Ghế đá công viên. Chờ đến bao giờ?. Hoài niệm. Thu cũ vẫn còn đây. Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường. Nỗi nhớ như một thực thể, có thể “đong” đo, lường. Đầy hương xưa. Thật tuyệt vời với chữ “đong”.
Một mùa thu cũ vẫn đây
Tìm trong nỗi nhớ đong đầy hương xưa *
Nỗi nhớ vẫn tồn tại trong ký ức. Có nghĩa là khó quên, khó quên hương xưa. Hương xưa là một cảm nhận khó quên.
Mùa thu, lá vàng rơi.
Gợi nhớ
“Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Gợi nhớ
“Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Lưu Trọng Lư)
Công viên lá đổ chợt vừa
Gọi mùa vàng chín lòng chưa quên người...*
Ghế đá công viên, với người thiếu phụ. Cô đơn. Trông chờ. Mùa thu cũ, vẫn là mùa thu, mùa vàng “chín”, dùng chữ tuyệt vời “chín”.
Lòng chưa quên người. “Chưa quên” là một tồn tại đã in đậm trong tâm người. “Khó quên” đưa vào nỗi nhớ.
Không biết người đi hay kẻ ở, ai buồn hơn ai?
Ghế đá công viên, nhớ người thiếu phụ ở khuê phòng.
Tiễn biệt người yêu ra đi mà hồn kẻ ở lại mãi còn vương vấn.
Tâm trạng kẻ ở lại: Từng đêm, từng khắc hình ảnh người đi tràn ngập bóng hương mùi nhớ…
Buồn. Nhớ. Thuộc về tình cảm. Nhưng thực thể vẫn còn là một thiếu phụ tài sắc lưỡng toàn. Tài làm thơ. Thơ cũng đẹp như người. Đây là những ý nổi bật.
Trúc Giang MN
(*) Từ bài thơ Lối Thu Xưa của Kim Oanh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét