Nguyên tác Dịch âm
白鷺 Bạch Lộ
人生四十未全衰 Nhân sinh tứ thập vị toàn suy,
我為愁多白髮垂 Ngã vị sầu đa bạch phát thuỳ.
何故水邊雙白鷺 Hà cố thuỷ biên song bạch lộ,
無愁頭上亦垂絲 Vô sầu đầu thượng diệc thuỳ ty?
Dịch thơ
Cò Trắng
Người đời bốn chục vẫn chưa già
Sầu muộn đang làm trắng tóc ta
Cò trắng ven sông đi một cặp
Không sầu sao tóc trắng như tơ?
Con Cò
***
Cò Trắng
Cuộc đời bốn chục chẳng hề gì
Tóc bạc bởi mình quá lụy bi
Cò bạch ven sông sao cũng vậy
Không sầu lông trắng hỏi phiền chi?
Kim Oanh
***
Cò Trắng
Cò Trắng
Đời người bốn chục vẫn còn mơ.
Ta bởi đa sầu tóc bạc phơ
Bờ nước, tại sao đôi cò trắng.
Không buồn, đầu cũng khác gì tơ?
Lộc Bắc
Ta bởi đa sầu tóc bạc phơ
Bờ nước, tại sao đôi cò trắng.
Không buồn, đầu cũng khác gì tơ?
Lộc Bắc
***
Cò Trắng
Người đời bốn chục đã già đâu
Ta bởi buồn nhiều tóc trắng phau.
Sao lạ, đôi cò bên bến nước,
Vô lo, đầu cũng xõa tơ màu.
Mỹ Ngọc
May 12/2022.
***
Sầu Tư
Bốn mươi tuổi sức chưa tàn tạ
Mà lụy phiền sớm đã bạc đầu
Kìa đôi cò trắng phau phau
Vô ưu tóc cũng vì đâu bời bời?
Yên Nhiên
***
Cò Trắng.
Người đời bốn chục đã già đâu,
Mái tóc pha sương chỉ tại sầu.
Cò trắng một đôi bên bờ nước,
Không buồn sao tóc trắng phau phau?
Bát Sách
(Ngày 12/05/2022)
***
Bài Cảm Tác:
Bạc Cò
Tóc ta trắng tựa lông cò
Ta già, chim trẻ sao so được nào
Đời hành ta chốn lao xao
Biết là kiếp tạm vẫn hao thân mòn
Đồ Cóc
***
Nguyên tác: Phiên âm:
白鷺-白居易 Bạch Lộ - Bạch Cư Dị
人生四十未全衰 Nhân sinh tứ thập vị toàn suy,
我為愁多白髮垂 Ngã vị sầu đa bạch phát thùy.
何故水邊雙白鷺 Hà cố thủy biên song bạch lộ,
無愁頭上亦垂絲 Vô sầu đầu thượng diệc thùy ty?
Bài Bạch Lộ được đăng trong các sách như: Ngự Định Toàn Đường Thi - Thanh - Thánh Tổ Huyền Diệp 御定全唐詩-清-聖祖玄燁, Ngự Định Toàn Đường Thi Lục - Thanh - Từ Trác 御定全唐詩錄-清-徐倬, Bạch Thị Trường Khánh Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白氏長慶集-唐-白居易, Bạch Hương San Thi Tập - Đường - Bạch Cư Dị 白香山詩集-唐-白居易, Vạn Thủ Đường Nhân Tuyệt Cú - Tống - Hồng Mại 萬首唐人絕句-宋-洪邁.
Ghi chú:
Bạch lộ: loại cò, có lông trắng và chân dài, có thể lội nước để săn mồi.
Thùy ty: lông trắng rũ xuống
Chuyện lẩm cẩm, không ăn nhầm vào đâu. Ngay thời BCD, 40 không phải là già, 70 mới hiếm như Đỗ Phủ nói. Đem chuyện tóc bạc và lông trắng mà gắn cho nguyên do là lo lắng buồn rầu, theo tôi nghĩ, đúng là chuyện trà dư tửu hậu.
Dịch nghĩa:
Đời người bốn mươi tuổi vẫn chưa suy yếu,
Ta vì lắm chuyện lo lắng buồn rầu nên tóc bạc.
Nhưng tại làm sao đôi cò trắng bên dòng nước,
Không có gì lo buồn mà đầu cũng đầy lông trắng rũ xuống?
Dịch thơ:
Cò Trắng
Bốn mươi cơ thể đã suy đâu,
Tóc bạc vì ta lắm chuyện rầu.
Cò trắng song đôi bên bến nước,
Không sầu, lông trắng rũ từ đầu.
White Egret by Bai Ju Yi
In life, 40 is not old age,
Because of worries and sorrows, my hair has turned gray.
But why the pair of egrets on the water edge
Having no sorrows, but have white feathers hanging from their heads?
Phí Minh Tâm
***
Góp ý:
何故水邊雙白鷺 hà cố thủy biên song bạch lộ
無愁頭上亦垂絲 Vô sầu đầu thượng diệc thuỳ ty
Người Việt địch bài thơ này sẽ hoặc gặp khó khăn, hoặc có hứng thú chọn chữ để dịch 白鷺, vì tên tiếng Việt cho con chim này không chính xác, khác nhau tùy vùng và tùy người hiểu. Thuộc chi Egretta, tiếng Việt là diệc, trong đó có những con mà ta gọi là cò, diệc, v.v... Đối với người Tàu, bạch lộ là các con này:
Câu thơ cuối làm tôi liên tưởng tới giai thoại về cá trong cuộc đối thoại giữa Trang Tử và Huệ Tử "Ông không phải là cá sao biết cá vui?" và câu "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!" của Nguyễn Du. Làm sao ta biết rằng chim sống không ưu tư, lo âu? Ca dao Việt có bài
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Nhân cách hóa loài vật, hay cảnh vật, là một thói quen chung của nhân loại nhưng sự khác biệt giữa màu lông và tóc giữa cò trắng và người là ở điểm thời gian. Nhiều bài thơ dùng hình tượng tóc mai (鬓=mấn) đổi màu nhưng tùy tâm trạng của thi nhân; tóc bạc vì âu lo, hay tóc bạc là biểu tượng của thời ... không còn trẻ nữa! Và có thể rằng họ Bạch nói về cả hai vì khi trên đường đến vùng Giang Châu ông đã 33 tuổi rồi.
Huỳnh Kim Giám
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét