Tiêu Đề Nhãn
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Hướng Đạo Việt Nam
- Lưu Niệm Gia Đình
- Lưu Niệm Hoc Trò
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Thánh
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Dịch
- Thơ Lính
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Nhạc
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Tình
- Thơ Xướng Họa
- Thơ Ảnh
- Trang Bạn Hữu
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
- Youtube
Thứ Tư, 23 tháng 7, 2025
Thứ Ba, 22 tháng 7, 2025
Giữa Dòng Đời Hối Hả
Giữa dòng đời hối hả, ta dễ dàng lầm tưởng những mối quan hệ xã giao là chân tình, những nụ cười xã giao là sẻ chia.
Nhưng chỉ khi đối diện với những khúc quanh gai góc của cuộc đời, ta mới nhận ra, ai là bạn đồng hành, ai chỉ là người qua đường.
Tri kỷ không phải là người luôn ở cạnh ta trong những ngày vui, mà là người sẵn sàng ngồi bên ta trong những ngày buồn.
Họ không đòi hỏi lời giải thích, cũng chẳng cần lý do để yêu thương. Họ chỉ đơn giản là ở đó, lặng lẽ như ánh đèn nhỏ nhưng ấm, dẫn lối ta qua những đêm dài cô quạnh.
Có một tri kỷ là có một người để ta sống thật, không cần gồng mình mạnh mẽ, cũng chẳng sợ bị phán xét. Giữa biển người, tìm được tri kỷ là tìm được một phần linh hồn của chính mình, một người khiến ta hiểu rằng, sống giữa lòng người nhưng không lạc lõng là điều hạnh phúc nhất.
Hãy giữ lấy tri kỷ như giữ lấy chính trái tim mình, bởi trong một cuộc đời hữu hạn, ân tình chính là món quà vô giá nhất.
Hãy giữ tình như Chúa giữ con chiên của Ngài – không vì lợi danh, không vì hoàn hảo, mà chỉ vì yêu thương.
Lm. Anmai, CSsR
Thứ Hai, 21 tháng 7, 2025
Hành Trình Vượt Biển Đông Hoài Cảm - Vinh Hồ

(Thân tặng nhà văn/nhà thơ Kim Oanh,
tác giả thiên hồi ký "Hành Trình Vượt Biển Đông").
1
Em là cô gái quê Vĩnh Long
Mười tám tuổi học xong Trung học
Năm lần vượt biên bao khó nhọc
Có lần bị nhốt hơn hai tháng tù
Về nhà, em thất vọng ê chề
Nhưng vẫn không đầu hàng số phận
Cha mẹ thấy em tương lai lận đận
Thương con đành chạy ngược chạy xuôi
Vay mượn của bà con thân thuộc
Bán đi những gì còn bán được
Đủ số vàng em lại ra đi
Rời Vĩnh Long xuống bến đò Rạch Sỏi
Đò nổ máy khi trời còn tối
Qua vùng kiểm soát, đò chạy nhanh
Chiếc tàu dài trước mắt rành rành
Gió nhẹ, triều lên, sóng vỗ gành
5
Chủ tàu lo cơm nước chu đáo
Dưới hầm tàu tôm cá lương khô...
Một đêm tháng năm, năm bảy chín
Giã từ Rạch Giá thuyền xa bờ
Ngày đầu ra khơi cảm xúc miên man
Lo lắng, bồn chồn, ưu tư, háo hức
Em cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (1)
Cho hành trình đến bến bình an
Cha mẹ giờ này ở quê nhà
Chắc cũng đang lo âu rầu rĩ
Tuổi già còn lao tâm khổ trí
Thoáng nghĩ thôi, mà lệ nhạt nhòa
Em không ăn được vì say sóng
Đêm đến, tất cả lên boong tàu...
Hai ngày đầu an nhiên lướt sóng
Có hai đàn cá lội theo sau
Có nhiều tấm ván bồng bềnh trôi...
Chẳng lẽ thuyền ai vừa bị đắm?
Trời trong xanh, biển yên, gió lặng
Tàu ung dung hướng đến Mã Lai
10
Bỗng xuất hiện hai tàu hải tặc
Trên người chỉ có chiếc khố che thân
Tay cầm búa, dao găm, mã tấu...
Phách tán hồn phiêu, em đứng chết trân
Chúng chia thuyền nhân ra làm ba nhóm
Con gái, đàn ông, con nít, đàn bà
Em vội vàng bế con của người ta
Nên bị đẩy qua nhóm đàn bà
Hải tặc thay nhau lục soát khắp nơi
Rà soát trên thân thể của từng người
Cướp lấy bạc vàng... tịch thu súng đạn
Vơ vét đồ ăn, gạo nước, cá tươi...
Bắt nhóm con gái sang tàu hải tặc
Trong cơn tuyệt vọng em đã khẩn cầu
Đức Mẹ, Thần Linh... cứu người khổ nạn
Không bị làm nhục được trở lại tàu
Bỗng nhiên xuất hiện chiếc tàu thứ ba
Chính là ân nhân ra tay cứu giúp
Phép lạ nhiệm mầu kịp thời đúng lúc
Các bạn gái đều bình an về tàu
15
Đêm sau có những tia sáng từ xa
Chiếc tàu cứ theo hướng ấy mà chạy
Một dãy nhà dài đèn điện nhấp nháy
Đó là hải cảng Trengganu
Mười hai, tháng năm, chiếc tàu cập bến
Niềm vui chưa trọn, nỗi buồn xa xăm
Nghe nói ngày mai tàu phải rời cảng
Lòng em hoang mang, lo lắng, băn khoăn
Em lại khẩn cầu và được nhậm lời
Nửa đêm ân nhân đục thủng đáy tàu
Kết quả tàu chìm, thuyền nhân mừng rỡ
Bốn mươi hai người nhớ mãi ơn sâu
Mười bốn ngày đêm cũng đã qua mau
Đoàn xe đến chở thuyền nhân đi đâu?
Nơi có ba ngàn người Việt tị nạn
Trồng trọt chăn nuôi chờ đợi phép mầu
Tại Rừng Dương này, mua gì cũng có
Người bản xứ bán, lấy vàng, tiền đô
Giặt đồ phát hiện dây chuyền mẹ giấu
Giúp em vượt qua hai tháng cam go
20
Xe chở thuyền nhân đến Cherating
Một trại tị nạn của Liên Hiệp Quốc
Như người trên mây, em chỉ biết khóc...
Khóc vì biết mình đã được TỰ DO
Cherating có chợ buổi sáng
Có quán cà phê ca nhạc ban đêm
Nghe được đài VOA, Khánh Ly, Nam Lộc...(2)
Những ngày tuyệt diệu trôi qua êm đềm!
Một sáng đẹp trời như thể người điên
Em nhảy cẫng lên vì quá sung sướng!
Danh sách niêm yết tại phòng thông tin
Ghi rõ tên em "có thư bảo đảm"
Hai người chị ruột định cư ở Úc
Gởi em tấm check một trăm đô la
Lá thư hai chị là "bùa hộ mạng"
Giúp cánh chim di bay đến xứ xa
Nhờ có "lá bùa" em được phỏng vấn
"Phái đoàn nước Úc đã nhận cháu rồi"
Người thông dịch nói với em như thế
Em lặng người đi... dòng lệ tuôn rơi...
25
Sau ba mươi ngày em được chuyển đến
Sungei Besi, trại chờ đợi chuyến bay
Có nhà tiền chế, phòng bốn người ở
Có ti vi chiếu những cuốn phim hay
Ngày sáu, tháng mười hai, năm bảy chín
Em lên Boeing rời nước Mã Lai
Bay đến Melbourne lúc sáu giờ sáng
Có xe bus chở em về Migrant Hostel
Hostel như thể chốn thiên đường
Có nhân viên thay drap trải giường
Có xe bus chở đi học Anh ngữ
Học nếp sống Úc đầy tình yêu thương
Trừ tiền ăn còn lại 23đô, mỗi hai tuần
Em đâu ngờ mình lại quá may mắn!
Được lo từ vật chất, đến tinh thần
Càng nghĩ, em càng nỗ lực, cố gắng
Chăm chỉ học hành, làm việc hết mình
Để trở thành người công dân mẫu mực
Ngõ hầu đền đáp bao tấm chân tình
Đã cưu mang em và cả gia đình
30
Nhớ lại những lời cầu khẩn trên tàu
Đúng hai năm sau, em xin vào Đạo
Một mặt tiến hành bảo lãnh song thân
Vì con phải chịu vô vàn sầu não
Năm tám tư, vào mùa Phục Sinh
Cha mẹ vui mừng đặt chân đến Úc
Đó chính là niềm hạnh phúc!
Lớn nhất đời em và cả gia đình
Hành trình vượt biển Đông cam go
Liều chết đánh cược cả tính mạng
Đói khát, hiểm nguy, lo âu, buồn, nản
Sau bảy tháng trời đến xứ TỰ DO
Ước mơ của em đã thành sự thật
Tạ ơn Trời Đất thương ban Hồng Ân
Em luôn ghi nhớ lời của song thân
"Ở đời phải lấy nghĩa nhân... làm gốc"
Vinh Hồ
Orlando, Florida, ngày 25/12/2024
Vinh Hồ chuyển thể thành thơ thiên hồi ký "Hành Trình Vượt Biển Đông" của tác giả Kim Oanh đăng trên https://lethikimoanh9.blogspot.com
(1) Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: là một danh hiệu của Mẹ Maria được tuyên xưng bởi Giáo Hoàng Piô IX, kết hợp với một biểu tượng nghệ thuật Byzantine nổi tiếng cùng tên có niên đại từ thế kỷ 15. Bức ảnh này đã được thấy tại Roma từ năm 1499, được truyền tụng là làm nhiều phép lạ.
(2) "Vào giữa tháng 11, 1975 tôi mới hoàn tất nhạc phẩm “Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!”. Khánh Ly thu thanh lần đầu tiên vào mùa Xuân 1976, ông Lê Văn của đài VOA phỏng vấn Khánh Ly và tôi, rồi sau đó phát thanh bài này về VN vào tháng Tư, 1976 nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày Sài Gòn sụp đổ!" (Trích hồi ký Nam Lộc)
ĐÔI LỜI PHI LỘ:
1
Em là cô gái quê Vĩnh Long
Mười tám tuổi học xong Trung học
Năm lần vượt biên bao khó nhọc
Có lần bị nhốt hơn hai tháng tù
Về nhà, em thất vọng ê chề
Nhưng vẫn không đầu hàng số phận
Cha mẹ thấy em tương lai lận đận
Thương con đành chạy ngược chạy xuôi
Vay mượn của bà con thân thuộc
Bán đi những gì còn bán được
Đủ số vàng em lại ra đi
Rời Vĩnh Long xuống bến đò Rạch Sỏi
Đò nổ máy khi trời còn tối
Qua vùng kiểm soát, đò chạy nhanh
Chiếc tàu dài trước mắt rành rành
Gió nhẹ, triều lên, sóng vỗ gành
5
Chủ tàu lo cơm nước chu đáo
Dưới hầm tàu tôm cá lương khô...
Một đêm tháng năm, năm bảy chín
Giã từ Rạch Giá thuyền xa bờ
Ngày đầu ra khơi cảm xúc miên man
Lo lắng, bồn chồn, ưu tư, háo hức
Em cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (1)
Cho hành trình đến bến bình an
Cha mẹ giờ này ở quê nhà
Chắc cũng đang lo âu rầu rĩ
Tuổi già còn lao tâm khổ trí
Thoáng nghĩ thôi, mà lệ nhạt nhòa
Em không ăn được vì say sóng
Đêm đến, tất cả lên boong tàu...
Hai ngày đầu an nhiên lướt sóng
Có hai đàn cá lội theo sau
Có nhiều tấm ván bồng bềnh trôi...
Chẳng lẽ thuyền ai vừa bị đắm?
Trời trong xanh, biển yên, gió lặng
Tàu ung dung hướng đến Mã Lai
10
Bỗng xuất hiện hai tàu hải tặc
Trên người chỉ có chiếc khố che thân
Tay cầm búa, dao găm, mã tấu...
Phách tán hồn phiêu, em đứng chết trân
Chúng chia thuyền nhân ra làm ba nhóm
Con gái, đàn ông, con nít, đàn bà
Em vội vàng bế con của người ta
Nên bị đẩy qua nhóm đàn bà
Hải tặc thay nhau lục soát khắp nơi
Rà soát trên thân thể của từng người
Cướp lấy bạc vàng... tịch thu súng đạn
Vơ vét đồ ăn, gạo nước, cá tươi...
Bắt nhóm con gái sang tàu hải tặc
Trong cơn tuyệt vọng em đã khẩn cầu
Đức Mẹ, Thần Linh... cứu người khổ nạn
Không bị làm nhục được trở lại tàu
Bỗng nhiên xuất hiện chiếc tàu thứ ba
Chính là ân nhân ra tay cứu giúp
Phép lạ nhiệm mầu kịp thời đúng lúc
Các bạn gái đều bình an về tàu
15
Đêm sau có những tia sáng từ xa
Chiếc tàu cứ theo hướng ấy mà chạy
Một dãy nhà dài đèn điện nhấp nháy
Đó là hải cảng Trengganu
Mười hai, tháng năm, chiếc tàu cập bến
Niềm vui chưa trọn, nỗi buồn xa xăm
Nghe nói ngày mai tàu phải rời cảng
Lòng em hoang mang, lo lắng, băn khoăn
Em lại khẩn cầu và được nhậm lời
Nửa đêm ân nhân đục thủng đáy tàu
Kết quả tàu chìm, thuyền nhân mừng rỡ
Bốn mươi hai người nhớ mãi ơn sâu
Mười bốn ngày đêm cũng đã qua mau
Đoàn xe đến chở thuyền nhân đi đâu?
Nơi có ba ngàn người Việt tị nạn
Trồng trọt chăn nuôi chờ đợi phép mầu
Tại Rừng Dương này, mua gì cũng có
Người bản xứ bán, lấy vàng, tiền đô
Giặt đồ phát hiện dây chuyền mẹ giấu
Giúp em vượt qua hai tháng cam go
20
Xe chở thuyền nhân đến Cherating
Một trại tị nạn của Liên Hiệp Quốc
Như người trên mây, em chỉ biết khóc...
Khóc vì biết mình đã được TỰ DO
Cherating có chợ buổi sáng
Có quán cà phê ca nhạc ban đêm
Nghe được đài VOA, Khánh Ly, Nam Lộc...(2)
Những ngày tuyệt diệu trôi qua êm đềm!
Một sáng đẹp trời như thể người điên
Em nhảy cẫng lên vì quá sung sướng!
Danh sách niêm yết tại phòng thông tin
Ghi rõ tên em "có thư bảo đảm"
Hai người chị ruột định cư ở Úc
Gởi em tấm check một trăm đô la
Lá thư hai chị là "bùa hộ mạng"
Giúp cánh chim di bay đến xứ xa
Nhờ có "lá bùa" em được phỏng vấn
"Phái đoàn nước Úc đã nhận cháu rồi"
Người thông dịch nói với em như thế
Em lặng người đi... dòng lệ tuôn rơi...
25
Sau ba mươi ngày em được chuyển đến
Sungei Besi, trại chờ đợi chuyến bay
Có nhà tiền chế, phòng bốn người ở
Có ti vi chiếu những cuốn phim hay
Ngày sáu, tháng mười hai, năm bảy chín
Em lên Boeing rời nước Mã Lai
Bay đến Melbourne lúc sáu giờ sáng
Có xe bus chở em về Migrant Hostel
Hostel như thể chốn thiên đường
Có nhân viên thay drap trải giường
Có xe bus chở đi học Anh ngữ
Học nếp sống Úc đầy tình yêu thương
Trừ tiền ăn còn lại 23đô, mỗi hai tuần
Em đâu ngờ mình lại quá may mắn!
Được lo từ vật chất, đến tinh thần
Càng nghĩ, em càng nỗ lực, cố gắng
Chăm chỉ học hành, làm việc hết mình
Để trở thành người công dân mẫu mực
Ngõ hầu đền đáp bao tấm chân tình
Đã cưu mang em và cả gia đình
30
Nhớ lại những lời cầu khẩn trên tàu
Đúng hai năm sau, em xin vào Đạo
Một mặt tiến hành bảo lãnh song thân
Vì con phải chịu vô vàn sầu não
Năm tám tư, vào mùa Phục Sinh
Cha mẹ vui mừng đặt chân đến Úc
Đó chính là niềm hạnh phúc!
Lớn nhất đời em và cả gia đình
Hành trình vượt biển Đông cam go
Liều chết đánh cược cả tính mạng
Đói khát, hiểm nguy, lo âu, buồn, nản
Sau bảy tháng trời đến xứ TỰ DO
Ước mơ của em đã thành sự thật
Tạ ơn Trời Đất thương ban Hồng Ân
Em luôn ghi nhớ lời của song thân
"Ở đời phải lấy nghĩa nhân... làm gốc"
Vinh Hồ
Orlando, Florida, ngày 25/12/2024
Vinh Hồ chuyển thể thành thơ thiên hồi ký "Hành Trình Vượt Biển Đông" của tác giả Kim Oanh đăng trên https://lethikimoanh9.blogspot.com
(1) Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp: là một danh hiệu của Mẹ Maria được tuyên xưng bởi Giáo Hoàng Piô IX, kết hợp với một biểu tượng nghệ thuật Byzantine nổi tiếng cùng tên có niên đại từ thế kỷ 15. Bức ảnh này đã được thấy tại Roma từ năm 1499, được truyền tụng là làm nhiều phép lạ.
(2) "Vào giữa tháng 11, 1975 tôi mới hoàn tất nhạc phẩm “Sài Gòn Ơi, Vĩnh Biệt!”. Khánh Ly thu thanh lần đầu tiên vào mùa Xuân 1976, ông Lê Văn của đài VOA phỏng vấn Khánh Ly và tôi, rồi sau đó phát thanh bài này về VN vào tháng Tư, 1976 nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày Sài Gòn sụp đổ!" (Trích hồi ký Nam Lộc)
ĐÔI LỜI PHI LỘ:
- Tôi may mắn đọc thiên hồi ký "Hành Trình Vượt Biển Đông" thật tuyệt vời của tác giả Kim Oanh. Chính cách viết chân thành, chi tiết, tâm linh huyền bí, nhiều cảm xúc, ghi lại tỉ mỉ câu chuyện vượt biển cam go hãi hùng, được Ơn Trên che chở phù hộ đã đến bến bờ TỰ DO bình an; tôi đọc lại nhiều lần đầy say mê, cảm động, nể phục nhân vật chính, một cô gái tuổi đôi mươi yêu quý Tự Do dám vượt biên tới lần thứ sáu, có lòng dũng cảm và vị tha vô bờ bến. Từ đó tôi có ý định chuyển thể thành thơ.
- Ngày 13/12/2024, tôi gởi email xin phép tác giả Kim Oanh về việc chuyển thể.
- Ngày 14/12/2024, Kim Oanh hồi âm: "Thật hân hạnh khi anh có ý định chuyển bài viết của Kim Oanh thành thơ. Kim Oanh mong được thưởng thức anh Vinh nhé."
- Ngày 25/12/2024, bài thơ hoàn tất, tôi gởi đến cho Cô Kim Oanh xem.
- Tôi hy vọng bài thơ HÀNH TRÌNH VƯỢT BIỂN ĐÔNG HOÀI CẢM (33 khổ = 132 câu) không có gì trở ngại và sẽ ra đời vào dịp Lễ Noel hay Tết Tây.
- VH xin cám ơn Cô Kim Oanh rất nhiều, chúc Cô thành công trên đường sáng tác.
Orlando, ngày 25/12/2024
Vinh Hồ
Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2025
Đóa Hoa Trong Vườn Cũ - Thơ: Lữ Kiều Thân Trọng Minh - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo
Nhạc: Hoàng Quốc Bảo
Thực Hiện: Hoành Khai Nhan
Thứ Tư, 9 tháng 7, 2025
St. Paul's Cathedral, London Và Niềm Tin Yêu Của Tôi!

(St. Paul's Cathedral, London - 3.March.2025)
Khi định cư ở Úc năm 1979, vì lời khẩn cầu xin ơn bình an trong chuyến vượt biên. Tôi đã được Đức Mẹ xót thương và ban ân phúc. Kể từ lúc ấy tôi đã trở thành con chiên của Chúa. Tôi không bỏ sót một Thánh lễ nào, dù phải dùng phương tiện công cộng hay cuốc bộ xa xôi.
Nhưng khi lập gia đình, vật lộn với cuộc sống, mỗi 2 tuần phải làm một Chúa Nhật, thế là tôi không đi Lễ thường xuyên. Tuy nhiên tôi tha thiết cho con học trường Đạo, mỗi sáng thứ Hai có buổi lễ cầu nguyện trước giờ học, mặc đồng phục chỉnh tề, đồng phục tùy mùa Đông, Hạ và giờ thể thao, Môn giáo lý như môn Công Dân Giáo Dục ở Việt Nam trước 1975., với kỷ luật nghiêm minh, nữ học sinh không được trang điểm hoặc đeo trang sức, giống y thời tôi đi học trường Tống Phước Hiệp ngày xưa ở Vĩnh Long vậy.
Khi các con ra trường thì công việc tất bật, việc đi lễ cũng thưa dần, tôi tuỳ vào con.Cứ ngỡ con sẽ quên dần theo năm tháng.
(St. Paul Cathedral, London 3.3.2025)
Cuối tháng 2 năm 2025 tôi và con gái đến Anh. Buổi tối hai đứa con đưa tôi đi dạo, đến nơi thấy đoàn người sắp hàng dài,. Tôi chưa hình dung được mình đi đâu, vì các con luôn dành cho tôi những bất ngờ, đầy thú vị..
Đến 8 giờ 15 phút tối bước vào cửa, con trai kề tai nói. "Mẹ có biết đây là đâu không, hôm nay Vivân tặng mẹ món quà". Bất ngờ thật!. Rất xúc động, khi con cho biết là Nhà Thờ nổi tiếng nhất của Luân Đôn. Một "món quà đức tin", con gái hiểu mẹ cần gì và tha thiết điều gì cho đời sống tâm linh của mẹ.
Sẵn sàng chuẩn bị để xem Nhà thờ St Paul dưới một góc nhìn hoàn toàn mới. Tôi ngỡ ngàng với quang cảnh bên trong. Kỹ thuật ánh sáng mang đến sự kết hợp ngoạn mục giữa nghệ thuật, âm thanh và kiến trúc.
,
Chương trình âm thanh và ánh sáng (Luminous) sẽ làm say đắm và quyến rũ khán giả ở mọi lứa tuổi. Tuyệt vời cho các buổi tối hẹn hò, cùng gia đình hoặc chỉ một mình. Dù chúng ta đứng bất cứ góc nào trong nhà thờ, cũng có thể quay phim, chụp hình, chiêm ngắm vẽ đẹp lộng lẫy này.
Màu sắc của ánh sáng diễn tả lại lịch sử của nhà thờ, từ khi bắt đầu được thành lập, qua trận hỏa hoạn, và được tạo dưng lại, để có một nhà thờ tráng lệ như hiện nay.
Trong khung cảnh này chúng ta đắm mình vào nghệ thuật, kiến trúc lộng lẫy và cảm nhận được sự huyền nhiệm, thiêng liêng!..
Buổi trình diễn tại Nhà thờ St Paul gần 1 tiếng đồng hồ, khi chấm dứt chương trình, chúng ta có thể thăm viếng xung quanh, mới khám phá ra một rừng khán giả ngồi trong Thánh đường, đông không tưởng, rất trật tự và dư âm vẫn còn nên họ còn sâu lắng trầm tư. Mỗi người đang theo đuổi suy nghĩ của mình. Con trai cho biết đêm nay có hơn 2 ngàn người đến viếng thăm và chiêm ngắm.
(Bàn thờ Cung Thánh)
Bánh và Rượu nho. Chúa Kitô thực sự hiện diện trong hai chất thể. Có tin như vậy thì việc rước Mình, Máu Thánh Chúa mới thiêng liêng cho người lãnh nhận.(2 Bên hàng đèn, nơi Ca Đoàn ngồi)
Con trai vui mừng cho biết " mẹ hên quá, hôm nay họ cho mình đến bàn thờ Cung Thánh và nơi Ca Đoàn ngồi", thường họ giăng dây không cho vào. Làm lòng tôi đầy hân hoan, thật diễm phúc, cười nói với con " Mẹ được ơn Thánh đó" và thầm tạ ơn trong lòng..
Sau đó chúng tôi đi xuống tầng dưới, nơi nhiều người lính, nghệ sĩ và những vị trí thức nổi tiếng đã được chôn cất trong hầm mộ, bao gồm cả Lord Nelson, Công tước Wellington, và Wren, một trong những người đầu tiên được chôn cất tại đây.
Phía trên nơi an nghỉ của ông là bia mộ của Wren, do con trai ông ghi lại, kết thúc bằng câu thường được trích dẫn
“Lector, si monumentum requiris, circumspice,” có thể dịch là “Người đọc, nếu bạn tìm kiếm một tượng đài, hãy nhìn xung quanh bạn.”
Thời gian có hạn, nhà thờ đóng cửa, tôi ra về trong tiếc nuối ngẩn ngơ, lòng tràn đầy tin yêu và thanh thản. Ai trong đời một lần được " Mầu nhiệm của yêu thương" sẽ cảm nhận được lòng tôi lúc này.
Mẹ cám ơn con gái, đã cho mẹ một đêm thật hạnh phúc, bình an và thánh thiện! Một món quà tinh thần vô giá.
Con Tạ ơn Mẹ Maria và Chúa đã ban cho con, hai đứa con biết sống chân tình, thương yêu, chan hòa và cùng cảm nghiệm được mầu nhiệm ân Thánh Chúa và Mẹ Maria!
Xin mời xem đêm St Paul's presents 'Luminous' by Luxmuralis
Kim Oanh
London 3.March.2025
Nhà thờ St. Paul, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa của Thánh Phaolô Tông đồ, là một nhà thờ Anh giáo ở London, Anh, là trụ sở của Giám mục London. Nhà thờ này là nhà thờ mẹ của Giáo phận London thuộc Giáo hội Anh. Nhà thờ nằm trên Đồi Ludgate ở điểm cao nhất của Thành phố London.
Chiều rộng 88 m (288 ft 9 in)
Chiều cao 149 m (488 ft 10 in)
Chiều cao gian giữa 28,35 m (93,0 ft)
Chiều cao ca đoàn 30,86 m (101,2 ft)
Nhiệm vụ thiết kế một công trình thay thế đã được chính thức giao cho Sir Christopher Wren vào ngày 30 tháng 7 năm 1669
Trước đó, ông đã được giao phụ trách xây dựng lại các nhà thờ để thay thế những nhà thờ đã mất trong trận Đại hỏa hoạn.
Công trình được đề ra bao gồm việc tạo dựng lại bên trong và bên ngoài cùng bổ sung cho mặt tiền cổ điển, do Inigo Jones thiết kế vào năm 1630
Wren đã bắt đầu tư vấn về việc sửa chữa Nhà thờ St. Paul cũ vào năm 1661, năm năm trước vụ hỏa hoạn xảy ra năm 1666.
Wren đã quyết tâm thay thế tòa tháp đổ nát bằng một mái vòm, sử dụng cấu trúc hiện có làm giàn giáo. Ông đã tạo ra một bản vẽ về mái vòm, cho thấy ý tưởng của ông, rằng nó sẽ bao phủ gian giữa và các lối đi ở giao lộ.
Vào tháng 7 năm 1668, Dean William Sancroft đã viết thư cho Wren rằng ông được Tổng giám mục Canterbury giao nhiệm vụ, với sự đồng ý của các giám mục London và Oxford, thiết kế một nhà thờ mới "Đẹp đẽ và cao quý về mọi mặt và về danh tiếng của Thành phố và quốc gia".
Sau vụ hỏa hoạn, lúc đầu người ta nghĩ rằng có thể giữ lại một phần đáng kể của nhà thờ cũ, nhưng cuối cùng toàn bộ cấu trúc đã bị phá hủy vào đầu những năm 1670.
Quá trình thiết kế mất nhiều năm, nhưng cuối cùng một thiết kế đã được giải quyết và đính kèm vào lệnh của hoàng gia, với điều kiện là Wren được phép thực hiện bất kỳ thay đổi nào mà ông cho là cần thiết.
Kết quả là Nhà thờ St Paul hiện tại, vẫn là nhà thờ lớn thứ hai ở Anh, với mái vòm được cho là đẹp nhất thế giới. Tòa nhà được tài trợ bằng thuế than và được hoàn thành trong suốt cuộc đời của kiến trúc sư, với nhiều nhà thầu lớn tham gia trong suốt thời gian đó.
Lễ "cất nóc" nhà thờ (khi viên đá cuối cùng được đặt trên đèn lồng) diễn ra vào ngày 26 tháng 10 năm 1708, do con trai của Wren là Christopher Jr và con trai của một trong những người thợ xây thực hiện.
Nhà thờ được Quốc hội tuyên bố chính thức hoàn thành vào ngày 25 tháng 12 năm 1711 (Ngày Giáng Sinh). Trên thực tế, việc xây dựng vẫn tiếp tục trong nhiều năm sau đó, với các bức tượng trên mái nhà được thêm vào vào những năm 1720.
Vào năm 1716, tổng chi phí lên tới 1.095.556 bảng Anh - 207 triệu bảng Anh vào năm 2023.
Kích thước và vị trí của Nhà thờ St Paul đã biến nơi đây thành bối cảnh lý tưởng cho các buổi lễ của Thiên chúa giáo đánh dấu các sự kiện quốc gia.
Không có lời nào có thể truyền tải đầy đủ vẻ đẹp hùng vĩ của một buổi lễ tôn giáo quốc gia long trọng tại Nhà thờ St Paul. Thật khó tin rằng có bất kỳ tòa nhà nào khác trên thế giới lại phù hợp để trở thành bối cảnh cho các sinh hoạt thờ cúng cộng đồng mang tính biểu tượng như vậy.
Nhà thờ St Paul là một nhà thờ bận rộn với bốn hoặc năm buổi lễ mỗi ngày, bao gồm Matins, Thánh thể và Cầu nguyện buổi tối hoặc Kinh tối hợp xướng.
Ngoài ra, nhà thờ còn có nhiều buổi lễ đặc biệt liên quan đến Thành phố London, tập đoàn, hội đoàn và tổ chức của thành phố.
Nhà thờ, là nhà thờ lớn nhất ở London, cũng có vai trò trong nhiều chức năng của nhà nước như buổi lễ kỷ niệm Kim cương Đại lễ của Nữ hoàng Elizabeth II.
Nhà thờ thường mở cửa hàng ngày cho khách du lịch và có chương trình thường xuyên về độc tấu đàn Organ và các buổi trình diễn khác
Giám mục London là Sarah Mullally, người được bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2017 và lễ tấn phong diễn ra vào tháng 5 năm 2018.
Phương tiện giao thông có Trạm xe điện ngầm London gần nhất, cách Nhà thờ St Paul 130 yard.(120 m).
Hợp xướng
Nhà thờ St Paul có một dàn hợp xướng chuyên nghiệp đầy đủ, thường xuyên hát trong các buổi lễ. Những ghi chép sớm nhất về dàn hợp xướng có từ năm 1127. Dàn hợp xướng trước đây bao gồm tới 30 ca sĩ nam, 8 người tập sự và dàn hợp xướng phó tế gồm 12 ca sĩ nam chuyên nghiệp.
Vào tháng 2 năm 2017, nhà thờ đã công bố việc bổ nhiệm ca sĩ phó tế nữ đầu tiên, Carris Jones (một giọng mezzo-soprano), để đảm nhận vai trò này vào tháng 9 năm 2017.
Vào năm 2022, Nhà thờ St Paul đã công bố rằng họ sẽ nhận các bé gái vào dàn hợp xướng của mình, phá vỡ truyền thống kéo dài 900 năm.Vào ngày 30 tháng 6 năm 2024, khi hai cô gái chính thức gia nhập dàn hợp xướng nhà thờ với tư cách là ca sĩ, chính thức đánh dấu sự kiện lịch sử này.
Trong các kỳ học, ca đoàn hát Kinh tối sáu lần một tuần.
Buổi lễ vào Hai do một ca đoàn khách mời hát
Buổi lễ vào Thứ Năm do một mình ca đoàn mục sư hát.
Chủ Nhật, ca đoàn cũng hát trong Lễ cầu nguyện lúc 11:30 sáng và Lễ ban Thánh Thể lúc 11:30 sáng.
Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng là nghệ sĩ chơi đàn Organ.
Trưởng ca đoàn và ca sĩ hát thánh ca tại Nhà thờ St Paul, bao gồm các nhà soạn nhạc:
John Redford,
Thomas Morley,
John Blow,
Jeremiah Clarke,
Maurice Greene và John Stainer,
Những nghệ sĩ nổi tiếng bao gồm:
Alfred Deller,
John Shirley-Quirk và Anthony Way
Cũng như các nhạc trưởng:
Charles Groves, Paul Hillier và nhà thơ Walter de la Mare.
Kim Oanh
London 3.March..2025
* Hình Ảnh: Kim Oanh
*Tài liệu: Sưu tầm & Biên soạn từ Wikipedia.
Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2025
Muôn Lối Đì Về - In Hằn Dấu Chân

Bài Xướng:
Muôn Lối Đì VềDâu bể đôi bờ đường thế nhân
Lãng du, chừ trót cuộc phong trần
Thuyền về, bụi vẳng bờ sương rụng
Trăng lạnh non ngàn lệ đá ngân.
Người thấy bâng khuâng trăm cánh mộng
Ta nghe xao xác một mùa xuân.
Mới hay đời vẫn mênh mộng quá!
Muôn ngã đi về một vết chân.
California tháng 3/2025
Mặc Phương Tử
***
Bài Họa:
In Hằn Dấu Chân
Biết đến bao giờ gặp cố nhân
Người quay lưng bỏ mặc nhân trần
Nhưng xin đừng bỏ lời giao ước
Mà xót xa lòng giọt lệ ngân
Đêm hỡi say sưa vui giấc mộng
Có hồi kỷ niệm một ngày xuân
Con đường phố cũ trong ký ức
Vẫn khắc in hằn đôi dấu chân
Kim Oanh
Melbourne Tháng 5.2025
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2025
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)