Bài đăng đầu tiên đến nay, dù rất muốn, Mây Ngàn vẫn chưa có dịp nào đề cập đến lãnh vực nhiếp ảnh, vốn cũng là một miền rất nở rộ của sinh hoạt văn nghệ miền Nam. Thì hôm nay, để khởi đầu, Mây Ngàn xin gửi đến quý vị và các bạn một bài báo của phóng viên John Nance, viết về nhiếp ảnh gia nhỏ tuổi nhất Saigon, Lỗ Mạnh Hùng. Bài này được đăng trên hai tờ, The Southeast Missourian và The Times Daily, trong cùng ngày 14 tháng 2 năm 1968. Mây Ngàn xin đăng lại toàn bài và phần chuyển ngữ.
Trong một thành phố đã có quá nhiều điều phi lý, hình ảnh một thằng bé người Việt Nam lao mình về phía tiếng súng đạn ầm ầm, lách người vượt qua những đống đổ nát tan hoang, chủ động tìm đến những vùng hiểm nguy ghê gớm có thể là một trong những điều kỳ quặc nhất.
Em mạnh dạn đối diện nguy hiểm, trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa đang cố gắng tìm nơi ẩn nấp.
Thằng bé vốn là một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, và em có hẳn một tập ảnh dày đã được đăng báo để minh chứng cho điều đó.
Cao chưa tới một thước hai và chỉ nặng hơn hai mươi lăm kí lô, cậu trai mắt sáng Lỗ Mạnh Hùng đeo chiếc máy ảnh của mình như một tấm huy chương.
Em đã bắt đầu chuyên môn chụp ảnh được hơn hai năm, kể từ khi cha em, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Lỗ Vinh, cần hỗ trợ khi bị thương trong lúc đang đưa tin về một cuộc nổi loạn trên đường phố. Cùng với người cha bây giờ đã 58 tuổi, cả hai tạo thành một cặp bài trùng nhiếp ảnh gia lớn tuổi và nhỏ tuổi nhất Saigon.
Ông Lỗ Vinh đã có 44 năm chụp ảnh chuyên nghiệp, quê quán ở Bắc Việt, học mỹ thuật và văn chương ở một trường đại học Pháp, nhưng lại lựa chọn sở thích nhiếp ảnh của mình để kiếm sống, khi tình hình trở nên gay go. Trong nhiều năm, ông đi và chụp ở khắp Đông Dương, đến năm 43 tuổi mới lập gia đình. Vài tháng sau đám cưới, ông và vợ tìm đến Saigon để lánh nạn CS. Bây giờ họ đã có tám đứa con. Ở tuổi 12, Lỗ Mạnh Hùng là đứa lớn nhất. Đứa nhỏ nhất mới 18 tháng tuổi.
Lỗ Mạnh Hùng và cha thức dậy lúc năm giờ sáng. Để kịp thời bắt tay vào việc và ít khi nào kết thúc trước chín giờ tối. Cứ như vậy trong suốt 365 ngày một năm, người cha thở dài.
Những khi tình hình đỡ căng thẳng hơn, cặp bài trùng này rảo quanh thành phố trên xe gắn máy để ghi nhận những sự kiện lớn của chánh quyền, các đám tiệc, những cuộc đón tiếp ở phi trường, các buổi chiêu đãi, những vụ hỏa tai, hay bất cứ tin tức gì có thể.
Lỗ Mạnh Hùng giúp cha tráng phim, in ảnh và đồng thời cũng là một người nhân viên kinh doanh, em mang những tấm ảnh mới in đến chào bán cho các tòa báo trong vùng và cả những hãng tin ngoại quốc.
Dáng người nhỏ bé gầy gò và gương mặt trẻ con của thằng bé là lợi thế và cũng là trở ngại trong công việc.
Thỉnh thoảng, cảnh sát ngăn em lại khi đang cố gắng vượt qua các chốt canh. Họ hay hỏi “Mày tính đi đâu đây nhóc?" Em đưa giấy thông hành và máy ảnh ra, bình tĩnh giải thích rằng em là con của phóng viên ảnh Lỗ Vinh, và thường là được cho qua.
Nhưng không phải khi nào cũng suôn sẻ như vậy, em nói, và việc thuyết phục cảnh sát tin rằng em là một nhiếp ảnh gia thực thụ đang lấy tin là điều trở ngại lớn nhất của em.
Còn lợi thế của dáng người nhỏ bé thì đã được giới nhiếp ảnh Saigon chứng kiến nhiều lần. Khi họ đang chen chúc, xô đẩy nhau, cố gắng tranh giành một góc máy đẹp để chụp lại cảnh một vị tướng lãnh đang đến, hoặc một cảnh hội nghị đông đúc, ai sẽ luồn lách qua được? Chính là Lỗ Mạnh Hùng. Em bò trườn xuyên qua đám đông, chạy ngay ra phía trước và tha hồ chụp ảnh với góc máy đẹp nhất. Em quá thấp bé nên không hề che khuất tầm nhìn của những kẻ đứng sau và vì thế họ thoải mái để em qua.Tuổi trẻ không giới hạn
Lỗ Mạnh Hùng, một nhiếp ảnh gia Saigon mới mười hai tuổi, đang tác nghiệp trong thành phố tan hoang vì chinh chiến. Cậu bé, vốn có người cha cũng là một nhiếp ảnh gia, đã làm việc này được hơn hai năm. (Ảnh điện tín của AP).
Boy Photographer Seeks Danger As Others Flee - John Nance
One of the most unusual sights in a city overflowing with strange sights is the slight figure of a 12 year old Vietnamese boy darting into the street battles, scrambling across the rubble, deliberately heading for trouble.
While other youngsters flee danger, he looks for it.
He is a professional photographer and he has a thick stack of published pictures to prove it.
Not much taller than four feet and only a smidgin over 60 pounds, bright eyed Lo Manh Hung wears his cameras like a badge.
He has been taking pictures professionally more than two years, since his locally wellknown father, Lo Vinh, was injured covering street riotting and needed help in his work.
With the father, who is 58 years old, the pair form a team boasting Saigon’s oldest and youngest working photographers. The father, a cameraman for 44 years, was born in North Vietnam, studied art and literature at a French university, but turned to his hobby of photography for income when times got tough.
For years he traveled, taking pictures throughout Indochina, and didn’t marry until he was 43. A few months later he and his bride fled the Communists in the North and came to Saigon.
They now have eight children. At 12, Lo Manh Hung is the oldest. The youngest is 18 months.
Lo Manh Hung and his father arise everyday at 5am. To be early on the job and usually don’t finish until after 9pm.That’s 365 days a year, the father sighs.
In less hectic times, the pair scoot about the city on a motorbike to cover official government affairs, weddings, airport arrivals, parties, fires, whatever may make news.
Lo Manh Hung helps with the film processing and printing, then turns messenger salesman, pedding fresh prints to local newspapers and foreign news agencies.
His small, slim frame and child’s face are both the hindrance and help in his work.
Police invariably stop him as he tries to pass through official gates, demanding" “Where do you think you’re going?”
He explains calmly he is the son of photographer Lo Vinh, produces his credentials and cameras, and usually continues on his way.
But not always - and that, he says, is his biggest problem: cinvincing police he really is a working news photographer.
The advantage of his size has been seen often by the Saigon press corps. As photographers jam together, elbowing, pushing, clawing for the right picture angle of an arriving dignitary or a crowded news conference, who squirms through? Lo Manh Hung.
He snakes through a crowd on all fours, emerges in the front of the lot and clicks happily away with the best angle of all. He is so short he never blocks those behind and they let him be.
Youth no barrier
Lo Manh Hung, a 12 year old Saigon photographer, snaps one of the many war pictures he takes in that embattled city. The boy, whose father is also a photographer, has been working at the business for two years. (AP Wirephoto).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét