Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2024

Interviews Vivan Vo

Melbourne 1.1.2023

Vi Vân Thương yêu!

Mẹ chúc mừng con thành công trên bước đường con chọn lựa và diễn tiến tốt đẹp!
Mẹ gìn giữ những cuộc phỏng vấn này trong đề mục: Lưu Niệm Gia Đình của trang Blog của mẹ nhé con!
Cám ơn con cho mẹ niềm vui và hạnh phúc!

Link:  Interview #39 — Vivan Vo - Liminal Magazine


Võ Lê Vi Vân
Mẹ: Lê Thị Kim Oanh

Danh Sách QQuân Nhân QLVNCH Tuẩn Tiết Ngày 30-04-1975


VINH DANH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG 30-04-75

Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần ghi nhớ công đức! đó mới gọi là hiếu nghĩa vẹn toàn.

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975

2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975

3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975

4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975

5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975

6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975

8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975

9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn

11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh

12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM 30/4/1975

13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt 30/4/1975

14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975

15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)

16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ

18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975

19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75

20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975

21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975

22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975

23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

24- Trung Sĩ Trần MinhTrần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975

25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975

26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975

27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975

28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75

29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM

31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn

32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.

33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa

35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975

36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực việt nam cộng hòa.

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

FB: Viên Nguyễn


Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Hờn Vong Quốc

Ly khách bao năm sống dãi dầu
Mối hờn vong quốc gửi về đâu?
Tang thương từ độ tràn sông núi
Chiến mã bên trời mỏi vó câu
Ai khóc đời tàn trong ngõ hẹp (1)
Ta về bóng đổ giữa đêm thâu
Ngậm ngùi nhớ lại dòng thơ cổ:
Thù trả chưa xong, bạc mái đầu! (2)

Nguyễn Kinh Bắc
(1) Đời Tàn Trong Ngõ Hẹp : thơ Vũ Hoàng Chương
( 2) Thuật Hoài : thơ Đặng Dung

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024

The Simpson Essay Competition - The Anzac Spirit By Dan Vo (Melbourne 25.4.1998)


Melbourne 25.4.2024

Hoàng Đan Yêu thương của mẹ.

Nhớ ngày nào, con mới học học lớp 9 trường Trung Học Parade College, Bundơra. Victoria. 
Con đã được trúng giải Nhất viết Văn toàn quốc về ngày Anzac Day 25. 4.1998. Bao nhiêu nỗi mừng vui con đã dành cho gia đình.

Nhất là mẹ, thật sự xúc động đến rơi nước mắt và run lên. Y như là ngày mẹ đi dò danh sách trúng tuyển vào Đệ Thất vậy.
Những tờ báo chính mạch; The Age, Herald Sun, TV Tuần San đã phỏng vấn và viết nhiều về con.
Bên cạnh đó xướng ngôn viên Đài Phát Thanh Việt Ngữ SBS, Radio Úc liên tục gọi điện thoại đến phỏng vấn. Mẹ lo lắng con không đủ tiếng Việt để trả lời, mẹ phập phòng lắng nghe từng câu hỏi và con trả lời. Mẹ hết sức bất ngờ con đã trả lời một cách lưu loát. 

Mẹ sẽ gửi con buổi phát thanh cuộc phỏng vấn của cô Xướng Ngôn Viên Phượng Hoàng, và bài dịch ra tiếng Việt của Bác Xướng Ngôn Viên Quốc Việt sau con nhé.
 
Những câu con trả lời, đã dành cho mẹ biết bao tình cảm yêu thương, xóa đi những nỗi cơ cực trong suốt 15 năm nuôi con khôn lớn. Đó cũng là món quà quý nhất con dành  cho Ông Bà Ngoại, ông bà đã thường xuyên chỉ dạy thêm tiếng Việt cho con.

Ngày Anzac 1999 con đã được đài thọ đi Thổ Nhĩ Kỳ đễ tham dự Lễ tưởng niệm những chiến binh Úc đã hy sinh. Đó cũng là lần đầu tiên con rời khỏi vòng tay của mẹ để bước đi vững vàng hơn. Mẹ đặc niềm tin tưởng vào con và con cũng đã cho mẹ sự bình tâm vui sống.

Mới đó thấm thoát 25 năm rồi đó con. Hôm nay mẹ cố gắng gom góp những kỷ niệm của con để tưởng nhớ đến những người chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến, dành tự do, độc lập cho đất nước và dân tộc. Mà ngày nay chúng ta trở thành một công dân Úc, được hưởng ấm no hạnh phúc ở đất nước này. Mãi mãi ghi nhớ công ơn này nhé các con!
  
Mẹ cám ơn Nước Úc, nơi đã tạo điều kiện tốt về giáo dục, thầy cô Úc và Việt trao dồi cho con một kiến thức trở thành người hữu dụng ngày hôm nay. 

Tạ ơn Tổ Tiên, Ông bà, Đấng Trên Cao đã cho con một tinh thần sáng suốt, cuôc sống lành mạnh, tương lai tốt đẹp trong cuộc đời con. 

Cám ơn con trai của mẹ, mẹ rất hãnh diện về con.💓

Thương yêu con!

Mẹ Lê Thị Kim Oanh
Melb.25.4.2024


The Simpson Essay Competition

Dan Vo
Parade College
Victoria

An Australian soldier, or any Australian, of today has a lot to live up to; he/she has to preserve the honor and spirit of past Anzac soldiers - soldiers who created the Anzac spirit, a spirit full of compassion, courage, endurance and fierce determination. It is a spirit that became a tradition that has lasted nearly a century; the spirit and tradition celebrated by Australians every year. This is the spirit and tradition that turned Australia into a compassionate nation, respected by the world. As Sir Keith Murdoch wrote in a letter to former Australian Prime Minister Andrew Fisher: "...if you could picture Anzac as I have seen it, you would find that to be an Australian is the greatest privilege the world has to offer..."1

The Gallipoli Campaign, aimed at forcing Turkey out of World War I, was, from the start, plagued with errors and problems. The first Anzac landing was three kilometers off course. The Turks, hiding in the mountains, expecting an attack, opened fire. Anzac soldiers tried to fight back, but it was hopeless. The Turks had machine guns and were entrenched in strategic sites. The Anzacs had unloaded rifles, wore heavy clothing and were stranded on the beaches. Before the first day passed 2000 Anzac soldiers were killed. Countless more were fatally wounded. This is just one example of the many things that went wrong, and caused the deaths of thousands of Anzac soldiers.
It was these events that shaped the Anzac spirit. Before the landing, the Anzac soldiers had distinguished themselves not as Australians, as a whole, but as Western Australians, South Australians etc. It wasn't until they landed, and saw the dead and wounded, that they saw the impact of war. It wasn't until the landing that they realized that they were all connected in some way. War was, as The Sydney Morning Herald put it, the Anzac's "baptism of fire".2 On that day they realized they were Australians.

The Gallipoli Campaign was supposed to have lasted only two weeks, but dragged on for months. Death, disease, famine and enemy snipers surrounded the tired soldiers. There was no escape. However the soldiers sought no escape. C.E.W. Bean, the official Australian war historian, asked, "What motive sustained them?" and answering his own question, replied, "It was in the mettle of the men themselves ... life was very dear, but life was not worth living unless they could be true to the idea of Australian manhood. Standing upon that alone ... when the world seemed to crumble ... they faced its ruin undsmayed3." To be Australian was very important to the soldiers. To support Australia was even more important to the soldiers. From this determination, came more qualities that have become a part of the Anzac spirit.
Through all the severe fighting and bad living conditions, the Anzacs learnt endurance and humour. From the impossibility of their tasks and missions, they learnt camaraderie and courage. From the deaths of their mates, they learnt sacrifice and honor. Every member of the Anzac force possessed each of these qualities, and more.

On the day of the landing, when soldiers were being killed in the hundreds, a courageous and caring soldier appeared. He, having found a donkey, picked up wounded soldiers and bought them to the beach. His efforts to help the dying were heroic, and he risked his life to save people. In him was the Anzac spirit He had compassion, to think about the dead. He had courage, to walk over the trenches to pick up the dead soldiers. He had determination, to get the wounded soldiers back. He had endurance, to do it over and over again. The person referred to is, of course, John Simpson Kirkpatrick, "the symbol of all that was pure, selfless and heroic on Gallipoli.4
The subsequent conflicts that the Anzacs were involved in strengthened the. ANZAC spirit This is seen in the continuity of the tradition at Tobruk, on the Kokoda trail, in Korea, in Malaya, in Borneo, in Vietnam and, most recently, in Kuwait.
The Anzac tradition and spirit is, today, the most meaningful part of our heritage. When the Gallipoli Campaign began, Australia was young, still looked after and cared for by the Empire. After the war Australia was noted and respected by other countries. Australia became a nation, capable of fighting for itself, capable of independence.

The Anzac spirit brought about this freedom. The spirit taught us mateship, endurance and the value of life. As Peter Weir, director and writer of the film, Gallipoli wrote "our story became more about the journey than the destination, about people rather than events.5" Thus it does not matter where the soldiers were, or who won the war. It matters, more what the soldiers did. Admirable deeds done by soldiers, such as Simpson, are simple, unselfish actions of enduring heroic significance. Deeds that justify the biblical words "Greater love hath no man than this, that a man lay down his life for his friends6" are deeds that are worth glorifying and preserving.
Eighty-three years ago humble soldiers set foot on enemy shores to fight a war for their empire, the British Empire. Eight months later the soldiers, with the same humility, left having fought a war for their country, Australia. Last December, Alfred Douglas Dibley passed away. He was with the Anzacs when they first landed in Gallipoli. He was the last one to die. The Minister for Veterans Affairs, Bruce Scott, stated at Dibley's funeral, "He was one of the ... brave men who created for this country the Anzac legend… the spirit of courage, mateship and determination. These are the qualities from which we have drawn our national identity.7"

Australia owes gratitude to the Anzac soldiers. They made us a nation. They sacrificed their lives for something that they believed was right. And they have etched their beliefs into the pages of Australian history. The Anzac spirit and tradition will forever be with us, as long as we still believe...

Bibliography:

Adam-Smith P., The Anzacs Nelson, Melbourne, 1978.
Anon., Death of Ted Matthews www.dva.gov.au/media/prers/dec97/dthtedm.htm, 1998
Anon, Shrine of Remembrance Melbourne, The National War Memorial of Victoria, The Wilson Creative Group, Melbourne, 1989.
Coulthard-Clark C.D., A Heritage of Spirit, Melbourne University Press, Melbourne, 1979.
Denton K., Gallipoli Illustrated, Rigby, Adelaide, 1982.
Fitzpatrick G., Anzac Day, Past and Present, The Australian War Memorial, Canberra, 1992-
Hart D.M., Response to War, www10.pair.com/crazydv/weir/gailipoli/hart.htm, Adelaide, 1997.
Macdougall A.K., Anzacs - Australians at War, Reed, Sydney, 1991.
Mason, K.J. Experiences of Nationhood, Australia and the World since 1900, McGraw Hill, Sydney, 1992.
Nairn B. Serle G., Australian Dictionary of National Biography, Vol. 9. Las-Gil, Melbourne University Press, Melbourne, 1983.

(Những Huy Hiệu mang trên chuyến đi Tưởng Niệm ngày ANZAC DAY, ở Turkey 1999)

Võ Lê Hoàng Đan

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

Khắc Khoải Về...


Melbourne trời lạnh mấy hôm nay
Mưa đổ cầm canh đêm lẫn ngày
Thu đến lòng vương càng nhớ bạn
Mơ hoài kỷ niệm mộng trùng lai

Melbourne sắc úa cả tuần nay
Rơi rụng tả tơi lá những đài
Xót dạ góp vần thơ gửi đến
Nhờ cơn gió quyện lạc vào tay

Melbourne khắc khoải buổi chiều nay
Ký ức tháng Tư trăn trở hoài
Thương quá quê hương niềm khổ lụy
Nằm gai nếm mật …thấm ngày ngày...

  
Ảnh & Thơ: Kim Oanh

 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024

採桑子 - 賀鑄 Thái Tang Tử - Hạ Chú

 
 
採桑子 - 賀鑄 Thái Tang Tử - Hạ Chú

羅敷歌 其四   La Phu Ca Kỳ 4

自憐楚客悲秋思, Tự lân Sở khách bi thu tứ,
難寫絲桐。 Nan tả ty đồng.
目斷書鴻, Mục đoạn thư hồng.
平淡江山落照中。 Bình đạm giang sơn lạc chiếu trung.

誰家水調聲聲怨, Thùy gia thủy điệu thanh thanh oán,
黃葉西風。 Hoàng diệp tây phong.
罨畫橋東, Yểm họa kiều đông.
十二玉樓空更空。 Thập nhị ngọc lâu không cánh không.

Chú Thích:

1- Thái tang tử 採桑子 còn viết là 采桑子 nguyên là một khúc ca của Đường giáo phường, sau dùng làm từ bài. Hạ Chú làm 5 bài thái tang tử mà ông đặt tên là La Phu Ca 羅敷歌. Bài này có 44 chữ, bằng vận. Cách luật:

X B X T B B T cú
X T B B vận
X T B B vận
X T B B X T B vận

X B X T B B T cú
X T B B vận
X T B B vận
X T B B X T B vận

B: bình thanh; T: trắc thanh; X: bất luận; cú: hết câu; vận: vần

2- Tự lân (liên)自憐: tự thương mình, lấy ý từ bài Sở từ 楚辭 “Cửu Biện 九辯” của Tống Ngọc 宋玉 đời Chiến Quốc戰國:

廓落兮羈旅而無友生;Quách lạc hề ky lữ nhi vô hữu sinh;
惆悵兮而私自憐。Trù trướng hề nhi tư tự lân.

Cô độc chừ lữ thứ mà không bạn thân;
Buồn bã chừ mà riêng tự thương.

3- Sở khách 楚客: phiếm chỉ người cư trú ở nơi xa quê hương.

4- Bi thu 悲秋: thu buồn, mùa thu buồn bã, cảnh thu buồn bã. Lấy ý từ một câu trong bài Sở Từ “Cửu Biện” của Tống Ngọc đời Chiến Quốc:

悲哉秋之為氣也!Bi tai thu chi vi khí dã!
蕭瑟兮草木搖落而變衰。Tiêu sắt hề thảo mộc dao lạc nhi biến suy.

Sắc vẻ mùa thu buồn bã,
Thê lương chừ thảo mộc tàn tạ mà biến suy.

5- Tứ 思: tâm tình, tình cảm trong lòng như “Tình tứ 情思”, “Sầu tứ 愁思”. Tứ cũng có nghĩa là những ý niệm, suy nghĩ của mình về vấn đề gì đó như “Văn tứ 文思”, “Tâm tứ 心思”. Thu tứ 秋思: tình cảm trước cảnh thê lương tịch mịch của mùa thu.
6- Ty đồng 絲桐: cổ nhân lấy gỗ ngô đồng làm đàn, lấy dây tơ làm dây đàn, vì vậy chữ “tơ đồng” chỉ cây đàn. Tơ đồng cũng được dùng để chỉ nhạc khúc. Nan tả ty đồng 難寫絲桐: vì buồn thương mà không đàn thành khúc điệu, hoặc là vì buồn thương mà không viết được khúc nhạc nào.

7- Thư hồng 書鴻: chim hồng nhạn đem thư, chỉ thơ tín.
8- Mục đoạn thư hồng目斷書鴻: chim hồng nhạn đem thư không có trong tầm mắt.
9- Bình đạm 平淡: bình thường vô vị.
10- Lạc chiếu 落照: ánh nắng lúc mặt trời sắp lặn, tịch dương.
11- Thủy điệu 水調 = thủy điệu ca đầu 水調歌頭, một khúc hát có âm điệu buồn thảm. Tác giả mượn ý này trong bài “Dương Châu thi 揚州詩” của Đỗ Mục 杜牧:

誰家唱水調,Thùy gia xướng thủy điệu, Nhà ai hát khúc thủy điệu,
明月滿揚州。Minh nguyệt mãn Dương Châu. Trăng sáng khắp Dương Châu.

12- Tây phong西風: gió thu.
13- Yểm họa 罨畫: bức họa có nhiều mầu mè. Yểm họa kiều 罨畫橋: cây cầu đẹp như tranh vẽ. Trong bài từ “Quy quốc dao 謠” của Vi Trang 韋莊 có câu:

罨畫橋邊春水,Yểm họa kiều biên xuân thủy,
幾年花下醉。 Kỷ niên hoa hạ túy.

Nước mùa xuân bên cây cầu đẹp như tranh vẽ,
Bao năm say sưa trong khóm hoa (hoặc là dưới giàn hoa)
Trong bài này chữ “Yểm họa kiều” ám chỉ nơi ca kỹ hành nghề.

14- Thập nhị ngọc lâu 十二玉樓: mười hai căn nhà lầu bằng ngọc, lấy chữ từ “Tây Vương Mẫu truyện 西王母傳”, chỉ nơi tiên ở. Chữ này cũng chỉ nơi phụ nữ ở. Trong bài này chữ “Thập nhị ngọc lâu” ám chỉ nơi ca lâu vũ quán.

Dịch Nghĩa:

La Phu Ca Kỳ 4

Người lữ khách xa nhà tự thương mình trong mầu thu buồn bã,
Khó gẩy nên một khúc nhạc (hoặc khó viết ra được một bản nhạc).
Mắt đăm đăm trông ngóng phong thư đến,
Núi sông đạm nhạt bình thường trong ánh nắng tịch dương.

Từ nhà ai vọng đến câu hát thủy điệu nghe ai oán,
Lá vàng bay trong gió thu.
Đi đến phía đông của cây cầu đẹp như tranh vẽ,
Mười hai tầng ngọc lâu (từng phồn hoa) thì nay vắng tanh.


Phỏng Dịch:

1 Thái Tang Tử - Thu Tứ

Tự thương lữ khách buồn thu tứ,
Khó dạo tơ đồng.
Thơ tín trông mong.
Bình đạm giang sơn nắng quái hồng.

Nhà ai điệu hát nghe ai oán,
Lá úa thu phong.
Bức họa cầu đông.
Lầu ngọc mười hai vẫn vắng không.

2 Thu Tứ

Tự thương lữ khách buồn thu tứ,
Khó dạo tơ đồng khúc chạnh lòng.
Trông mong thơ tín sao chưa thấy,
Bình đạm giang sơn nắng quái hồng.

Nhà ai điệu hát buồn se sắt,
Gió thổi lá vàng thu lạnh lùng.
Cầu đông bức họa phơi mầu sắc,
Lầu ngọc mười hai vẫn vắng không.

HHD 
01-2024
***
Thái Tang Tử 
1- La Phu Ca Kỳ 4

Thương mình lữ khách thu buồn bã
Khó gẩy tơ đồng
Dõi mắt thư trông
Trong nắng tà nhòa nhạt núi sông

Nhà ai câu hát nghe ai oán
Vàng lá thu phong
Tranh vẽ cầu đông
Mười hai lầu ngọc nay trống không

2- Ý thu

Thương mình lữ khách thu buồn bã
Khó gẩy đàn ngô tỏ nỗi lòng
Dõi mắt cuối trời thơ ngóng trông
Nắng tà, non sông thêm nhòa nhạt

Nhà ai vọng đến buồn câu hát
Vàng lá bay nhiều bởi thu phong
Đến cầu tranh vẽ chếch mé đông
Mười hai lầu ngọc giờ hoang vắng!

Lộc Bắc
Avr24
***
Lạnh Lùng Thu!

Thu buồn bã ngẫm thương ta
Thảm sầu khó viết tình ca tỏ lòng
Mỏi mòn tin nhạn ngóng trông
Tà dương tắt bóng núi sông nhạt nhòa

Từ nhà ai lời ca than thở?
Lá vàng rơi trăn trở gió thu
Cầu đông bức họa sắc nhu
Mười hai lầu ngọc hoang vu lạnh lùng!

Kim Oanh
4.2024

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2024

Thù Trả Chưa Xong Đợi Kiếp Nào?


Đất lệch, trời nghiêng - thật đấy sao?
Cuộc cờ như một thoáng chiêm bao
Từ khi tổ quốc tàn binh lửa
Là lúc chinh nhân cởi chiến bào
Đau xót quê hương còn tủi nhục
Ngậm ngùi thân thế quá hư hao
Gươm cùn, súng gãy, đầu thêm bạc
Thù trả chưa xong, đợi kiếp nào ? 

Nguyễn Kinh Bắc
 

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024

Thế Rồi...

(Ảnh: Bạn gửi)

Một thuở hồn nhiên tuổi mơ hoa
Lay trong hương gió mộng hiền hòa
Ấp ủ lời yêu thơm nắng mới
Hạnh phúc nồng nàn mãi không xa

Thế rồi hai buổi nước lớn ròng
Có hay âm ỉ trận cuồng phong
Biết chăng gió lộng hoa tan tác
Lặng lẽ trôi về chốn hư không.

Kim Oanh
4.2024

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Tháng Tư Lại Đến

 
 
Đáng lẽ
tháng Tư đầu mùa xuân
nắng trong veo và đất hiền lành,
nở tràn những đóa hoa muôn sắc
sắc hương nào trông cũng thật xinh.

Đáng lẽ
tháng Tư mang bình yên
hồi chuông kiết hạ xóa ưu phiền,
con sâu, cái kiến, mầm vừa nhú
cả chúng sinh sống thật hồn nhiên.

Như vậy
tháng Tư phải dễ thương
cớ sao lòng bỗng thấy rất buồn,
khi tờ lịch rụng phơi ngày cuối
một cuối cùng không thể nguôi quên.

Ngày ấy
tháng Tư rất đau thương
vắt người ra toàn những giọt buồn,
nhìn quanh chỉ thấy trời mù mịt
bóng hung thần phủ suốt quê hương.

Từ đấy
tháng Tư, anh và em
bạn bè xa, đời sống gần bên,
tất cả chôn vùi trong man rợ
bom đạn ngừng người vẫn cuồng điên.

Tháng Tư
ôi những Tháng Tư Đen
không gian biền biệt có nguôi quên?
dù muốn trong lòng thôi ám ảnh
từ quê xa vọng mãi tiếng hờn.

Sông Hương

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2024

Ký Viễn 寄遠 - Đỗ Mục (Văn Đường)

 

Tâm Tư Của Bát Sách và Tiểu Đỗ.

Năm 1975, ngày 30 tháng 04, lúc chiều tối, Bát Sách theo tầu hải quân, xuôi dòng Tiền Giang, ra biển. Khi tầu sắp chìm, mọi người được tầu buôn Song Long (Twin Dragon) cứu, chở tới Vọng Các, rồi về Phú San (Busan), Đại Hàn ngày 21/05. BS ở đây 2 tháng, tới Montréal ngày 22/07/1975.

Lúc đó, Bát Sách còn trẻ, độc thân, vui tính, làm đủ thứ nghề để kiếm sống, học bài thi bằng tương đương, và quen một đồng nghiệp đàn anh lớn tuổi là bác sĩ Nguyễn Khắc Định, cùng lớp với anh Nguyễn Tấn Hồng, cựu Tổng Trưởng Thanh Niên hồi ông Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ Tướng. Theo truyền thống y khoa, tôi gọi các đồng nghiệp lớn tuổi bằng anh, xưng em.

Tôi có đến chơi nhà bác sĩ Định nhiều lần, và gặp con gái của ông là Ng N.H, du học ở Mỹ, tiểu bang Oregon, qua thăm cha mẹ. Tôi đã bị mê hoặc bởi chiếc răng khểnh và nụ cười rất tươi đẹp của nàng.

Năm 1976, dù đã đỗ bằng tương đương, nhưng tới tháng 7 năm 1977 tôi mới có chỗ để đi nội trú. Mùa hè năm đó, nàng lại qua chơi, chúng tôi gặp nhau đôi lần, nói chuyện vu vơ, nhưng khi nàng về Mỹ thì tôi bắt đầu thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai kiểu Quang Dũng.

Mùa đông năm 1977, ở Montréal, tuyết rơi nhiều… Một hôm, sau phiên trực, tôi về nhà mệt mỏi rã rời, bỏ ăn, lăn ra ngủ. Đến đêm thức giấc, chợt nhớ tới nàng, lại biết ở Oregon trời không lạnh, nhưng mưa liên miên, bèn làm 4 câu thơ:

Người ở phương trời, mưa mãi rơi,
Nơi đây tuyết trắng phủ ngập trời,
Nửa đêm thức giấc sầu cô quạnh,
Em có khi nào nghĩ đến tôi?

Mùa xuân năm 1978, người đẹp qua chơi, tôi cầu hôn và nàng đồng ý. Chúng tôi làm đám cưới ngày 17/06/1978, 2 tuần trước khi tôi xong nội trú.

Đây là chuyện riêng, đưa lên diễn đàn, BS thấy hơi kỳ, nhưng vì một hôm, vô tình đọc bài KÝ VIỄN của Tiểu Đỗ, tức Đỗ Mục 杜牧 (803-853), sao nó giống y chang tâm tư của mình.

Đỗ lúc đó, chắc ở miền bắc, đêm nằm nghe tuyết rơi, nhớ tới người yêu ở miền nam, mưa tơi bời…

寄遠 杜牧             Ký Viễn (Đỗ Mục)

前山極遠碧雲合, Tiền sơn cực viễn bích vân hợp,
清夜一聲白雪微. Thanh dạ nhất thanh bạch tuyết vi,
欲寄相思千里月, Dục ký tương tư thiên lý nguyệt,
溪邊殘照雨霏霏. Khê biên tàn chiếu vũ phi phi.

Bài này không nhiều chữ khó.

# Câu 2 có 2 chữ thanh, chữ thứ nhất 清 là trong trẻo, chữ thứ 2 聲 là tiếng động.
# Vi 微: là nhỏ, nhẹ.
# Tàn chiếu 殘照:là lúc mặt trời sắp lặn, lúc chiều tà, hoàng hôn.
# Phi Phi 霏霏: viết với bộ vũ, là lã chã, tầm tã, lất phất, tả mưa rơi.

Phỏng dịch:

Gửi Nơi Xa

Bềnh bồng mây biếc trước non côi,
Đêm thanh nghe tuyết trắng nhẹ rơi,
Muốn gửi tương tư trăng vạn dặm,
Mưa khe chiều xuống, rớt tơi bời

Bát Sách.
(ngày 12/02/2024)
***
Những Bài Dịch Khác:

Gửi Người Xa

Bềnh bồng xa tắp mây xanh
Phất phơ tuyết trắng đêm thanh riêng mình
Nhờ trăng ngàn dặm gửi tình
Đến người bên suối muôn nghìn nhớ nhung.

Kim Oanh


Gởi Chốn Xa

Trước núi xa xăm mây biếc phủ
Đêm khuya nghe tiếng tuyết rơi hờ
Tương tư muốn gởi trăng ngàn dặm
Bên suối chiều tà mưa phất phơ?

Mây mù bao phủ núi xa
Đêm khuya nghe tiếng tuyết va kính mờ
Nhớ thương, trăng gởi người mơ
Nụ cười răng khểnh, tóc tơ suối nguồn!

Lộc Bắc

***
Gửi Nơi Xa

Thật xa trước núi tụ xanh mây,
Lất phất đêm buồn tuyết trắng bay.
Muốn gửi tương tư trăng vạn dậm,
Về bên bờ suối gió mưa đầy.

Mỹ Ngọc 
Feb. 23/2024.

***
Gởi Người Xa

Mây xanh lãng đãng quyện quanh non
Đêm xuống tuyết rơi êm ái buông
Muốn gởi qua trăng tình đắm đuối
Ánh dương bên suối hạt mưa buồn

Thanh Vân
***
Gửi Người Xa

Mây chắn xanh rờn, dáng núi xa
Đêm thanh tuyết trắng bay la đà
Trăng ơi! Cho gửi niềm tâm sự
Bên suối mơ. Chiều. Mưa lướt qua

Kiều Mộng Hà
Austin.4.6.24
***
Dịch nghĩa

Gửi Người Xa

Mây xanh tụ ở dẫy núi rất xa phía trước,
Trong đêm thanh nghe tuyết trắng rơi nhè nhẹ.
Muốn nhờ vầng trăng cao vạn dặm kia, gởi niềm riêng tới…
... Người ở bên bờ suốt có trăng mờ soi và có mưa rơi lất phất kia.

Dịch thơ

Gửi Người Xa

Đỉnh non xa tắp mây xanh tụ,
Đêm tĩnh chợt nghe tuyết trắng phơi.
Muốn gởi niềm riêng trăng vạn dặm,
Về bên bờ suối có mưa rơi.

Lời bàn:

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, du dương và lãng mạn; ngôn từ gợi những ý súc tích của Đỗ Mục.
Câu 1:
Trên đỉnh núi xa tắp có mây xanh tụ (ám chỉ nơi xa xôi và ấm áp của người yêu),
Câu 2:
Trong một đêm trăng thanh có tuyết trắng lất phất (ám chỉ nơi lạnh lẽo của mình).
Câu 3:
Muốn nhờ vừng trăng ở trên cao gởi niềm tương tư của mình tới…,
Câu 4:
… Bên bờ suối, nơi (đang) có mưa rơi, (cụm từ bạch tuyết vi tương phản với cụm từ vũ phi phi ở câu 2).

Con Cò
***
Nguyên tác: Phiên âm:

寄遠-杜牧 Ký Viễn - Đỗ Mục

前山極遠碧雲合 Tiền sơn cực viễn bích vân hợp
清夜一聲白雪微 Thanh dạ nhất thanh bạch tuyết vi
欲寄相思千里月 Dục ký tương tư thiên lý nguyệt
溪邊殘照雨霏霏 Khê biên tàn chiếu vũ phi phi
Hán bản của bài thơ được đăng trong các sách đời Thục, Tống, Minh, Thanh:

Tài Điều Tập - Thục - Vi Hộc 才調集-蜀-韋縠
Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁
Thạch Thương Lịch Đại Thi Tuyển - Minh - Tào Học Thuyên 石倉歷代詩選-明-曹學佺
Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐 詩-清-聖祖玄燁

Sách của Huyền Diệp có cho 2 dị bản ở câu 1 và 4.

Ký Viễn là một đề tài rất thơ mộng nên nhiều thi nhân đời Đường, trong đó có Lục Quy Mông 寄遠, Lý Thương Ẩn 寄遠, Bạch Cư Dị 寄遠… đã tham gia làm thơ dưới mục này. Có 46 bài thơ có hai chữ Ký Viễn trong tựa, có 32 bài tựa chỉ có hai chữ Ký Viễn.

Ngoài bài Ký Viễn này (không có tựa như thế trong sách chữ Hoa nào), Lý Bạch có làm một bài Ký Viễn 11 Thủ 寄遠十一首.
Ngoài bài Thu Tễ Ký Viễn, Đỗ Mục còn có 3 bài Ký Viễn: 寄遠 1, 寄遠 2, 寄遠3.

Chú thích:

Bích vân: mây xanh, mây trên bầu trời xanh biếc
Thanh dạ: một đêm yên tĩnh
Tàn: phần còn thừa lại của cái gì đã dùng rồi
Tàn chiếu: lúc mặt trời đã lặn
Phi phi: lả tả, tiếng mưa rơi, nhiều dày dặc…

Dịch nghĩa:

Gởi Người Phương Xa

Xa xa phía trước núi những đám mây xanh biếc hòa quyện với nhau,
Trong đêm yên tĩnh có tiếng vi diệu tuyết trắng rơi.
Muốn gửi mối tình say đắm đến một nơi cách xa ngàn dặm qua ánh trăng,
Bên dòng suối dưới những tia sáng cuối cùng của mặt trời mưa lả tả rơi.

Bình luận:

Bài thất ngôn tứ tuyệt là một tuyệt tác về hình thức, gợi cảm và sâu sắc về ý, trữ tình và lãng mạn. Khi dịch nghĩa cũng như dịch thơ, cần lưu ý về thời lúc và thứ tự hợp lý của các sự việc đã xảy ra. Chiều mây, tối tuyết, khuya trăng, và gần sáng mưa. Chữ tàn chiếu dịch đúng nghĩa là lúc mặt trời sắp lặn, lúc chiều tà, hoàng hôn… e không ổn với thứ tự thời gian trong các câu trước. Quên đi thời điểm trong câu 4 hoặc phỏng dịch hết đêm, gần sáng, bình minh, tia nắng đầu tiên…

To Someone Far-Away by Dù Mù

Blue clouds drifted in the distance in front the mountains,
In the quiet night, only the marvellous sound of falling white snow.
I wanted to send love, through the moon, to a distant place thousands of miles away,
But on the bank of the stream under the last sun rays, it rained heavily.

Phỏng dịch thơ: Gởi Người Phương Xa

Thể thất ngôn: 

Trước núi mây xanh phủ góc trời,
Trong đêm thanh vắng tuyết êm rơi.
Gởi người vạn dặm bao thương nhớ,
Bên suối dưới trăng mưa khắp nơi.

Thể lục bát: 

Mây xanh phủ núi mờ xa,
Trong đêm yên tĩnh trắng ngà tuyết rơi.
Nhớ thương vạn dặm ngươi ơi!
Dưới trăng bên suối mưa nơi giang đầu.

Phí Minh Tâm
*** 
Tương Tư

Mây xanh bao phủ trên đầu núi
Hoàng hôn chìm xuống ở phương xa
Đêm buồn bóng Nguyệt lu mờ chiếu
Bên trơi ai có hiểu lòng ta

Văn Ngọc

21-4-2024

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

Cảm Tác: Gối Mộng Mơ Trăng!

 

Gối Mộng Mơ Trăng!


Đêm đã dần tàn sao trăng còn thức
Rón rén ghé gần khung cửa nhỏ to
“Gối mộng ơi, để thân lạnh co ro
Coi chừng cảm trăng lo không yên giấc”

Gối mộng chợt giật mình.. Ồ là thật!
“Khẽ khàng cười ...Bỡi ngủ gật quên thôi
Cám ơn trăng đêm đã khuya lắm rồi
Ngủ ngon nhé kẽo hao tâm tội lắm!”

Chênh lệnh thời gian giao hòa chầm chậm
Tỉnh giấc nồng còn âm ỉ trong tim
Một ngọt ngào một nhơ nhớ lắng im
Trời hừng sáng đắm chìm lòng thổn thức

Trăng ơi! Có phải chăng là sự thật?!
Cho suốt đời Trăng Mộng mãi trong mơ
Được nghe trăng thì thầm tiếng hẹn chờ
Để gối mộng khép hờ khung cửa sổ!

Kim Oanh
5.4.2024
***
Bài Cảm Tác:

Gối Mộng Mơ Trăng

Trăng tò mò nhìn qua khung cửa sổ
Thấy em buồn tiếc nuối một giấc mơ
Thời con gái tâm hồn đang thổn thức
Nhớ và yêu tình thao thức đợi chờ.

Đêm đã thật khuya trăng còn sáng tỏ
Rón rén vén màn cửa sổ hẹn hò
Đêm kỳ diệu em bước vào huyền thoại
Để ước mơ về không phải đắn đo.

Viết Tặng VTS Kim Oanh
Tế Luân
04-09-24

 

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024

Chôn Vùi


Người đến cho em một nụ cười
Đan thành giấc mộng tuổi đôi mươi
Khép bờ mi tình xanh rười rượi
Một nửa cho em, nửa cho người

Người đi để lại thoáng ngậm ngùi
Khắc sợi buồn xoá nát niềm vui
Xoa dấu muộn phiền tình ngắn ngủi!
Gom hương yêu lấp cát chôn vùi.

Kim Oanh

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024

Đành Sao!

Đành Sao!

(Ảnh: Bạn gửi)

Thời gian vun vút thoi đưa
Quay lưng bỏ mặc nắng mưa cuộc đời
Nén lòng nhặt cánh sầu rơi
Cất vào trang vở một thời cho nhau
Hè ơi áo trắng phai màu
Nhưng ngày tháng cũ bạc đầu khắc sâu
Phượng hồng ai chở đi đâu
Sao đang tâm để nỗi đau riêng mình....

Kim Oanh
6.3.2024