Tôi rời thành phố Melbourne trong một mùa đông lạnh buốt, sức khoẻ vừa mới phục hồi sau cơn cảm nặng kéo dài. Lòng phân vân lo lắng chuyến đi dài quá không biết mình đủ sức chịu đựng chăng? Nhưng lời khuyên của Bác sĩ là “nên đi” vì Canada đang mùa Hè, khí trời ấm áp rất hợp cho sức khoẻ của tôi trong lúc này.
Chuyến máy bay Air United cất cánh lúc 10g30 sáng, sau một giờ bay đến phi trường Sydney đón thêm khách. Cùng đi với tôi có hai mẹ con người bạn Phố Núi Pleiku, Diệu Thảo và cô bé Kathy.
Rời Sydney máy bay cất cánh đến Los. Trong suốt cuộc hành trình, dài ơi là dài. Chúng tôi có cùng nhận xét “chuyến bay dài mệt mỏi mà nhìn các tiếp viên Hàng Không, càng mệt mỏi thêm vì thú thật các tiếp viên “già quá” không mượt mà như những tiếp viên Hàng Không của các nước Á Châu. Sự tiếp đãi của họ cũng không lịch sự cho mấy…”. Máy bay đáp xuống phi trường chuyển tiếp ở Los. Chúng tôi phải làm thủ tục vì sự an ninh của quốc gia. Mười ngón tay “kiêu sa” của bọn tôi lần lượt lăn trên máy và chụp hình. Tôi là người bị gọi riêng xét từ khi rời Úc đến Los thật thảm thương. Lý do tìm mãi không biết vì sao mình bị “chọn mặt gởi vàng”. Cuối cùng chỉ biết một điều hay tại sợ lạnh bệnh bị tái phát trong lúc đi, tôi mặc quá nhiều quần áo? Nên bị nghi ngờ? Mấy đứa bạn nghe bật cười bảo “nội thấy cái tướng ốm xì ke của tôi họ xét là đúng thôi ..hi..hi…
Ngày 21/7/2012 tức ngày 20/7 ở Canada.
Sau 3 tiếng đồng hồ chờ chuyển tiếp đi Toronto, nơi mà tôi sẽ gặp lại những người bạn cùng một trường Tống Phước Hiệp, những đàn em ngày xưa không quen biết nhưng nhờ trang tongphuochiep.com mà tình thân thương ngày thêm gắn bó, cùng làm việc trong Ban biên tập với nhau hơn ba năm qua. Phải chăng đó là duyên mà chúng ta có được trong cuộc đời này.
Chuyến máy bay Air Canada cất cánh, vừa bước vào máy bay một ngôn ngữ nghe rất quen quen “Bon soir!” một cảm giác nhè nhẹ thuở nào trong giờ học Pháp Văn. Cô tiếp viên xinh xắn nhoẻn miệng cười, cái mệt cũng nhẹ tênh.
Máy bay cất cánh khoảng 1 giờ tôi cảm thấy lạnh, Thảo cũng thế. Chúng tôi hỏi mượn cái mền đắp. Cô tiếp viên bảo “Phải trả tiền 25 đô”. Muốn nghe nhạc hỏi mượn cái Écouteur cũng phải trả tiền… thức ăn cũng trả tiền. Ôi! Sao cái gì cũng bán? Thảo bảo: Tiếp viên đẹp, lịch sự nên cái gì cũng phải trả tiền...“
May cho tôi là có đủ khăn choàng, áo khoác, vớ nên cũng tạm đở lạnh trong 5 giờ bay.
Lòng nôn nóng gặp lại bạn xưa, nhưng cái tính phá phách thuở học trò vẫn chưa chừa tôi và Thảo bàn nhau để con Thảo ra trước rồi sau đó thủng thỉnh ra sau…xem các nàng Canada có nhìn ra chúng tôi không.
Nhưng nhìn quanh bạn đâu chẳng thấy, tôi nói Thảo, hay là các nàng ta cũng phá lại mình núp đâu đó? Thảo còn bảo làm tỉnh đi, đẩy vali thẳng ra cổng chính mấy nhỏ đó sẽ ra mặt thôi. Vali đẩy ra đẩy vào mà nào có ai?
Ô hay! Mình bị đem con bỏ chợ sao ha?! Mười phút trôi qua, vợ chồng Kim Loan và Lợi từ thang máy xuất hiện, tôi ngoảng mặt xoay lưng, Loan bịt mắt tôi còn hỏi “đố chị biết ai”. Rồi Kim Lan và con trai tên Bình, anh Khải Sang bé Khang đến, tiếng nói cười vang dội phi trường, âm thanh nổi không cần Speakers..hi..hi…
Các nàng còn đổ qua đổ lại vì sao không mua hoa đón người mới đến.
- Em định mua hoa đón mấy chị nhưng em biết chị về nhà chị Sang ở, nên chị Sang hưởng thôi khỏi mua (Kim Loan)
- Em thấy trời nóng quá sợ hoa héo, định kêu chị Sang mua hoa nylon đón nhưng chị Sang hổng mua thôi (Kim Lan)
- Ủa mà sao chị Sang đi trể dzậy?
Khổ chủ chưa kịp trả lời Kim Loan bồi thêm:
- Tại đậu xe mắc quá, đi trể đở hao….
- Nhầm nhò gì mấy cái lẻ tẻ…tại kẹt xe chứ bộ..
Những câu kê tủ đứng qua lại làm chúng tôi quên hết mệt nhọc sau tuyến đường dài. Cà kê tiền đâu xe lên khẵm…. rời phi trường đi thẳng về nhà Sang, vất hành lý lang thang ra phố lót dạ. Gọi tô phở, mệt quá tôi chỉ ăn vài đũa và húp hết nước lèo lại bị chọc là tôi giữ eo. Chờ đi các em, vài ngày các em biết tài ăn của chị nhé.
Trở về nhà vội vã chia tay vì sáng sớm mai 5 giờ chúng tôi sẽ lên đường đi tour Montréal- Quecbec- Ottawa- Thousand Island, trong 2 đêm 3 ngày bằng xe Bus.
Cô bạn Sang Hạ rất chu đáo đã sắp xếp chương trìng đi tours , đặt vé trước để thời gian không phí, vì chúng tôi chỉ vỏn vẹn ở đây 2 tuần ngắn ngủi.
Hẹn ngày tái ngộ mấy “ mỏ nhọn “ (tên gọi của Đại Sư Ca Quên Đi trong Sân Trường tongphuochiep.com thân thương ban tặng cho chúng tôi..hi..hi..)
- Em định mua hoa đón mấy chị nhưng em biết chị về nhà chị Sang ở, nên chị Sang hưởng thôi khỏi mua (Kim Loan)
- Em thấy trời nóng quá sợ hoa héo, định kêu chị Sang mua hoa nylon đón nhưng chị Sang hổng mua thôi (Kim Lan)
- Ủa mà sao chị Sang đi trể dzậy?
Khổ chủ chưa kịp trả lời Kim Loan bồi thêm:
- Tại đậu xe mắc quá, đi trể đở hao….
- Nhầm nhò gì mấy cái lẻ tẻ…tại kẹt xe chứ bộ..
Những câu kê tủ đứng qua lại làm chúng tôi quên hết mệt nhọc sau tuyến đường dài. Cà kê tiền đâu xe lên khẵm…. rời phi trường đi thẳng về nhà Sang, vất hành lý lang thang ra phố lót dạ. Gọi tô phở, mệt quá tôi chỉ ăn vài đũa và húp hết nước lèo lại bị chọc là tôi giữ eo. Chờ đi các em, vài ngày các em biết tài ăn của chị nhé.
Trở về nhà vội vã chia tay vì sáng sớm mai 5 giờ chúng tôi sẽ lên đường đi tour Montréal- Quecbec- Ottawa- Thousand Island, trong 2 đêm 3 ngày bằng xe Bus.
Cô bạn Sang Hạ rất chu đáo đã sắp xếp chương trìng đi tours , đặt vé trước để thời gian không phí, vì chúng tôi chỉ vỏn vẹn ở đây 2 tuần ngắn ngủi.
Hẹn ngày tái ngộ mấy “ mỏ nhọn “ (tên gọi của Đại Sư Ca Quên Đi trong Sân Trường tongphuochiep.com thân thương ban tặng cho chúng tôi..hi..hi..)
Ngày 21/7/2012
Nhà Sang nằm ngay trung Phố Tàu nên tiện việc đi lại, nhỏ Sang thức sớm đi mua bánh bao, pha cà phê để lót dạ trước khi khởi hành. Nhỏ còn chuẩn bị trái cây, thức ăn, nước uống để trên đường đi có nhâm nhi. Đúng là…” Sáng con mắt tui mà tối con mắt Sang” hi..hi…
Kim Lan dặn dò “ từ Toronto đi Montréal không có phong cảnh gì đẹp, mấy chị cứ ngủ đi, lấy sức nhe”.
Bạn bè ai cũng lo lắng sợ cái thân ốm yếu của tôi gục ngã vì đi không ngừng…. Nhưng “Chị không chết đâu em…hi..hi… “ Cũng vì chữ “em” này mà nhỏ Sang tức thường bảo “Con nhỏ Oanh này hổn nhe, tại sao Điều và Sang học trên Oanh một lớp mà gọi Điều bằng chị xưng em, còn Sang thì không? “
- Hì…hì…. hổng biết Sang ơi! Mà có biết ngu gì nói hé…hi..hi…” Suỵt”
Trên đường đến Montréal xe chạy chậm qua con phố, những di tích lịch sử, những căn nhà cổ, (tôi sẽ có dịp giới thiệu chi tiết đến độc giả sau), người hướng dẫn giới thiệu và pha trò cho du khách đở mệt. Chúng tôi ngủ khò….
Nhà Sang nằm ngay trung Phố Tàu nên tiện việc đi lại, nhỏ Sang thức sớm đi mua bánh bao, pha cà phê để lót dạ trước khi khởi hành. Nhỏ còn chuẩn bị trái cây, thức ăn, nước uống để trên đường đi có nhâm nhi. Đúng là…” Sáng con mắt tui mà tối con mắt Sang” hi..hi…
Kim Lan dặn dò “ từ Toronto đi Montréal không có phong cảnh gì đẹp, mấy chị cứ ngủ đi, lấy sức nhe”.
Bạn bè ai cũng lo lắng sợ cái thân ốm yếu của tôi gục ngã vì đi không ngừng…. Nhưng “Chị không chết đâu em…hi..hi… “ Cũng vì chữ “em” này mà nhỏ Sang tức thường bảo “Con nhỏ Oanh này hổn nhe, tại sao Điều và Sang học trên Oanh một lớp mà gọi Điều bằng chị xưng em, còn Sang thì không? “
- Hì…hì…. hổng biết Sang ơi! Mà có biết ngu gì nói hé…hi..hi…” Suỵt”
Trên đường đến Montréal xe chạy chậm qua con phố, những di tích lịch sử, những căn nhà cổ, (tôi sẽ có dịp giới thiệu chi tiết đến độc giả sau), người hướng dẫn giới thiệu và pha trò cho du khách đở mệt. Chúng tôi ngủ khò….
Ngày Chúa Nhật chúng tôi được đưa đến nhà Thờ ST. Joshep, người người truyền nhau, nơi Thánh Đường này rất nhiệm mầu với phép lạ Chúa ban, xe lăn, gậy của những người tàn tật, bệnh hoạn được gửi lại đây sau khi họ đến xin Ơn Trên ban phép.
Khi chúng tôi đến đây, Thánh đường rất trang nghiêm, người đến quỳ nguyện cầu rất cung kính. Nếu chúng ta muốn thắp một ngọn nến thì cho vào chiếc lon tiền, số tiền này dùng để tu bổ nhà Thờ, một điều rất lạ khi những ngọn nến màu đỏ thắp lên thì chúng ta không thấy gì, nhưng khi cầm máy ảnh để chụp hình thì sẽ thấy vùng nến đỏ thắp sáng hiện lên những ngọn nến màu trắng với tên ST. JOSHEP.
Tôi thành kính nguyện cầu xin Ơn Trên che chở và ban cho gia đình anh chị em, con cháu sức khoẻ và bình an. Tôi ghi lại những gì mình khấn nguyện vào quyển sổ lưu niệm. May mắn hôm nay tôi được dự buổi lễ ngày Chúa Nhật mặc dù chỉ trong thoáng chốc, phải rời để tiếp tục lên đường với nhóm đi tour.
Rời khỏi nhà nguyện, tôi cảm nhận mình đã được Chúa ban ân(?) Với Đức tin vô bờ bến, lòng tôi xác định. Đúng tôi là người may mắn đuợc Chúa nhậm lời.
Tạ ơn Đức Chúa Thánh Thần. Amen!
Mẹ con Thảo và tôi tôi ở cùng phòng hai giường đôi, khách sạn ba sao tại Montréal, khá đầy đủ tiện nghi. Nơi đây tôi hẹn gặp thêm anh Toàn chị Điều (Xuân Phát Lợi) anh Đức Tuấn (nhạc sĩ cũng là nhà văn cột trụ của Hội Ái Hữu Phù Sa Sông Cửu), Dạ Dung cô bạn thơ mới quen nhưng tất cả đều gần gũi và thân thương, chúng tôi quen nhau qua diễn đàn tongphuochiep.com. Phải nói cảm ơn anh Long và Kiều Loan đã cho chúng tôi có cơ hội để gặp gỡ chuyện trò, phá phách và trở thành một nhà thân ái, diễn đàn là nơi những người xa xứ tìm được chút gì để mến để thương.
Tiếc là chị Điều bệnh thình lình nên không có dịp gặp chị. Tiếc ơi là tiếc…..
Rời khỏi nhà nguyện, tôi cảm nhận mình đã được Chúa ban ân(?) Với Đức tin vô bờ bến, lòng tôi xác định. Đúng tôi là người may mắn đuợc Chúa nhậm lời.
Tạ ơn Đức Chúa Thánh Thần. Amen!
Mẹ con Thảo và tôi tôi ở cùng phòng hai giường đôi, khách sạn ba sao tại Montréal, khá đầy đủ tiện nghi. Nơi đây tôi hẹn gặp thêm anh Toàn chị Điều (Xuân Phát Lợi) anh Đức Tuấn (nhạc sĩ cũng là nhà văn cột trụ của Hội Ái Hữu Phù Sa Sông Cửu), Dạ Dung cô bạn thơ mới quen nhưng tất cả đều gần gũi và thân thương, chúng tôi quen nhau qua diễn đàn tongphuochiep.com. Phải nói cảm ơn anh Long và Kiều Loan đã cho chúng tôi có cơ hội để gặp gỡ chuyện trò, phá phách và trở thành một nhà thân ái, diễn đàn là nơi những người xa xứ tìm được chút gì để mến để thương.
Tiếc là chị Điều bệnh thình lình nên không có dịp gặp chị. Tiếc ơi là tiếc…..
Anh Đức Tuấn và Dạ Dung rất nhiệt tình đáp xe lửa đến khách sạn tìm chúng tôi, cùng nhau lang thang trên phố chuyện trò thân mật như biết nhau từ lâu. Nàng thơ Dạ Dung lúc ngồi chờ ở khách sạn còn làm bài thơ thắm thiết, nụ cười cô nàng rất tươi như hoa xuân nở vậy, anh Tuấn thì rất hiền…. hiền ơi là hiền (chỉ cần quý vị nhìn hình này sẽ thấy ngay…hi..hi… anh ngồi bơ vơ bên 3 con nhỏ lắm chuyện này) . Ráng chịu chút nha anh Tuấn..hi…hi… cho quen ấy mà.
Thời gian ngắn ngủi rồi cũng chia tay, nhỏ Dạ Dung ôm Oanh, Thảo hoài không muốn rời, nhỏ cứ hôn lên má Oanh rồi nuối tiếc “không biết có bao giờ mình gặp lại không?” Thấy thương Dạ Dung lắm, dù hôm qua bệnh mà hôm nay cũng ráng sức gặp nhau.
Dạ Dung ơi! Chắc chắn Kim Oanh sẽ một lần trở lại Canada xứ lạnh tình nồng mà nhỏ.
Thời gian ngắn ngủi rồi cũng chia tay, nhỏ Dạ Dung ôm Oanh, Thảo hoài không muốn rời, nhỏ cứ hôn lên má Oanh rồi nuối tiếc “không biết có bao giờ mình gặp lại không?” Thấy thương Dạ Dung lắm, dù hôm qua bệnh mà hôm nay cũng ráng sức gặp nhau.
Dạ Dung ơi! Chắc chắn Kim Oanh sẽ một lần trở lại Canada xứ lạnh tình nồng mà nhỏ.
Ngày 22/7/2012
Sáng sớm hôm sau đoàn tiến về thành phố Québec, tuy nhỏ nhưng thơ mộng, nơi đây cho tôi trở lại thời đi học vì người dân ở đây nói bằng tiếng Pháp. Đi qua những con phố những ghi chú trên đường, tôi dần dần nhớ lại những gì mình đã học qua, quen thuộc thân mến vô cùng. Hai bên lề đường những nhạc sĩ đánh đàn, những bản nhạc Pháp của thập niên 60. Làm tôi nhớ Việt Nam của thời xa xưa cũ. Rất tiếc vì thời gian ở lại có 2 giờ, chưa đủ để thưởng thức những cái hay cái đẹp của nơi này.
Chiều vàng rơi trên mặt sông bình lặng, tâm hồn yên ả…. Gió mát từ đâu đưa đến trong cơn nóng,… lòng cảm thấy lâng lâng khi một mình trầm lắng.
Hạnh phúc quá tuyệt vời. Quebéc ơi! Tôi sẽ một lần trở lại đây, để được nhìn đêm về mà ngỡ Paris.
Chúng tôi ngủ lại Quebéc một đêm rồi sáng sớm mai tiếp tục cuộc hành trình.
Sáng sớm hôm sau đoàn tiến về thành phố Québec, tuy nhỏ nhưng thơ mộng, nơi đây cho tôi trở lại thời đi học vì người dân ở đây nói bằng tiếng Pháp. Đi qua những con phố những ghi chú trên đường, tôi dần dần nhớ lại những gì mình đã học qua, quen thuộc thân mến vô cùng. Hai bên lề đường những nhạc sĩ đánh đàn, những bản nhạc Pháp của thập niên 60. Làm tôi nhớ Việt Nam của thời xa xưa cũ. Rất tiếc vì thời gian ở lại có 2 giờ, chưa đủ để thưởng thức những cái hay cái đẹp của nơi này.
Chiều vàng rơi trên mặt sông bình lặng, tâm hồn yên ả…. Gió mát từ đâu đưa đến trong cơn nóng,… lòng cảm thấy lâng lâng khi một mình trầm lắng.
Hạnh phúc quá tuyệt vời. Quebéc ơi! Tôi sẽ một lần trở lại đây, để được nhìn đêm về mà ngỡ Paris.
Chúng tôi ngủ lại Quebéc một đêm rồi sáng sớm mai tiếp tục cuộc hành trình.
Ngày 23/7/2012
Sáng sớm hôm sau lên đường đi đến Thousand Island. Xuống chiếc thuyền neo, khí trời nóng bức nhưng khi tàu rời bến … trời trong xanh, mây trắng bồng bềnh, gió mát mang tâm hồn người cũng bềnh bồng trôi, phong cảnh rất hữu tình.
Một ngàn tám trăm cái đảo nhỏ mọc chơ vơ trên sóng nước, mỗi một đảo đều có một căn nhà xinh xinh trên ấy, có Nhà Thờ, Lâu đài như trong chuyện thần thoại ngày xưa. Một cảnh thiên nhiên hiếm quý của xứ Canada này.
Rất đẹp và nên thơ! Sau một giờ thăm xứ đảo, bao nhiêu bệnh trong người cũng theo sóng nước trôi đi. Tâm hồn thanh thản với chiều êm.
Một chuyến đi tour đầy thú vị và ý nghĩa, giá chỉ có 133 đô tiền Canada.
Từ giã hai mẹ con Thảo, cháu tôi đón tôi trở lại Ottawa để thăm chị thứ Năm của tôi, trong khi mẹ con Thảo trở về Toronto và tiếp tục đi tour New York.
Sáng sớm hôm sau lên đường đi đến Thousand Island. Xuống chiếc thuyền neo, khí trời nóng bức nhưng khi tàu rời bến … trời trong xanh, mây trắng bồng bềnh, gió mát mang tâm hồn người cũng bềnh bồng trôi, phong cảnh rất hữu tình.
Một ngàn tám trăm cái đảo nhỏ mọc chơ vơ trên sóng nước, mỗi một đảo đều có một căn nhà xinh xinh trên ấy, có Nhà Thờ, Lâu đài như trong chuyện thần thoại ngày xưa. Một cảnh thiên nhiên hiếm quý của xứ Canada này.
Rất đẹp và nên thơ! Sau một giờ thăm xứ đảo, bao nhiêu bệnh trong người cũng theo sóng nước trôi đi. Tâm hồn thanh thản với chiều êm.
Một chuyến đi tour đầy thú vị và ý nghĩa, giá chỉ có 133 đô tiền Canada.
Từ giã hai mẹ con Thảo, cháu tôi đón tôi trở lại Ottawa để thăm chị thứ Năm của tôi, trong khi mẹ con Thảo trở về Toronto và tiếp tục đi tour New York.
Ngày 23/7 – 26/7/2012
Ba đêm ở nhà anh chị cùng các cháu cũng rất vui và ấm áp trong tình thương yêu của gia đình, anh chị về hưu cả nên thời gian tôi lưu lại đây không thiếu gì, ăn uống đi dạo phố, ngắm thành phố bằng thuyền, thư thả bát bộ công viên… nhớ ngày xưa tôi bé tí teo bên chị, thế mà giờ hai chị em xấp xỉ nhau… các cháu ngày xưa tôi bồng ẳm chăm nom, ngày nay đã có gia đình con cái đầy đủ. Anh chị và các cháu nhà cửa tươm tất, ba cháu mua nhà gần anh chị tôi phòng khi hữu sự, sự nghiệp vững vàng, con cháu ngoan.
Mỗi ngày đi chơi về thì ghé nhà mỗi cháu ăn chiều, không ngờ bây giờ các cháu nấu nướng thật ngon, tôm hùm ở Canada rất rẻ so với Úc. Tha hồ ăn.
Ba đêm ở nhà anh chị cùng các cháu cũng rất vui và ấm áp trong tình thương yêu của gia đình, anh chị về hưu cả nên thời gian tôi lưu lại đây không thiếu gì, ăn uống đi dạo phố, ngắm thành phố bằng thuyền, thư thả bát bộ công viên… nhớ ngày xưa tôi bé tí teo bên chị, thế mà giờ hai chị em xấp xỉ nhau… các cháu ngày xưa tôi bồng ẳm chăm nom, ngày nay đã có gia đình con cái đầy đủ. Anh chị và các cháu nhà cửa tươm tất, ba cháu mua nhà gần anh chị tôi phòng khi hữu sự, sự nghiệp vững vàng, con cháu ngoan.
Mỗi ngày đi chơi về thì ghé nhà mỗi cháu ăn chiều, không ngờ bây giờ các cháu nấu nướng thật ngon, tôm hùm ở Canada rất rẻ so với Úc. Tha hồ ăn.
Tôi cảm thấy lòng vui lây cùng anh chị. Hạnh phúc Chúa ban cho đại gia đình anh chị.
Kim Lan bảo trước, chị Oanh ở lại Ottawa, chị gặp người nhà lo 888 thế nào cũng tắt tiếng cho xem. Thật đúng y chang! Tôi phải nấu giá để lấy nước uống mới khỏi.
Khàn tiếng thì khàn nhưng đi thì đi, chị em tôi đi ra trung tâm thành phố, một khu chợ bán rau cải và trái cây được trưng bày rất xinh, mà ngày xưa đọc sách Pháp thường thấy, trái cây được cho vào cái giỏ nhỏ dễ thương làm sao.
Ngày vui nào cũng có lúc tàn, tôi chia tay anh chị trở lại Toronto bằng xe Bus. tiếp tục chuyến du lich của mình. Lên xe nhìn lại chị Năm tôi, tôi cười giấu nỗi buồn vì chỉ còn chị với ba đứa cháu ngoại đứng nhìn theo. Hẹn chắc một ngày gần em sẽ đến nữa nha Năm.
Kim Lan bảo trước, chị Oanh ở lại Ottawa, chị gặp người nhà lo 888 thế nào cũng tắt tiếng cho xem. Thật đúng y chang! Tôi phải nấu giá để lấy nước uống mới khỏi.
Khàn tiếng thì khàn nhưng đi thì đi, chị em tôi đi ra trung tâm thành phố, một khu chợ bán rau cải và trái cây được trưng bày rất xinh, mà ngày xưa đọc sách Pháp thường thấy, trái cây được cho vào cái giỏ nhỏ dễ thương làm sao.
Ngày vui nào cũng có lúc tàn, tôi chia tay anh chị trở lại Toronto bằng xe Bus. tiếp tục chuyến du lich của mình. Lên xe nhìn lại chị Năm tôi, tôi cười giấu nỗi buồn vì chỉ còn chị với ba đứa cháu ngoại đứng nhìn theo. Hẹn chắc một ngày gần em sẽ đến nữa nha Năm.
Ngày 27/7/2012
Sau năm ngày tôi trở lại Toronto để gặp lại các bạn, Thảo cũng từ New York trở về nhà Sang. Tôi được dịp ngắm nhà Sang Hạ, căn nhà nằm trên đường có bóng mát cây xanh, tôi có cảm tưởng phố Tân Định Ngày xưa. Khu vực yên ả và bước vài bước là phố Tàu tha hồ mua sắm, giá sinh hoạt nơi đây rất rẻ.
Nhà Sang có một tầng lầu, bốn phòng ngủ, hai washrooms, (gọi thế này nghe lịch sự hơn ở Úc gọi Toilet), một nhà bếp, phòng khách, sân ăn BBQ, một garage, xe vào bằng cổng sau. Rất thoáng mát và rộng rãi, không dễ gì tìm thấy ở phố Tàu tại Melbourne.
Sang Lan xin nghỉ làm để tiếp đón chúng tôi, Sang rất “dễ ghét” và chu đáo lo cho bạn không sót thứ gì, từ giặt giũ ủi đồ láng o….ruồi đậu té liền..hi..hi..
Anh Khải ông xã của Sang hiếu khách tiếp đón bạn của vợ rất chân tình, sự nồng nhiệt của anh Khải cho chúng tôi những ngày tá túc rất vui vẻ, tự nhiên.
Đúng lúc chúng tôi đến, anh phải làm ca đêm, thế mà mỗi ngày anh đi làm về ghé chợ mua thức ăn, nấu nướng sẵn để chiều khi chúng tôi đi chơi về có ăn liền cho khoẻ. Những tô mì, tô hủ tiếu anh trình bày đẹp hơn nhà hàng nhiều, những con tôm hùm còn tươi nghoe nguẩy đuôi. Anh bắt mỗi đứa ăn ba con…. Ối trời bụng đâu mà chứa? Tôi dân ăn nhiều mà chỉ một con là no căn bụng.
Anh dù bận rộn công việc cũng dành thời gian để đưa chúng tôi dạo phố và ngắm bờ hồ Ontario của thành phố Toronto. Một bờ hồ mịt mùng, xa thăm thẳm chúng ta không thấy được bên kia hồ.
Có hôm mẹ con Thảo đi phố, tôi ở nhà nghỉ xả hơi cùng gia đình Sang karaoke thật vui, anh Khải bé Khang hát rất hay. bé Khang không viết được tiếng Việt nhưng có thể nhìn mặt chữ hát tài tình. Tôi và Sang cũng nghêu ngao phụ họa.
Cám ơn anh Khải nhỏ Sang, bé Khang rất nhiều đã cho Kim Oanh những ngày vui đầm ấm, tình thương của gia đình. Chẳng bao giờ quên được những ngày chúng ta tóc đã phai màu mà tình thì chẳng phai.
Sau năm ngày tôi trở lại Toronto để gặp lại các bạn, Thảo cũng từ New York trở về nhà Sang. Tôi được dịp ngắm nhà Sang Hạ, căn nhà nằm trên đường có bóng mát cây xanh, tôi có cảm tưởng phố Tân Định Ngày xưa. Khu vực yên ả và bước vài bước là phố Tàu tha hồ mua sắm, giá sinh hoạt nơi đây rất rẻ.
Nhà Sang có một tầng lầu, bốn phòng ngủ, hai washrooms, (gọi thế này nghe lịch sự hơn ở Úc gọi Toilet), một nhà bếp, phòng khách, sân ăn BBQ, một garage, xe vào bằng cổng sau. Rất thoáng mát và rộng rãi, không dễ gì tìm thấy ở phố Tàu tại Melbourne.
Sang Lan xin nghỉ làm để tiếp đón chúng tôi, Sang rất “dễ ghét” và chu đáo lo cho bạn không sót thứ gì, từ giặt giũ ủi đồ láng o….ruồi đậu té liền..hi..hi..
Anh Khải ông xã của Sang hiếu khách tiếp đón bạn của vợ rất chân tình, sự nồng nhiệt của anh Khải cho chúng tôi những ngày tá túc rất vui vẻ, tự nhiên.
Đúng lúc chúng tôi đến, anh phải làm ca đêm, thế mà mỗi ngày anh đi làm về ghé chợ mua thức ăn, nấu nướng sẵn để chiều khi chúng tôi đi chơi về có ăn liền cho khoẻ. Những tô mì, tô hủ tiếu anh trình bày đẹp hơn nhà hàng nhiều, những con tôm hùm còn tươi nghoe nguẩy đuôi. Anh bắt mỗi đứa ăn ba con…. Ối trời bụng đâu mà chứa? Tôi dân ăn nhiều mà chỉ một con là no căn bụng.
Anh dù bận rộn công việc cũng dành thời gian để đưa chúng tôi dạo phố và ngắm bờ hồ Ontario của thành phố Toronto. Một bờ hồ mịt mùng, xa thăm thẳm chúng ta không thấy được bên kia hồ.
Có hôm mẹ con Thảo đi phố, tôi ở nhà nghỉ xả hơi cùng gia đình Sang karaoke thật vui, anh Khải bé Khang hát rất hay. bé Khang không viết được tiếng Việt nhưng có thể nhìn mặt chữ hát tài tình. Tôi và Sang cũng nghêu ngao phụ họa.
Cám ơn anh Khải nhỏ Sang, bé Khang rất nhiều đã cho Kim Oanh những ngày vui đầm ấm, tình thương của gia đình. Chẳng bao giờ quên được những ngày chúng ta tóc đã phai màu mà tình thì chẳng phai.
Kim Oanh
***
Mục Lục: Những Bài Văn Khác: Nhấp vào Links
04 - Hoa Tay!
08- Cà Phê Nước Mắt
15- Chiếc Gương Soi
20- Nhớ Mưa Xưa
22- Nó Và Tôi
25- Hương Xưa
26- Thư Tiền Tuyến
27- Thư Hậu Phương
29- Mùa Xuân Thay Áo
30- Thoáng Qua Đời
32- Cây Trứng Cá
33- Vào Thu
36- Buồn Vui Tỵ Nạn
38- Hương Tuổi Thơ
39- Cô Bé Ngổ Ngáo
41- Chuyện...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét