ năm 1994, bà là chuyên viên thẩm mỹ và cùng chồng sống tại West Covina, California.
Cũng vậy, với bà Nguyễn Thanh Tuyền, cựu biên tập viên, kỷ niệm nhớ nhất khi còn làm tại đài là không khí gia đình, chan hòa tình thân
 
Bà Nguyễn Thanh Tuyền (phải) trong dịp lễ Hai Bà Trưng, năm 2016. (Hình: Nguyễn Thanh Tuyền cung cấp)

Bà kể: “Trong ban biên tập, chúng tôi đặt biệt danh cho nhau, theo tên những nhân vật trong truyện ‘Xì Trum,’ mà lúc ấy ở Sài Gòn ai cũng đọc. Sếp Dzương Ngọc Hoán là ‘Tí Vua,’ chị Yến Tuyết là ‘Tí Ðiệu,’ anh Trần Ðạm Thủy là ‘Tí Lười’ (không phải anh lười mà vì anh hay cười), và sếp Huỳnh Hữu Trung là ‘Tí Quạu,’ còn tôi là ‘Tí Cô Nương.’”

“Tình hình chiến cuộc càng lúc càng khốc liệt, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng tìm vài giây phút nhẹ nhàng giữa những giờ làm việc căng thẳng. Lúc còn tuổi 19, 20, chúng tôi thích tán gẫu nên buổi trưa thường rủ nhau vào câu lạc bộ ăn uống, hoặc xuống ban báo chí trò chuyện. Nói chung, làm gì với nhau cũng thấy vui cả,” bà chia sẻ.

Làm việc cho đài từ năm 1972 đến ngày 27 Tháng Tư, 1975, bà theo gia đình lên tàu riêng vượt biên. Bà kể: “Ba ngày trước khi mất nước, lúc 12 giờ trưa, tàu chúng tôi nhổ neo ra hải phận quốc tế. Chúng tôi lên Ðệ Thất Hạm Ðội và chờ ở đó cho đến khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng rồi mới đi.”
Bà sống cùng gia đình tại Montreal, Canada, từ năm 1975 đến nay, và có văn phòng tư vấn pháp lý tại đây.
“Tôi rất thích hoạt động xã hội, là hội trưởng Hội Phụ Nữ bên này. Năm nào chúng tôi cũng cũng tổ chức giỗ cúng Hai Bà Trưng,” bà nói. “Hằng năm, cứ đến Tháng Tư Ðen là Gia Ðình Mũ Ðỏ Canada của mấy anh cựu chiến sĩ Nhảy Dù tổ chức văn nghệ gây quỹ để giúp thương phế binh ở Việt Nam, tôi luôn luôn ủng hộ.”

Tất cả những hoạt động cộng đồng này của bà là để cho thế hệ kế tiếp.
Bà tâm sự: “Tôi muốn các con tôi còn nhớ rằng mình là người Việt, và mình có một lịch sử hào hùng. Chúng ta không thể bị mất gốc.”

Nói về ngày hội ngộ của Ðài Tiếng Nói Quân Ðội sắp tới, bà nói: “Tôi mua vé và chuẩn bị mọi thứ rồi. Tôi đếm từng ngày, mong cho mau mau tới.”

Ðằng-Giao & Quốc Dũng/Người Việt
April 29, 2017

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Đóa Quỳnh Đêm Hạ Tuần


Thơ: Sông Thu
Thơ Tranh: Kim Oanh

Vũ Hội Đêm Trăng - Chén Lệ Hòa



Vũ Hội Đêm Trăng

Nửa đêm trăng sáng trước sân nhà
Chợt tỉnh giấc nồng ra ngắm hoa
Trắng muốt dạ quỳnh khoe cánh ngọc
Ngạt ngào nguyệt quế tỏa hương xa
Lao xao gió giỡn lay cành lá
Rộn rã dế đùa ngân khúc ca
Trời đất tưng bừng trong vũ hội
Đắm say ngây ngất cuộc giao hòa.

Phương Hà
***
Bài họa:

Chén Lệ Hòa


Leo lét đèn chông nỗi nhớ nhà
Lơ thơ trăng rọi bóng thềm hoa
Mưa than thở đóa lìa ly xứ
Gió nức nở cành dạt cách xa
Thống thiết niềm riêng thu nhạt úa
Não nề tâm sự lá kêu ca
Tâm giao rõ hiểu tình tri kỷ
Chung dạ sầu men chén lệ hòa?

Kim Oanh
May-2017

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Bồ Câu Vũ Điệu Tình Yêu (Blue Tango)


Hình Ảnh: Nguyễn Cao Khải
Thực Hiện: Kim Oanh

Chia Tay



Bài Xướng:
Chia Tay !
“Yết hậu”

Sắc phượng bên đường đã đỏ hoe
Chia tay lưu bút lệ hoen nhòe
Tiếng ve nức nở buồn ly biệt
Hè …

Như Thị
***
Bài Họa:
Giã Biệt
“Yết hậu”

Chia tay buổi ấy mắt người hoe
Tan nát tim tôi lệ ướt nhoè
Lưu bút trao nhau.. lời giã biệt
Hè…

Kim Oanh

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Pleiku Vào Hè


Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh


Hạ Nuối



Hạ Nuối
(Thể Điệp Khúc)

Hỏi ai không nhớ, hỏi ai không?
Sắc phượng hồng khoe, sắc phượng hồng…
Ngày tháng đẹp tươi, ngày tháng đẹp…
Tiếng cười trong trẻo, tiếng cười trong…
Bâng khuâng dạ TIẾC, bâng khuâng dạ…
Rạo rực hồn vương, rạo rực hồn…
Ôi kỷ niệm xưa, ôi kỷ niệm…
Mấy ai không nuối, mấy ai không?

Cao Bồi Già
***
Bài Họa:
Tim Rộn Không

(Thể Điệp Khúc)

Tim rộn không người tim rộn không?
Má len hồng thắm má len hồng
Bờ môi mọng đỏ bờ môi mọng
Đôi mắt trong ngần đôi mắt trong
Tim khắc bóng hình tim khắc bóng
Dạ vương hồn phách dạ vương hồn
Dù tình ảo ảnh dù tình ảo
Tim rộn không người tim rộn không?

Kim Oanh

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Từ Khi - Thơ Lê Kim Hiệp - Hương Nam Diễn Ngâm


Thơ Diễn Ngâm


Thơ: Lê Kim Oanh
Diễn Ngâm: Hương Nam
Thơ Tranh: Kim Oanh

Phố Núi Lạnh‏



(Pleiku tưởng nhớ 22/6)

Làm sao nói được nửa lời yêu
Biểu ai còn cắp sách mỗi chiều
Dõi bàn chân bước ngây thơ dại
Nên ngại ngần nói đến chữ "YÊU"

Kêu thời gian dừng lại Ngân Hà Bắc
Giục quạ xưa gấp nối nhịp cầu
Sông sâu Chức Nữ vô tình ngã
Ô Thước cầu lỗi mỗi mùa Ngâu

Đâu thuyền tình vắng bến vùng cao
Mau đem Chức Nữ về bến hạ
Trả nàng kiều diễm hộ Ngưu Lang
Bàng hoàng tỉnh giấc bóng đò ngang

Hàng thông lưỡi hái sao đành nỡ
Cắt đường tơ dệt thuở ban sơ
Ngỡ neo bến Hoàng Hôn rực rỡ
Phố Núi giờ xuống lạnh mù sương.

Lê Kim Hiệp


Thư Gởi Người Khách Nam Bộ



Từ miền Nam anh ra thăm Huế
Gọi xích lô viếng lăng tẩm chùa chiền
Tính người Nam vốn thật thà cởi mở
“Đã từ lâu nghe danh đất thơ mộng
Trên báo đài, trong nghệ thuật văn chương
Sau bao năm chắt chiu dành dụm
Nay tôi thấy rồi núi Ngự sông Hương”

Đời đã từng trải qua nhiều nỗi khổ
Anh hiểu sâu về những giọt mồ hôi
Khi gặp dốc cao anh liền nhảy xuống
Chia sẻ cùng tôi chút nặng nhọc một thời
Đi nửa đường biết chân tôi đã mỏi
Anh thay tôi đạp một đoạn dài
Trong giây phút không còn ai khách chủ
Anh và tôi hòa nhập một con người.

Khi chia tay anh mời tôi đi nhậu
Nổi hứng lên tôi đọc tặng bài thơ
Đời có lúc không cần đeo mặt nạ
Anh bảo tôi:
“Ở Sài Gòn mình cũng đạp xích lô”.

 Vĩnh Trinh

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Đò Ngang


Thơ: Văn Trương
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tiếng Hát Nửa Vời



Hoà khúc tình ca người tặng tôi
Dâng niềm xúc cảm nghẹn khôn lời
Thanh âm chết lặng vì cung lỡ
Tiếng hát nửa vời lạc phím lơi

Dạo lại khúc xưa giọng ngậm ngùi
Tâm tư giao đọng lá vàng rơi
Thiết tha trau chuốc từng lời hát
Gửi gắm đến người biệt tình tôi..

Kim Oanh


Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Hoài Hương


Thơ: Minh Thúy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Xướng Họa: Tàn Thâu - Thu Cảm



Tàn Thâu

Ai đành biền biệt nẻo sương thu
Gieo rắc lời oan kết oán thù
Kẻ ở hoài tăm trong mộng hão
Người đi khuất bóng giữa mây mù
Đêm nay trăng dõi soi lầu nhớ
Gió sớm ai đang lịm khúc sầu
Xào xạc lá rơi mơ bạn đến
Canh trường vằng vặc bóng trăng thâu


Kim Oanh
***
Các Bài Họa:
1/Thu Cảm  

Thầm lặng đêm sâu hưởng tiết thu
Quán tâm tĩnh trí lãng tư thù.
Lưu hình kẻ ở,...hình thâm viễn,
Nhớ bóng người đi,...bóng tuyệt mù!
Lầu các lẻ loi trăng gác mái,
Khuê phòng đơn chiếc dạ đeo sầu!
Tình ai đăm đắm trào nhung nhớ
Lênh láng thềm xanh ánh nguyệt thâu.

2/Man Mác Sầu Thu

Heo may,...man mác thoảng sương thu
Tửu nhạt, trà khan... tự tạc-thù"?!"
Nhân ảnh còn đây lưu bóng nhớ,
Hình hài khuất nẻo hút xa mù!!...
Nương hồn nhạc phẩm xua phiền muộn,
Mượn khúc thi ngâm giải oán sầu!
Lạn đận bên trời...buồn lữ thứ
Thương ai?...vò võ... cạn canh thâu!


Đêm sâu - Hạ 2017

Nguyễn Huy Khôi
***
Trăng Thu

Muôn trùng vằng vặc ánh trăng thu
Sáng tỏa yêu thương hóa giải thù
Lối nhỏ ngời êm cùng hẻo lánh
Đường thênh ngát lộng tận xa mù
Dế ngân trầm bổng xua lời oán
Cuốc vọng du dương hết điệu sầu
Bọn trẻ đồng dao rồng rắn lượn
Yên bình bàng bạc suốt canh thâu

Lý Đức Quỳnh
***
Đêm Thâu

Lãng đãng mây chiều gợi tiết thu
An nhiên tự tại có đâu thù?
Trông chờ ảo vọng còn thăm thẳm
Mơ ước tương lai vẫn mịt mù
Rũ bụi đường xa ngừng giận dỗi
Theo cơn gió nhẹ rải ưu sầu
Lênh đênh sóng nước thuyền êm ả...
Biển mặn rì rào hỏi mấy thâu?

Như Thu
***
Nỡ Nào ?...

Dẫu tình phai nhạt tựa tàn thu
Cũng chớ gieo chi mối hận thù
Nhớ sáng xuân nồng trong nắng mới
Và đêm đông giá giữa sương mù
Êm đềm tay nắm chuyền hơi ấm
Âu yếm vai nghiêng lắng nhạc sầu
Kỷ niệm một đời sao chối bỏ
Đành lòng dằn dỗi suốt canh thâu!

Sông Thu
***
Lại Vào Thu

Trăng mờ lẻ bóng lặng đêm thâu
Gió gửi dạ hương giải bớt sầu.
Nhìn phía xa xăm tìm khoảnh hiếm
Chôn điều sâu kín dưới sương mù.
Đã quên đã nhớ không êm phận
Còn ghét còn yêu chẳng hóa thù.
Mỗi thoáng một rung nao đáy dạ
Năm nào dường cũng có mùa thu

Trần Như Tùng
***
Thu Chờ


Tháng Mười Hà Nội đã sang thu
Phố Cổ trời mây cảnh đặc thù
Đợi mãi anh về chung bước dạo
Chỉ hoài gió tạc giữa sương mù
Hàng cây rúng rẩy than thân phận
Một bóng im thinh thở tiếng sầu
Hạt sấu chia đôi tình một thuở
Mình em tỉnh thức với đêm thâu

Hải Rừng
24/7/2017
***
Buồn Thu


Lão già buồn bã ngắm chiều thu
Nhớ bạn tri âm, chén tạc thù
Tuổi hạc tả tơi như lá úa
Cuộc đời u ám tựa sương mù
Vi vu gió Ngữ, lời ca thảm
Thánh thót mưa Ngâu, khúc nhạc sầu
Chức Nữ Ngưu Lang, chưa hội ngộ
Vẫn còn vời vợi nỗi buồn thu.

Thanh Trương
***
Bóng Thu Về


Mây tím lưng chừng gợi bóng Thu
Hạ buông màn cửa khép lòng thù
Dang tay góp hái loài hoa dại
Nhón gót thả trôi đám khói mù
Gởi lại cơn mê hờn nắng úa
Trao đi giấc mộng dỗi đêm sầu
Vàng rơi lại gợi mùa nhung nhớ
Có phải đang chờ bóng Nguyệt thâu

Minh Thuý
Tháng 7_2017
***
Tình Yêu Và Thù Hận

(Ngũ độ Thanh)

Quạnh quẽ ai ngồi cửa gió thu
Tình đang đẹp bỗng hóa ra thù
Khung trời kỷ niệm làn mây úa
Ngõ mộng ngày xưa biển khói mù
Có những đêm nằm trăn trở mộng
Bao lần tối ngủ thẫn thờ ru
Lòng đau quặn thắt nào ai tỏ
Mãi đắm chìm trong cảnh ngục tù  

LCT 
24/07/2017
***

Bên Mành Lẻ Bóng

Từ bấy đến giờ biết mấy thu
Tự mình chén tạc lại ly thù
Trần thân lều chiếc mưa ào ạt
Mỏng gối chăn đơn bão mịt mù
Trăn trở tàn canh còn gánh tủi
Băn khoăn khắc lậu vẫn đeo sầu
Tiếng gà gọi mãi trời không sáng
Nhạt nhẽo bên mành ánh nguyệt thâu.

Phan Tự Trí
***
Tưởng Thu

Sang Đông lại tưởng vẫn còn Thu
Bốn tiết tương giao mỗi đặc thù
Ngắm tuyết đầu non đầy mây phủ
Xem hoa cuối bãi chớm sương mù
Bao la biển rộng lòng đau xót
Hùng vĩ non cao dạ đắng sầu
Chợt khiến thương về quê mộng cũ
Tâm tư lạnh buốt suốt đêm thâu

Bảo Trâm

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Cám Ơn Người Tình - Nhạc Sĩ Lam Phương - Tiếng Hát Thùy Dương


Nhạc Sĩ Lam Phương
Tiếng Hát Thùy Dương
Thực Hiện: Đặng Hùng

Phải Chi...!


Môi em mềm anh ngây ngất
Mắt em sáng ngời anh thức thâu đêm
(Lạnh Tanh -KimOanh)

Môi em mềm anh đây ngây ngất!
Mắt em buồn cột chặt tình thơ
Đêm về cứ mãi ước mơ
Phải chi.... người ấy đợi chờ tình chung

Má em hồng hồn anh say đắm!
Miệng em cười thương lắm em ơi
Yêu mà nói chẳng nên lời
Phải chi .....người ấy trọn đời nhớ nhung

Mũi dọc dừa anh đây ngơ ngẩn!
Dáng thon gầy thơ thẩn lòng anh
Những đêm ngồi ngắm trăng thanh
Phải chi....được hái một cành thiên hương

Tóc em dài anh đây muốn vuốt
Làn mi cong trói buộc đời ai
Thương người nhớ sợi tóc mai
Phải chi....cơn gió đừng lay tóc nàng

Song Quang
6/14/2017

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Nỗi Buồn Giống Nhau



Thơ: Tịnh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tìm Người Mơ



Ai lỡ lạc vườn thơ cứ thẩn thơ
Xin đừng rời xa xin chớ ơ hờ
Cho đây đôi phút len theo hồn gió
Thở nhẹ hương mùa ôm mộng người mơ

Ai lạc vào vườn thơ hãy say thơ
Bao giờ người mỏi vai đây hãy tựa
Quên nhân thế bạc quên tình nghiêng ngữa
Tri kỷ tâm hồn chỗ dựa nguồn thơ

Ồ giữa vườn hoang người mơ chợt đến!
Bao giờ… yêu nhớ mà dạ ngẫn ngơ

Kim Oanh

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Mùa Thu Không Tên - Nhạc, Lời & Tiếng Hát Hồng Tước




Nhạc, Lời & Tiếng Hát Hồng Tước

Lạc Lõng



Bài Xướng
Lạc Lõng


Ngoài hiên nguyệt thẩn thờ
Thuyền lạc lỏng bơ vơ
Cung điệu buồn vang vọng
Hồn ai luống ngẩn ngơ
Lòng rơi trên phím nhạc
Sương xuống lạnh hồn thơ
Quê mẹ nhiều ray rức
Bờ xưa vẫn mịt mờ.

Quên Đi
***

           
(Nhà thờ Chánh Tòa Melbourne)
Bài Họa:
Lu Mờ


Lặng lẽ cạnh nhà thờ
Dáng mơ mộng vẩn vơ
Đang chờ mùa gió mới
Hồi nhớ thuở ngu ngơ
Bỗng vọng trên lầu Thánh
Chuông vang nhắc tuổi thơ
Nhưng người tìm dĩ vãng
Sao kỷ niệm …lu mờ!

Kim Oanh



Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Khóc Bạn Đời


Thơ: Lão Mã Sơn/ Trần Gò Công
Thơ Tranh: Kim Oanh


Nỗi Lòng Xa Xứ


Ngồi đây lòng dạ thấy chơi vơi
Ba chìm bảy nổi cái sự đời
Bốn phương tám hướng dân tứ xứ
Nam, bắc, đông, tây chẳng kể xa.

Quê hương nghèo khó phải bôn ba
Tạm biệt người thân để xa nhà
Tha hương xứ người đâu ai muốn
Ra vào một bóng thấy quạnh hiu.

Sáng nào cũng tất bật ra đi
Gần xa, nặng nhẹ chẳng xá gì
Miếng cơm manh áo nơi đất khách
Đau xót, tủi hờn ai biết đâu.

Nghĩ phận long đong lại thấy thương
Đau ốm thân cô nặng nỗi lòng
Thương cha nhớ mẹ nên cố gắng
Gạt lệ, dặn lòng phải bước đi.

Ngày qua tháng lại cứ thế trôi
Xã hội bon chen thấy nực cười
Đố kỵ, hơn thua...sao thấy chán
Mong lắm ngày về với quê hương.

Vĩnh Trinh


Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Ngồi Thiền


Thơ: Huy Phương
Thơ Tranh; Kim Oanh


Xướng Họa: Mạch Sầu Tháng Hạ - Nỗi Lòng Người Đi



Bài Xướng:
Mạch Sầu Tháng Hạ

Tiếng mưa tí tách trong đêm
Rơi bên thềm vắng gợi niềm bi ai
Xót xa giọt ngắn giọt dài
Trong tâm khơi dậy tháng ngày Hạ xưa

Bốn mươi năm hết buồn chưa
Ẩn trong khoé mắt hoen mưa úa nhàu
Ly hương uống chén thương đau
Nhớ về cố Quốc dạ sao não nề

Nhớ từng phố xá làng quê
Thương hoài nương cũ trăng thề bờ tre
Yêu ai bóng ngã đêm hè
Mưa lòng tháng hạ có nghe tim òa…

Hướng về phần mộ Mẹ Cha
Côn trùng tấu khúc .. lệ sa nhạt nhoà
Bao giờ hết những can qua
Đề người viễn xứ phương xa trở về

Mưa ơi! Sao cứ tỉ tê
Hiểu chăng tâm sự ủ ê mạch sầu...

Kim Oanh
***
Bài Họa:
Nỗi Lòng Người Đi

Đọc thơ ai viết giữa đêm,
Lòng rưng rưng chút nỗi niềm trần ai,
Thời gian trôi biết có dài,
Mà sao nhớ mãi những ngày thuở xưa,

Vết thương lành sẹo hay chưa
Từng đêm nhức nhói theo mưa nát nhàu
,Hồn ai mang mãi niềm đau,
Dù nơi viễn xứ có sao chẳng nề,

Thương thay những kẻ xa quê,
Mang hoài hình ảnh trăng thề lũy tre,
Mơ về khúc nhạc ngày hè,
Tiếng ve rộn rã hồn nghe vỡ òa,

Dáng còng lưng mẹ lưng cha
Thân cò lặn lội mà sa lệ nhòa.
Thời gian lặng lẻ trôi qua.
Lòng người viễn xứ xót xa muốn về.

Mưa chi cho lòng tái tê,
Cho dài thương nhớ cho ê nỗi sầu!

Hoành Trần
11/6/17

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Tiễn Biệt - Cô Võ Thị Ngọc Dung 7/6/2017( *)



Cô vừa cất bước ra đi
Cùng Thầy bỏ lại những gì thân thương
Mất tên mất dấu ngôi trường
Nhưng hoài ký ức vấn vương học trò
Cảm ơn đất Vĩnh từng cho
Trường Tống Phước Hiệp một kho tình đầy
Xưa bao năm tháng vui vầy
Nay gom góp lại tiễn Thầy và Cô

Lê Thị Kim Oanh

Niên khoá 69-76

(*)Cựu Hiệu Trưởng Trường Trung Học Tống Phước Hiệp - Vĩnh Long


Thơ Tranh: Hòa Bình




Thơ:Lộc Bắc
Thơ Tranh: Kim Oanh

Làm Quen

 

Gửi tặng Kim Oanh một ý thơ...
Hồn em rộng mở đẹp tâm cơ.
Tranh thi ghép tứ êm duyên dáng.
Nhạc phẩm ghi lời ngát mộng mơ
Hạ đỏ lưu trang thời áo trắng.
Xuân xanh điểm thắm nghĩa cầm tơ
Thu sầu man mác ngô đồng rụng
Gốc phượng tình xa...chữ chẳng mờ..!


Trần Lệ Khánh
Bút danh Trúc Lệ

9-6-2017

 1- Bài thơ " Phượng Vào Lưu Bút"        
 2- Bài thơ "Thỏa Chờ Mong"
 3- Bài thơ " Khúc Thu"
 4- Bài thơ " Nhớ"



Lây Say

Lây say ý tứ một nhành thơ...
"Lưu bút"...phượng hồng - đẹp quá cơ! *
"Thu khúc"...tình đằm thơm đất mộng,
"...Chờ mong"...nghĩa quyện thắm trời mơ!
Tranh khơi mùa nhớ đằm sinh sắc,
Nhạc trỗi cung thương nuột tiếng tơ!
Ước được tri giao cùng nữ sĩ
Hình đà sâu đậm,...bóng không mờ.


Đầu hạ
6- 2017
Nguyễn Huy Khôi

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Tu Dưỡng


Thơ: Trần Lệ Khánh
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thà - Nếu - Xin



Bài Xướng:
Thà…!

Thà làm ngọn gió heo may
Ru hồn lá úa lắt lay thu vàng
Thà làm hạt cát liêu hoang
Cho người xây mộng dã tràng…thế thôi!
Thà tôi cũng chẳng là tôi
Thà em cũng chẳng là người trong mơ.


Nguyễn Gia Khanh
***
Các Bài Họa:
Nếu

Nếu được làm hoa cỏ may
Tung tăng cùng gió lay lay nắng vàng
Nếu làm bến đợi chiều hoang
Chờ thuyền quay mũi ngược tràng giang thôi
Nếu ngày tình hững hờ tôi
Đêm đêm dỗ giấc mộng người dệt mơ


Kim Oanh

***
Xin


Xin cho làm ngọn gió may
Đêm ru em ngủ trăng lay mộng vàng
Xin ngừng lạc bước chân hoang
Để duyên em hết trễ tràng mà thôi
Xin ai đừng phụ lòng tôi
Tình em mãi đẹp là người trong mơ!


Song Quang
***
Phải Chi...

(Họa bài "Thà và Nếu" của NGK và KO)

Phải chi... có được duyên may

Bên em ngồi ngắm đắm say trăng vàng
Phải chi...gió thổi rừng hoang
Đừng bay hương tóc của nàng...vậy thôi
Phải...em thỏ thẻ bên tôi
Đêm về giấc ngủ đem người vào mơ

Song Quang
7/25/2018

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Thu Luyến Lưu ( Cảm Tác)


Bài Xướng: Thu Luyến Lưu

Đông đã về rồi thu chửa đi
Phải chăng lưu luyến tuổi xuân thì
Vàng nhu hương áo chờ tình mộng
Chưa đủ mặn nồng khó biệt ly!

Quyến Luyến Thu

Có phải thu vàng quyến luyến ta
Choàng hôn vai nhỏ nụ thiết tha
Để lòng ngơ ngẩn say hương ái
Ta lỡ yêu mùa ngấm thịt da

Lối Thu

Lối nhỏ ngập ngừng thu luyến lưu
Bước xưa hờ hững vẫn biệt mù
Bao mùa thay sắc lòng ta ngỡ
Chờ đợi mùa vàng trở gót thu

Kim Oanh
Thu Melbourne 2017​


Bài Cảm Tác:

Thu Luyến Lưu

Mây ngàn lưu luyến dáng thu đi
Trĩu nặng cành sương chớ vội gì
Chờ khách tao nhân từ vạn nẻo
Tiễn thu lần cuối trước chia ly

Quyến Luyến Thu

Tập vở chừng như quyến luyến ta
Tìm thu trong lá sắc chan hòa
Ép lời quyến rũ vuông thơ chép
Những đoạn thu buồn lẫn xót xa

Lối Thu

Trút lá hàng cây ngập lối thu
Bóng ai chìm khuất lẫn sương mù
Vàng lên khắp nẻo gây thương nhớ
Lộng ngọc con đường kẻ lãng du

Kim Phượng
Thu Melbourne 2017

Thơ Tranh: Vào Thu


Thơ: Minh Thúy
Thơ Tranh: Kim Oanh

Thu Luyến Lưu (Xướng Họa)

(Ảnh Thu Melbourne -Kim Oanh)

Bài Xướng:
Thu Luyến Lưu

Đông đã về rồi thu chửa đi
Phải chăng lưu luyến tuổi xuân thì
Vàng nhu hương áo chờ tình mộng
Chưa đủ mặn nồng khó biệt ly!

Quyến Luyến Thu
Có phải thu vàng quyến luyến ta
Choàng hôn vai nhỏ nụ thiết tha
Để lòng ngơ ngẩn say hương ái
Ta lỡ yêu mùa ngấm thịt da

Lối Thu
Lối nhỏ ngập ngừng thu luyến lưu
Bước xưa hờ hững vẫn biệt mù
Bao mùa thay sắc lòng ta ngỡ
Chờ đợi mùa vàng trở gót thu

Kim Oanh
Thu Melourne 2017​
***
Các Bài Họa:

Tiếc Thu

Đông về rét mướt đuổi thu đi,
Tiếc nuối bâng khuâng tuổi mộng thì.
Hoa bướm một thời khoe sắc thắm,
Mặn nồng chưa mấy khổ chia ly.

Hờn Thu
Thu ấy hôn đầu ngơ ngẩn ta,
Tình thu tha thiết lắm cơ mà.
Thu vàng một thoáng rồi biền biệt,
Để lá mơ sầu lạnh buốt da .

Lối Thu
Lối về heo hút chẳng còn lưu,
Chiếc lá hôm qua đã tít mù.
Dừng bước âu sầu bên xác bướm,
Chao ôi! dằn vặt biết chăng thu ?

Mailoc
***
Thu Biệt Ly

Từng mùa thu đến...lại qua đi
Tuổi trẻ trôi theo mỗi khắc thì
Như nước xuôi dòng khôn trở lại
Lá vàng rơi rụng báo chia ly

Thu Và Em
Dáng ai ngây ngất cõi lòng ta
Tà áo lụa vàng bay thướt tha
Anh ngắt chùm hoa bên giậu cúc
Trao nàng...thẹn đỏ cả làn da

Thu Kỷ Niệm
Kỷ niệm ban đầu mãi khắc lưu
Trên con đường nhỏ dốc sương mù
Nắm tay, chân bước trong chiều vắng
Gió thổi xạc xào rụng lá thu.

Phương Hà
***
Lưu Luyến Mùa Thu
Thu ơi !Thu chớ vội vàng đi!
Lá vẫn còn rơi ! vẫn kịp thì
Đông mới khơi màu se sẻ lạnh
Nên lòng bịn rịn phút phân ly

Thơ Thẩn Cùng Thu

Thu về ngây ngất mảnh tình ta
Khi mãi nhìn Thu dáng thướt tha
Trong gió heo may thay áo lá
Là tình thơ dậy nhớ thương mà!

Lối Thu đi
Lối mòn vàng lá vẫn còn lưu
Mà bước Thu đi biệt tích mù
Dấu tích còn chăng là ký ức
Mỗi mùa,em đến phải không Thu??

Song Quang
***
Thu Bịn Rịn

Úc Châu đông tới dục thu đi
Lưu luyến giao mùa tuổi dậy thì
Hẹn ước chưa chi đà bịn rịn
Mộng mơ dang dở lại chia ly

Thu Cảm Hoài
Thu buồn chẳng nỡ phụ tình ta
Hương cốm ngạt ngào kiến lại tha
Chén rượu đầu mùa nghe ấm lạnh
Men say tháng sáu nắng hồng da

Thu Buồn Chia Tay
Điệu buồn ru ngủ nước luân lưu
Xa cách quê nhà thấy tít mù
Ráng đỏ chiều hôm còn bịn rịn
Lối về xác lá trở vàng thu

Mai Xuân Thanh
Ngày 01 tháng 06 năm 2017
***
Thu Lưu Luyến
Thu đến rồi thu sẽ lại đi
Thu phai em héo tuổi xuân thì
Thu mà như thế mong chi nhỉ
Thu chết trong tim hát”Biêt Ly”

Thu cảm cho không cô quạnh ta?
Thu buồn khiến rượu khó buông tha
Thu mang tâm tưởng chân dung ấy
Thu khác chi đâu muối xát da.

Thu như chuyển hóa một luân lưu
Thu Tím chờ Đông tới tỏa mù
Thu trắng tuyết rơi nơi đất Úc
Thu thương quê Mẹ những chiều thu.

Thái Huy
***
Vọng thu 1

Phải nói gì đây hạ chửa đi
Mà sao gối mộng buổi thu thì
Màu hoa phượng vỹ còn tươi sắc
Vẳng tiếng ve sầu khóc biệt ly!

Vọng thu 2
Tưởng tiết thu về vọng cảnh xa
Trời xanh ngát lộng ảnh dương tà
Chiều nhâm chén rượu nhìn mưa đổ
Những giọt văng tràn cứa mạnh da

Vọng thu 3
Nhẫm đếm thu này đã mấy thu
Bâng khuâng thả mộng chốn xa mù
Đường face sóng ảo chiều mưa quạnh
Bóng lẻ say chìm khúc nhạc ru!

Mai Thắng
170602

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Đóa Hồng Môi Em


Thơ Trầm Vân
Thơ Tranh: Kim Oanh


Nỡ Đành...



Môi em mềm anh ngây ngất
Mắt em sáng ngời anh thức thâu đêm
Lời xưa văng vẳng êm êm
Xa nhau trăng đổ bên thềm nhớ nhung

Hỏi lòng người bạn tình chung
Bao giờ ta được trùng phùng bên nhau
Cà phê hương thoảng ngạt ngào
Nhưng môi em chạm thương đau tách tràn

Quán nay thiếu vắng bóng chàng
Tay run rẫy chạm mặt bàn lạnh tanh
Cà phê xưa đậm tình xanh
Cà phê nay ngọt nỡ đành phụ nhau.

Kim Oanh

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Mùa Đông Ôi Mùa Đông

Em gửi Sáu để tưởng nhớ Một Người đi trong ngày đông giá


Thơ Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh


Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Thu Về Trên Đất Khách



Thu về rồi đó phải không Thu?
Heo may than thở tiếng vi vu
Mây trắng lang thang, tan rồi hợp
Trăng vàng lơ lững, tỏ rồi lu

Lá Thu rơi ngập đường lữ thứ
Hình bóng quê hương vẫn mịt mù
Lần tay đếm lại ngày xa xứ
Thu nầy đến nữa mấy mươi Thu

Thu đã về rồi lữ khách ơi!
Mưa Thu giăng mắc cuối chân Trời
Gió Thu lành lạnh ngoài song cửa
Lá úa lìa cành, lác đác rơi

Chờ đợi mỏi mòn trên đất khách
Ngày về cố quốc quá xa xôi
Nhiều đêm thao thức trên gác trọ
Nhớ về quê Mẹ quá Thu ơi !!!

Arlington, Virginia.
Trần Gò Công/Lão Mã Sơn

Thơ Tranh: Về Thăm


Thơ: Thanh Hòa
Thơ Tranh: Kim Oanh