Tiêu Đề Nhãn
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Hướng Đạo Việt Nam
- Lưu Niệm Gia Đình
- Lưu Niệm Hoc Trò
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Thánh
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Ảnh
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Dịch
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Lính
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Nhạc
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Trang Bạn Hữu
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
- Youtube
Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021
Tơ Tình
Hoa bâng khuâng lòng hoa vướng tình tơ
Trăng tương tư hoa trăng yêu say đắm
Hoa thắm hương nguyền hoa vẹn hồn mơ!
Kim Oanh
* Nhiếp Ảnh Gia Paulle Minh
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021
Mùa Đông 2021 - Hoa Tuyết Hay Áo Ai?
(Ảnh: Nguyễn Thành Tài)
Mùa Đông 2021
Canada lạnh lắm anh ơi!
Giá buốt đông về tuyết trắng rơi
Trước cửa ngập tràn hoa tuyết đổ
Ngoài đường vắng lặng bước chân người !!!
Nguyễn Thành Tài
***
Hoa Tuyết Hay Áo Ai?
Ngoài đường vắng lặng bước chân người !!!
Nguyễn Thành Tài
***
Hoa Tuyết Hay Áo Ai?
Mùa đông nhớ quá Canada ơi!
Hoa tuyết nhẹ nhàng cánh mỏng rơi
Như áo học trò phơ phất gió
Thầm mơ được sánh bước bên người.
Kim Oanh
Hoa tuyết nhẹ nhàng cánh mỏng rơi
Như áo học trò phơ phất gió
Thầm mơ được sánh bước bên người.
Kim Oanh
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021
Xua Buồn - Gửi Ai...
Bài Xướng:
Xua Buồn
Gửi cho xin chút nắng
Sưởi ấm lòng mùa đông
Gửi xin chút gió hạ
Xua nỗi buồn mênh mông
Sưởi ấm lòng mùa đông
Gửi xin chút gió hạ
Xua nỗi buồn mênh mông
Yên Dạ Thảo
Đông Canada
***
Bài Họa:
Gửi Ai...
Gửi ai hồng ánh nắng
Về phía buốt trời đông
Ấm lòng người xa xứ
Xoa dịu nỗi quạnh mông.
Kim Oanh
Hè Úc Châu
Kim Oanh
Hè Úc Châu
Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021
Thơ Tranh Nghệ Sĩ: Nhật Trường Trần Thiên Thanh-Người Bạn Trẻ Đã Đi Rồi!
Thơ: Hoàng Ngọc Liên
Thơ Tranh: Kim Oanh
Hoà Âm: Trúc Hồ
Trình Bày: Quốc Khanh
Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021
Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021
Dạ Khúc (Sérénade - Franz Schubert) - Phạm Duy - Lệ Thu (Tưởng Nhớ Ca Sĩ Lệ Thu)
Thơ Cảm Tác: Kim Phượng
Thơ Tranh & Youtube: Kim Oanh
Thơ Tranh & Youtube: Kim Oanh
1/ Sérénade - Franz Schubert
2/ Dạ Khúc - Lời Việt Phạm Duy, Tiếng Hát Lê Thu
Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2021
Vào Đông - Từ Đông
Bài Xướng:
Vào ĐôngMùa Đông ai đã bắt đầu
Cho mây xám đục một màu không gian
Cho ta tiếc nắng thu vàng
Tiếc cơn gió thổi, nhẹ nhàng lá reo
Tiếc thu vàng rộn đường chiều
Khi mùa Đông với tịch liêu phiến hồn
Đưa tay níu cánh hoàng hôn
Thấy trong vũ trụ nỗi buồn vào Đông
Ngô Minh Hằng
***
Bài Họa:
Từ Đông
Từ đông vỡ giấc mộng đầu
Mưa giăng tuyết phủ bạc màu thời gian
Suốt mùa héo hắt võ vàng
Còn đâu những buổi nhịp nhàng gió reo
Xế tàn nắng úa vườn chiều
Đông ơi có thấu cô liêu ngập hồn
Hoa chờ hé nhụy môi hôn
Bao mùa giá buốt tình buồn theo đông
Kim OanhThứ Năm, 14 tháng 1, 2021
Những Giọt Lệ Cho Một Đóa Quỳnh
Có những sáng chủ nhật sớm bửng đang cuộn mình trong chăn lơ mơ nằm nướng thì điện thoại reo. Lần nào em cũng cười khúc khích: “reng giờ này họa may bắt được chị, để chậm lát nữa dễ dầu chi phải không?” Thủ thỉ đủ thứ chuyện trên trời dưới đất xong em ra lệnh: “Thôi, dậy cho rồi bà chị ơi, nướng nữa coi chừng cháy mền cháy gối”. Mà quả thật nhìn ra cửa sổ mặt trời đã lên quá mấy ngọn thông cuối vườn.
Có những lần em nôn nóng không thể chờ đến cuối tuần mà phải gọi ngay vào sở để đọc cho tôi nghe Vô Đề của Giả Đảo hoặc Tử Khâm trong Kinh thi, và khi tôi trêu ghẹo: “Stop Quỳnh ơi, lộn địa chỉ rồi. Hán văn chị chỉ biết hai câu: “nhân chi sơ là sờ vú mẹ, tính bản thiện là miệng muốn ăn”. Mặc kệ, đọc tôi không nghe thì em nhất định fax qua với lời chú giải rõ ràng khúc chiết: “thanh thanh tử khâm, du du ngã tâm, túng ngã bất vãng, tử ninh bất tự âm …”
Đêm không ngủ được em gọi: “Ở đây trăng sáng quá, đẹp lắm, bên chị có thấy trăng của em?”.
Nhìn đồng hồ tôi giật mình la lên: “Quỳnh biết mấy giờ rồi không? Lại một đêm mất ngủ?” Em cười cười trấn an: “Em làm một giấc rồi, chi yên tâm, thức giờ này mới thấy trăng đẹp chứ”. Rồi em rủ rê: “Mình làm thơ chơi nghe chị”, vậy là “thi hào” và “thi bá” chúng tôi có được mấy câu thơ làm quà cho nhau:
Nguyên
Có một vầng trăng không xẻ đôitừ em, bên ấy rất xa xôi,dịu dàng rãi xuống trên vườn chị,những mảnh tơ vàng lóng lánh rơi.Vẫn một vầng trăng đầy rồi vơi,là tâm an lạc giữa trần ai,là con nước mãi, lên rồi xuống,trần thế trong ta, một nụ cười.
Và em họa lại:
Hợp
Sáng mãi một vầng trăng lẻ loi,
thầm soi hình dáng kẻ xa xôi,
long lanh từng phím tơ vàng tỏa,
đọng khóe mi buồn giọt lệ rơi.
Vẫn một vầng trăng sáng chẳng vơi,
cùng em lưu lạc giữa trần ai,
an nhiên tự tại quên như nhớ,
để sáng trong nhau mãi nụ cười.
Dưới con mắt dí dỏm của em thơ đã trở thành hai con nguyên và hợp trong cỗ bài mã chược, cho đủ đôi trong cuộc cờ nhân thế, như em bảo.
Viết cho em nếu tôi ký Sông Hương em sẽ nghịch ngợm đáp lại với tên Núi Ngự, thư nào tôi ký Sư Tỷ thì em sẽ viết cho tôi ký tên tên Sư Muội. Khi trận lụt lịch sử năm 1999 tràn ngập miền Trung ốm yếu của chúng tôi, mọi người kêu gọi nhau đóng góp cứu lụt thì bên kia đại dương xa xôi đang lúc đau ốm em cũng nhất định phải chung tay góp sức. Dù là khi tổ chức xong bữa cơm văn nghệ gây quỹ thì em
cũng quỵ luôn, nằm bẹp dí một chỗ em ráng gọi qua đùa nghịch: “Chị là đại thủ quỹ bên nớ, gọi tắt là Đại Quỷ, còn em tiểu thủ quỹ bên ni tức là Tiểu Quỷ … ha ha”. Từ đó viết thư cho nhau tôi nghiễm nhiên được em khai sinh thêm với cái tên Đại Quỷ.
Những hôm em bịnh la liệt tôi gọi sang đùa cợt cho em đỡ buồn: “này, bà lang băm, em phải ráng mạnh để chữa cho thiên hạ, lương y đâu có quyền xìu xìu ển ển như Quỳnh vậy”, em đã gắng gượng cười: “Người ta lương y như từ mẫu, còn em lương y như kế mẫu thôi chị ơi. Mạnh hết nỗi rồi”. Nói vậy nhưng chỉ dăm ba bữa sau em phóng một bài thơ khác, thuờng thường em vẫn cho là thơ con cóc, để trấn an bà chị ở xa:
Nhớ chị nhiều ghê lắm chị ơi,
bữa nay em đã khỏe hơn rồi,
cám ơn thư chị luôn thăm hỏi,
đượm ngát thuơng yêu thắm nụ cười.
Cũng có hôm tôi không khỏe, mùa đông xứ tuyết lạnh lẽo cảm cúm mãi không dứt. Vừa nói chuyện với em vừa ho sù sụ, tôi đề nghị: “Kim Hoa bà bà này cứ sủa hoài bắt mệt, Tiểu Quỷ làm ơn chẩn mạch bốc cho chị một thang, hy vọng bữa sau nói chuyện song suốt hơn chăng” !!! Và em đã sốt sắng gởi cho tôi một toa thuốc, trên giấy có tiêu đề tên bác sĩ, địa chỉ, số điện thoại, ký tên và đóng dấu đầy đủ với chữ viết ngoằng ngoèo, đọc xong cái toa của em con mắt tôi cũng muốn mơ huyền:
Ôi Trời Đất quỷ thần ơi,
Sông Hương Đại Quỷ ho mời lão gia,
Tiểu đại phu đang què giò,
bốc đại toa thuốc bài thơ Nam Tào,
chữ tuy ngoáy giống cào cào,
bảo đảm tỷ tỷ bức nhào cơn ho.
Giữa những lời lẽ đùa nghịch rất tếu của em là cái tình cảm đậm đà trân quý em vẫn luôn dành riêng cho Huế, cho Trường và nhất là cho thầy cô, bạn bè. Em khoe với tôi, hớn hở: “Chị biết tên cô Giáng Châu mới đặt cho em chưa, Châu Quỳnh, có nghĩa em là một trong những Châu Thi, Châu Thúy, Châu Thiều của Me. Me còn dọa nếu em không lo ăn ngủ đàng hoàng thì Me sẽ đét roi vào đít” … Cũng như khi em nhận được gói ô mai cam thảo hay gói mứt gừng tôi gởi qua em cũng hớn hở, hồn nhiên: “Được quà của chị đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Có người cưng mình đã thiệt”. Em cho tôi cái cảm tưởng em là con cá bơi lội tung tăng trong giòng sông tình cảm của chúng tôi một cách hạnh phúc.
Ở cách muôn trùng em vẫn nhớ,
Thầy cô, bè bạn khắp nơi nơi,
dù ngày Phượng Vỹ không về được,
tình Huế trong em mãi tuyệt vời.
Nhớ lại buổi họp mặt Phượng Vỹ vào một ngày đầu thu năm nào. Gặp nhau lần đầu sau bao nhiều năm nghe tên, nghe tiếng. Cái vẻ thông minh, dí dỏm, nghịch ngợm của em khi lăng xăng chỗ này chỗ kia, giúp dời cái bàn, đăt thêm cái ghế, giúp các chị sửa lại những bình hoa, ghé thăm bàn bán sách, ngồi với các chị ở bàn tiếp tân … em đã làm tôi chú ý. Vẻ thân thiết, hòa trộn với mọi người, vẻ tự nhiên như nhiên của em đã khiến tôi và nhiều người cứ nghĩ em là một thành viên lâu ngày của nhóm mà không phải là một khách phương xa chúng tôi phải đón tiếp, thù tạc theo phép xã giao thông thường. Cái vẻ hăng hái hồn nhiên đó. Tấm lòng tha thiết với mọi người mọi việc đó. Nhất là tha thiết với Huế, với Phượng Vỹ, với trường xưa, thầy cũ quả là những nét rất đặc biệt của em mà thoạt gặp ai cũng thấy và càng tiếp xúc càng đậm đà rõ rệt.
Dáng người mảnh khảnh, gầy gò lại đau yếu đủ thứ, thần kinh tọa một thời làm em điêu đứng, nằm ngồi không yên, chứng thấp khớp làm tay chân thêm nhức nhối, rồi Thyroid có vấn đề mỗi ngày phải “nạp” – chữ của em – nhiều thứ thuốc càng lảm em xuôi xị, đã vậy trái tim rất lãng mạn của em cứ chơi cái trò hững hờ, lúc muốn đập lúc muốn ngừng làm em thêm chới với. Vậy mà tất cả các thứ đó cọng thêm sức ép của công việc, của đời sống, của tình cảm riêng tư vẫn chưa hề ngắt được nụ cười trên môi em, vẫn chưa làm mờ được nguồn sáng long lanh trong đôi mắt thông minh đầy nghị lực của em, vẫn chưa tắt được tiếng hát véo von những khi em cao hứng muốn cho tôi nghe qua điện thoại viễn liên một bản nhạc vừa được em hoàn thành, bất luận lúc đó là 2 hay 3 giờ sáng từ nơi em ở.
Trong mắt tôi em như con sóc nhỏ lanh lợi, nhảy nhót, vui đùa trên từng phím nhạc, từng nét vẽ, từng lời thơ xuất từ khối óc đầy sáng tạo, từ trái tim nồng nàn tình cảm và từ đôi bàn tay rất đỗi tài hoa. Và trên tất cả những nét nghệ sĩ rất tài tử kia là tấm lòng thuơng yêu vô tận của em đối với những người bệnh, những con người đau yếu cần đến bàn tay chuyên khoa của em giúp đỡ. Những buổi đi khám bệnh xa trở về trong chiều tối lạnh lẽo, đói và mệt, nằm dài trên giường em bấm số gọi tôi và kể: “Chị ơi, em mệt đến nỗi muốn xỉu, đã định từ chối không đi nhưng nghĩ đến những người già vừa bịnh vừa cô đơn em không thể nào không đến với họ”.
Có hôm em bị đau chân không thể lái xe, đang đi bộ lết bết trên đường thì thấymột ông cụ liêu xiêu sắp ngã, quên phứt cái chân đau em co giò phóng tới, đỡ được ông cụ thì em vẹo luôn cẳng chân phải nằm một chỗ. Vậy mà em vẫn hăm hở: “Chị ơi, nằm một vài ngày nữa chắc em buồn mà chết, dù nằm ở nhà được đọc sách, được viết thư và làm thơ, nhưng ngày mai chắc em phải chuồn ra khỏi nhà thôi, nằm đây em nhớ … bệnh nhân của em” !!!
Giọng em, dù đang lúc “mệt muốn xỉu” hay “đói gần chết” vẫn luôn luôn mang cái âm hưởng ríu rít, reo vui và tràn đầy sức sống, yêu đời, yêu người, vì vậy khi em hát cho tôi nghe ca khúc mới sáng tác:
Tôi là người y sĩ,
lạc đường vào thi ca.
Tôi là người thi sĩ,
lạc dường vào y khoa …
thì tôi đã rất thành thật nói với em cảm nghĩ của mình: “đường nào coi bộ cũng là chính đạo, có thấy Quỳnh đi lạc chỗ nào đâu”.
Tháng ngày lặng lẽ qua mau. Cái thân tình bắt đầu từ ngày họp mặt Phượng Vỹ Toronto xứ lạnh năm nào đã mỗi lúc một thêm ràng buộc, khắng khít. Khi mà mỗi người trong chúng ta là một ốc đảo lẻ loi giữa biển đời thì sợi dây thân ái từ cái gốc trường xưa, thành phố cũ quả là những tiếng gọi thân yêu đầy quyến rũ.
Phương chi từ hằng hà sa số những ốc đảo đó có những tín hiệu được phát ra. Một nụ cười. Một cử chỉ. Một ánh mắt. Một câu nói. Một lá thư. Và khi tín hiệu của người này chạm vào người kia cùng một làn sóng, một từ trường. Lan tỏa và thấm dần vào tâm hồn nhau để hình thành những tình cảm mến thuơng, gắn bó.
Từ nước Bỉ xa xôi em đã đến với chúng tôi bằng nụ cười tươi tắn, dù trên vầng trán em vương nhiều nét suy tư khắc khoải. Ánh mắt em nồng nàn, ấm áp dù mái tóc đã quá nhiều sợi bạc trước tuổi. Và ngày gặp nhau tín hiệu em gởi cho tôi là mấy câu thơ em đã tinh nghịch viết vội vàng trên một tấm khăn ăn bằng mực tím. Quả là đúng tần số. Thơ và mực tím. Màu tím dễ thuơng ngàn đời của những cô học trò xứ Huế. Và những giòng chữ em viết giữa tiệm ăn bỗng dưng làm tôi xúc động nhớ về những cuốn lưu bút gò gẫm trong biết bao mùa hè đầy hoa phượng đỏ giữa sân trường vang vang tiếng ve trên những tàng cây xanh đứng im dưới bầu trời chói chang nắng hạ. Và cũng thật tình cờ sáng hôm sau vào sở cây quỳnh nhỏ ở cửa sổ phòng làm việc của tôi bỗng trổ hoa lần đầu. Nghĩ đến em tôi nâng niu cắt nụ hoa quỳnh đã xuôi cánh nhưng vẫn còn mọng nước trắng ngần, cẩn trọng ép hoa vào giữa trang giấy tím cùng mấy dòng thơ làm quà tiễn em về Bỉ. Cũng từ đó những làn sóng giữa hai chị em mình đã dàn trãi và lan rộng ra mãi, êm đềm ràng buộc hai chúng ta lúc vui cũng như lúc buồn, lúc mạnh khỏe cũng như khi đau yếu, giữa những tiếng cưới khúc khích quấn mình trong chăn ấm thì thầm nói chuyện hằng giờ, cũng như những đêm thao thức cùng nhìn qua cửa sổ tìm vầng trăng lặng lẽ vằng vặc giữa trời khuya. Đã nhiều lần em bảo: “Những lá thư của chị và của Me Giáng Châu em giữ hoài trên đầu giường để đọc đi đọc lại như những lá bùa an ủi mỗi khi em cảm thấy bơ vơ”.
Giữa những lo buồn nặng trĩu của cuộc sống hằng ngày lẫn những phiếm luận về văn chương thi phú, giữa những hệ lụy đời thuờng đến những điều hay lẽ phải tìm thấy trong kinh sách chúng ta đã gặp nhau và chia sẻ với nhau nhiều điểm. Thật nhiều điểm tương đồng. Chỉ duy nhất một điều chúng ta đã bất đồng ý kiến. Khi sức khỏe cũng như tinh thần của em ngày càng hao hụt, có lúc em bảo: “Em hết yêu đời, hết muốn sống rồi chị ơi. Em cảm thấy thật cô đơn và chán nản, tinh thần cũng như thể xác quá mệt mỏi rã rời. Em chỉ muốn làm được như mấy ông thần ngày xưa, huơ cây gậy lên và hô biến rồi biến mất tiêu ra khỏi cuộc sống phiền não này”. Tôi đã kịch liệt phản đối bởi theo tôi em không hề cô đơn. Bởi quanh em, gần cũng như xa, có biết bao nhiêu người thuơng yêu, quý mến và cần em. Bên cạnh em còn có cháu QG, cô con gái cưng mà em đã dồn tất cả mọi thứ tình thuơng, vừa mẫu tử vừa phụ tử vừa là tình bạn thân thiết, gần gũi suốt 18 năm trời quấn quít giữa hai mẹ con. Và trí óc, trái tim và đôi bàn tay của em vẫn còn là nguồn an ủi vô biên cho biết bao nhiêu người đang cần đến sự giúp đỡ của em. Những bệnh nhân già yếu nếu vắng em họ sẽ lạc lõng bơ vơ biết mấy.
Em có nghe lời phản đối của tôi không? Có lẽ có. Cũng có lẽ không. Bởi có một thời gian em không nhắc đến những suy nghĩ tiêu cực này nữa. Cho đến một hôm, buổi chiều 12 tháng giêng, vào lúc 4 giờ, lúc tôi đang dở tay nấu nướng chuẩn bị cho buổi tối đãi khách, những người khách của tôi em đều quen và thân thiết, là Thầy Me, là Thầy Cô P. là Bùi X. N. đại ca và chị H., là cô Quỳnh lớn – toàn những tên do em đặt cho họ – thì em gọi. Tiếng em nghe thật xa, yếu ớt và rã rời: “Chị ơi, em biết chị đang làm bếp, cho em gởi lời chào tất cả mọi người. Em cảm thấy mệt và chán lắm không biết có qua khỏi con trăng này không”. Vừa đặt bánh vào nồi hấp tôi vừa hỏi: “Em đã ăn gì chưa, gần 10 giờ đêm rồi, em uống đủ thuốc chưa?” và khi nghe em nói em chưa ăn gì, đang còn nắm thuốc trong tay, tôi vội vã dục em: “Quỳnh ơi, tại đói nên mới mệt như vậy, ăn chút gì đi em, soup gói cũng được” và tôi dỗ dành em như dỗ dành em bé, không hề nghĩ là tôi đang nói với một bác sĩ: “Quỳnh ráng lên, ăn chút soup nóng, uống ly sữa nóng, rồi lên giường nằm, đừng suy nghĩ gì nữa, ngủ một giấc đến sáng mai sẽ hay nhe em,
giống như cô nàng Scarlett O’Hara, cứ tin ngày mai sẽ là một ngày khác tốt đẹp hơn ngày hôm nay”. Và em đã cười cười hứa với tôi em sẽ làm như vậy.
Tối hôm đó, đêm 12 tháng 1, 2001, trong không khí ấm áp của buổi họp mặt mọi người đã chia sẻ với nhau nỗi lo lắng về em, về bệnh tình, sự cô đơn và trầm cảm của em. Chia tay nhau chúng tôi mong mau đến sáng để có thể liên lạc với em, để nghe tiếng em dù vui dù buồn … nhưng đau đớn thay mong mỏi của chúng tôi đã trở thành vô vọng. Tin xấu đến với mọi người như một tia chớp, như tiếng sấm nổ giữa trời quang, như một cơn ác mộng và với tôi là một nỗi ám ảnh không rời.
Quỳnh ơi, hôm nay mọi người lại họp mặt, nhưng không phải họp ở nhà Thầy Me, cũng không phải ở nhà Thầy Cô P., nhà BXN đại ca hay nhà Sư Tỷ Sông Hương. Mọi người đang phải họp mặt ở chùa để nhìn em trên kia sau lớp khói hương lãng đãng. Qua màn nước mắt tôi nhìn thấy nụ cười của em lung linh giữa lời kinh tiếng kệ, giữa tiếng chuông tiếng mõ, giữa thực và ảo. Không thể nào tin là em đã vĩnh viễn biến mất khỏi cuộc sống này một cách lẹ làng kỳ cục như vậy. Dường như em chỉ trêu ghẹo chúng tôi, dọa cho chúng tôi, những người yêu quý em, sợ chút chơi như bản tính nghịch ngợm của em vẫn vậy. Dường như em chỉ bỏ đi đâu đó một chốc. Rồi em sẽ trở về gọi điện thoại qua đây để được nói chuyện với tất cả mọi người khi em biết sẽ có một buổi họp Phượng Vỹ ở nhà ai đó. Gọi để cập nhật tin tức về thành tích “khổ khuyến” cho Phượng Vỹ của em bên Bỉ. Gọi để chọc ghẹo cho mọi người cười vui và nhớ em. Nhưng lần này thay vì chọc cho mọi người cười thì em lại làm cho chúng tôi rơi nước mắt.
Tiểu Quỷ ơi, rõ ràng chưa có ai chia tay mà làm cho mọi người khóc thuơng nhiều như em. Từ Âu Châu, xứ Bỉ thơ mộng xa xôi, mà tôi đã lỗi hẹn với em một lần chưa kịp tới, cho đến Cali. nơi các Thầy Cô và bạn bè tưởng nhớ em tại Chùa Liên Hoa. Rồi ở đây Toronto miền đất lạnh tình nồng mà em đã lưu nhiều dấu ấn. Ở Montreal nơi có nhiều sư huynh sư tỷ đồng môn của em. Cũng như ở quê nhà, xứ
Huế vô cùng thuơng yêu của chúng ta, nơi thầy cô và rất đông bạn bè họp nhau cùng cầu nguyện cho em ở Chùa Thuyền Lâm. Và có thể còn nhiều nơi khác mà tôi không được biết.
Tiểu Sư Muội thân yêu ơi. Từ nay những nỗi đau, những gánh nặng, những khắc khoải về gia đình, về xã hội đã hoàn toàn rời khỏi đôi vai gầy guộc của em. Hãy là con sóc nhỏ vui đùa trên những ngọn thông. Hãy là nốt nhạc vang lên thánh thót trong buổi sáng. Hãy là những giòng thơ viết vội trong những đêm trăng sáng lung linh. Hãy thật sự an nghỉ nghe em. Dù không bao giờ chúng ta còn nghe, còn thấy được nhau nhưng em biết rõ mà, giữa bao nhiêu sóng gió gập ghềnh trắc trở của cuộc sống em đã và mãi mãi có một chỗ đứng trong lòng chúng tôi, trong trái tim của tất cả mọi người có cơ duyên gặp gỡ và quen biết em trong cõi tạm này.
Dù biết nhiều hay ít, quen sơ hay thân, em đã để lại trong chúng tôi nỗi nhớ thuơng sâu đậm nhất. Và chân thành nhất.
Em bỏ đi rồi giữa cuộc chơi,
đóa tinh khôi đứt đoạn nửa đời,
hương Quỳnh vương lại ngàn thuơng tiếc
em chứa chan hoài giữa chúng tôi.
Sông Hương
Toronto, tháng 1, 2001.
Vô cùng thương nhớ Hoàng Ngọc Quỳnh.
Thứ Tư, 13 tháng 1, 2021
Thư Em Gái Hậu Phương
Cảm đề: Lá Thư Hậu Phương - Kim Oanh
Thư Em Gái Hậu Phương
Gởi anh chiến sĩ miền xa
Chân tình em gái đậm đà chân quê
Lần đầu em tập viết về
Người anh lính chiến chưa hề quen thân
Quê hương khói lửa chiến tranh
Rời trường nhập ngũ lợi danh bụi mờ
Chúng em trẻ dại ngây thơ
Văn chương đội sổ mộng mơ dư thừa
Công ơn bảo bọc sớm trưa
Những người lính chiến dưới mưa đạn thù
Xóm làng mới được an vui
Đón xuân nắng ấm bên người yêu thương
Quý anh trải nắng dầm sương
Để cho em gái đến trường bình an
Nghĩa tình nặng nợ cưu mang
Chúc anh chiến sĩ hiên ngang xuân về
Xa xôi vạn dặm sơn khê
Ước sao có dịp cận kề ủi an
Nhưng làm sao gặp mà ham
KBC chuyển sương lam ẩn tình
Ai người nhận được thơ mình
Chẳng biết tên họ lộ trình viễn vông
Nhưng lòng em vẫn chờ mong
May duyên lại gặp tình trong trắng ngần
Nhân dịp Xuân đã đến gần
Gởi anh chiến sĩ chuyện gần mới đây
Cả lớp trêu chọc ông thầy
Sử địa của lớp đặc bày thuyết minh
Danh nhân thế giới tường trình
Cả lớp tìm kiếm người xinh danh lừng
Bích chương người đẹp đầy tường
Thầy Năm gặn hỏi sao làm thế ni
Chúng em đồng loạt tức thì:
Đề tài thầy bảo có gì quấy sai?
Chúng em khó kiếm danh tài
Mượn hình mỹ nữ thay bài danh nhân
Thầy phạt các em chịu không ?
Nhưng thầy cũng thấy bâng khuâng trong lòng
Thầy trò từ đó mở lòng
Không còn xa cách cảm thông học hành
Xuân về thương tặng quý anh
Chuyện trường cùng chuyện học hành chúng em
Để còn nhớ nhớ quên quên
Trường xưa bạn cũ êm đềm nghĩa nhân
Chúc anh vui hưởng xuân phân
Quên đi đạn pháo vang rân bên ngoài
Thanh bình sớm lại quê xưa
Đoàn viên hội ngộ đón đưa hẹn hò
Đến giờ em phải nộp bài
Cầu xin Trời Phật an bài đỡ nương
Chở che tánh mạng sa trường
Chiến tranh chấm dứt quê hương anh về
Bé đội sổ văn
Lớp đệ tứ 8
Trường nữ trung học Tống Phước Hiệp
Vĩnh Long
Văn Ngọc
Nguyễn Ngọc Lang
Thơ Tiền Tuyến
Cảm Đề: Thư Tiền Tuyến - Bùi Đình Thụy
Gởi người em gái hậu phương
Cô bé đội sổ văn chương nghịch đùa
Chân tình ấm áp dễ ưa
An ủi chiến sĩ nắng mưa dãi dầu
Dù cho tiếng sét ban đầuCũng vui viết lá thư màu mến thươngGởi anh binh sĩ chiến trườngChưa từng gặp gỡ vấn vương vào mình
Hay là tiếng sét ái tìnhCủa anh lính trận điêu linh chiến trườngNếu em đoán đúng anh thươngNgày về phép Sâm Bửu Lương đãi em
Nhưng làm sao gặp mà thèmMênh mông trời đất dò kim biển hồCái tên thật rất mơ hồHay là bút hiệu tìm mô ra người
Có chăng anh đến cổng trườngMang tấm bảng lớn: TÌM NGƯỜI DỐT VĂNThấy anh em sẽ trốn phăngĐể anh đứng đó bao thằng chọc quê
Buồn thiu thất thểu đi vềTiêu tan ngày phép bay theo gió lùaNhưng thôi anh chỉ bông đùaĐể cho quên chuyện hơn thua chiến trường
Các em tuổi trẻ dễ thươngChăm lo cắp sách đến trường vui chơiNgây thơ trong trắng yêu đờiChẳng nên vướng bận đầy vơi chiến trường
Kể em một chuyên bất thườngKhi anh ngồi ghế nhà trường thuở xưaThầy dạy sử địa khó ưaAnh lo mơ mộng bông đùa làm thơ
Bổng dưng thầy gọi bất ngờEm Thụy cho biết người lùn là aiThằng bạn ngồi cạnh rỉ taiTrả lời Mông Cổ chớ ai bây giờ
Lúc đó anh thật ngu ngơThầy bảo giải thích thế nào cho thôngQuýnh quá anh phải nói ngôngNgười thấp chỉ có cổ mông thôi mà
Thầy cho hai quả trứng gàNhớ hoài kỷ niệm đã qua lâu rồiTên Thuỵ Mông Cổ lên ngôiBạn bè từ đó chẳng thôi gọi đùa
Chiến tranh khốc liệt thắng thuaThế mà anh đã bốn mùa xa quêĐôi chân mòn mỏi Sơn KhêKhông lâu nhưng lắm não nề đắng cay
Sinh mạng đầu cỏ ngọn câyĐạn pháo rơi rớt phơi thây chiến trường“Chí làm trai dặm nghìn da ngựaGieo Thái Sơn nhẹ tựa Hồng Mao”(Chính phụ ngâm )
Chúng anh đứa nào cũng vậyVẫn lạc quan và vẫn thấy yêu đờiMong ngày hết pháo đạn rơiVề ngôi trường cũ trau dồi sử kinh
Sẽ lại thăm bé xinh xinhDù người xưa giờ đã sinh con rồiVà anh da trổ đồi mồiMái tóc điểm trắng bạc màu thời gian
Dù cho tiếng sét ban đầu
Cũng vui viết lá thư màu mến thương
Gởi anh binh sĩ chiến trường
Chưa từng gặp gỡ vấn vương vào mình
Hay là tiếng sét ái tình
Của anh lính trận điêu linh chiến trường
Nếu em đoán đúng anh thương
Ngày về phép Sâm Bửu Lương đãi em
Nhưng làm sao gặp mà thèm
Mênh mông trời đất dò kim biển hồ
Cái tên thật rất mơ hồ
Hay là bút hiệu tìm mô ra người
Có chăng anh đến cổng trường
Mang tấm bảng lớn: TÌM NGƯỜI DỐT VĂN
Thấy anh em sẽ trốn phăng
Để anh đứng đó bao thằng chọc quê
Sẽ lại thăm bé xinh xinh
Dù người xưa giờ đã sinh con rồi
Và anh da trổ đồi mồi
Mái tóc điểm trắng bạc màu thời gian
Cám ơn em đã ủi anViết thư cho lính sẻ san tâm tìnhTrắng trong của tuổi học sinhChúc xuân vui vẻ nghịch tinh bông đùa
Kèm vào áo ấm thêu thùaGiữ thân ấm áp cho người tha hươngGởi anh lính ở tiền phươngĐón Xuân vui vẻ yêu thương tràn đầy
Kèm vào áo ấm thêu thùa
Giữ thân ấm áp cho người tha hương
Gởi anh lính ở tiền phương
Đón Xuân vui vẻ yêu thương tràn đầy
KBC gởi thư màuĐể biết anh sẽ một chầu đãi emSâm Bửu Lượng đậu đỏ xanhNgọt lịm tươi mát Yến Oanh chân tình
Bùi Đình Thụy (Mông Cổ)Đại đội 3,tiểu đoàn11, BĐQKBC 4047
Văn NgọcNguyễn Ngọc Lang
Thứ Ba, 12 tháng 1, 2021
Viết Cho Em
Viết cho em giữa mùa mưa Saigon
Khi đau đớn đã hằn lên nếp cũ
Khi hồn anh không còn nơi trú ngụ
Đi lang thang qua khắp nẻo lưu đày
Ôi mưa buồn, giăng mắc cả chiều nay
Mưa có bay ngang vòm trời Mỹ Quốc?
Anh yêu em, và thương cho vận nước
Nghĩ về anh, rồi lại xót riêng mình
Bờ vực này anh vẫn đứng chênh vênh
Viết cho em, giữa mùa mưa bão nổi
Nhớ không em, một đêm nào tóc rối
Ta nói yêu nhau hơn cả bao giờ
Tiếng hát em buồn, ôi những âm xưa
Giờ xa lắm...ngỡ chừng vang vọng lại
Viết cho em, giữa mùa mưa, tháng bảy
Khi lòng anh như một nghĩa trang buồn
Ngày qua ngày, thêm một nỗi đau hơn
Bạn hữu quay lưng, người tình khuất mặt
Em bên đó, cầm bằng như đã mất
Anh nơi này, thương nhớ chảy về xuôi...
Hồ Khiên
Saigon 1981
Khi đau đớn đã hằn lên nếp cũ
Khi hồn anh không còn nơi trú ngụ
Đi lang thang qua khắp nẻo lưu đày
Ôi mưa buồn, giăng mắc cả chiều nay
Mưa có bay ngang vòm trời Mỹ Quốc?
Anh yêu em, và thương cho vận nước
Nghĩ về anh, rồi lại xót riêng mình
Bờ vực này anh vẫn đứng chênh vênh
Viết cho em, giữa mùa mưa bão nổi
Nhớ không em, một đêm nào tóc rối
Ta nói yêu nhau hơn cả bao giờ
Tiếng hát em buồn, ôi những âm xưa
Giờ xa lắm...ngỡ chừng vang vọng lại
Viết cho em, giữa mùa mưa, tháng bảy
Khi lòng anh như một nghĩa trang buồn
Ngày qua ngày, thêm một nỗi đau hơn
Bạn hữu quay lưng, người tình khuất mặt
Em bên đó, cầm bằng như đã mất
Anh nơi này, thương nhớ chảy về xuôi...
Hồ Khiên
Saigon 1981
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2021
Vẫn Là Tôi - Thơ: Huỳnh Nguyễn Thanh Tâm Nhạc: Phạm Anh Dũng Hoà Âm: Quốc Dũng
Nhạc: Phạm Anh Dũng
Hoà Âm: Quốc Dũng
Ca Sĩ: Bảo Yến
Thực Hiện:Đào Cận
Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021
Chúc Mừng Sinh Nhật Chị Minh Nguyệt
Thơ: Ngọc Hạnh
Thơ Tranh: Kim Oanh
Thơ Tranh: Kim Oanh
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021
Tiếng Hát Liêu Trai - Nhạc Và Lời: Phạm Anh Dũng - Hòa Âm: Quang Đạt - Trình Bày: Mạnh Tuấn
Nhạc Và Lời: Phạm Anh Dũng
Hòa Âm: Quang Đạt
Trình Bày: Mạnh Tuấn
Dòng Trôi - Đày Đọa
(Ảnh: Trương Văn Phú)
Bài Xướng:
Dòng Trôi
Thuyền ai một bóng chơ vơ
Chở bao kỷ niệm neo bờ bến xưa
Dòng trôi bao bận nắng mưa
Mà người năm cũ vẫn chưa quay về
Bao mùa trăng vẹn câu thề
Bấy mùa hư thực tư bề quạnh hiu...
Chở bao kỷ niệm neo bờ bến xưa
Dòng trôi bao bận nắng mưa
Mà người năm cũ vẫn chưa quay về
Bao mùa trăng vẹn câu thề
Bấy mùa hư thực tư bề quạnh hiu...
Kim Oanh
***
Bài Họa:
Trên dòng u uất vất vơ
Thuyền mơ trở lại bến bờ năm xưa…
Mấy bận nắng! Mấy bận mưa!
Lao đao, lận đận nên chưa thể về
Để cho nghẹn thắt nguyện thề
Để cho đày đọa một bề tương tư…
dovaden2020 (DVD)
***
Thuyền TìnhThuyền tình đêm lặng bơ vơ
Vẫn còn neo đậu bên bờ chốn xưa
Dù cho trải gió dầm mưa
Mãi chờ người cũ.....sao chưa trở về?
Bao giờ trăng vẹn lời thề?
Để cho thuyền khỏi thấy bề hắt hiu
Song Quang
***
Vu Vơ BuồnSông thơ trải mộng vu vơ
Thuyền ai bỏ bến xa bờ mơ xưa
Bao xuân chan nắng hạ mưa
Thu tàn đông tận .... thuyền chưa ngược về!
Sao tình lỗi ước hẹn thề
Hồn trăng bến cũ bốn bề đìu hiu!
Yên Dạ Thảo
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021
Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021
Dòng Trôi
(Ảnh: Trương Văn Phú)
Đề Thơ Từ Ảnh
Dòng Trôi
Thuyền ai một bóng chơ vơ
Chở bao kỷ niệm neo bờ bến xưa
Dòng trôi bao bận nắng mưa
Mà người năm cũ vẫn chưa quay về
Bao mùa trăng vẹn câu thề
Bấy mùa hư thực tư bề quạnh hiu...
Kim Oanh
***
***
Bài Cảm Tác:
Cắm sào đợi nước xuôi dòng
Bờ xa tĩnh lặng, chiều không nhớ người!
Ánh đèn nhạt, bóng mờ rơi...
Như hồn quê cũ một thời ngỡ quên.
Phong Tâm
Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021
Dạ Quỳnh Hương - Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao - Nhạc Phạm Anh Dũng - Hòa Âm Đồng Sơn - Ý Lan Ca
Về Bài Dạ Quỳnh Hương
Dạ Quỳnh Hương là một bài thơ của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, bút hiệu của Hoàng Ngọc Quỳnh
Quỳnh là một cô gái cũng cùng nghề Y Khoa mà tôi biết và quen qua những tác phẩm của cô trên các báo chí Y Khoa Việt Nam trên thế giới. Quỳnh ở Bỉ và tôi ở Hoa Kỳ.
Chúng tôi hay viết thơ qua lại chia xẻ các vấn đề thơ văn nhạc. Quỳnh cũng có gọi điện thoại cho tôi vài lần, nhưng chúng tôi chưa có gặp nhau bao giờ.
Tôi xem lại trong bài nhạc Dạ Quỳnh Hương thấy thời gian viết bản nhạc này là 1998.
Một ngày, năm 1998, tôi nhận được bài thơ Dạ Quỳnh Hương của Quỳnh gửi qua bưu điện.
Vài tuần sau, khi Quỳnh có gọi điện thoại hỏi, tôi chợt nhớ ra vì bận quá chưa kịp xem và xin lỗi
Đêm hôm đó, đem thơ ra đọc, tôi thấy bài thơ như có tiếng nhạc trong đó. Tôi đem đàn guitar ra gẩy theo tiếng nhạc của bài thơ.Hình ảnh người con gái và đóa hoa Quỳnh như lẫn lộn trong tâm tưởng.
Đêm đó thức trắng đêm viết xong bài nhạc. Vài ngày sau tôi gửi bài nhạc cho Quỳnh
Hai năm sau nghe nói Quỳnh ốm nặng. Tôi vội đem bài Dạ Quỳnh Hương ra đàn hát, thu vào tape cassette và gửi cho Quỳnh.
Quỳnh có viết lại và hứa sẽ đàn dương cầm gửi cho tôi nghe sau khi sức khỏe hồi phục.
Chỉ ít lâu sau, năm 2001, tôi được tin Quỳnh qua đời vừa khi 48 tuổi
Tôi chưa được nghe tiếng đàn của Quỳnh. Tôi cũng chưa gặp Quỳnh bao giờ cả.
Phạm Anh Dũng
(2009)
Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao,
Nhạc Phạm Anh Dũng
Hòa Âm Đồng Sơn
Tiếng Hát Ý Lan
Bài Cảm Tác:
Hoa Đêm
Nửa đêm hoa Quỳnh nở
Thoảng hương thơm bay xa
Bên trong phòng kín gió
Ấm êm tình vỡ oà
Bùi Quang Dũng
***
Dạ Quỳnh Tiên Nữ
Đêm nay tiên nữ giáng trần
Quỳnh hoa một đóa trắng ngần như mây
Mặc cho thế sự đổi thay
Bình minh Chưa tới, chia tay nghẹn ngào
Trương Minh Cường
***
Hoa Quỳnh Nở Ban Đêm
Hoa Quỳnh nở ngát đêm nay
Yêu kiều trắng muốt cho say lòng người
Sáng ra hoa héo mất rồi
Hương còn vương vấn suốt đời không phai
Thiên Tâm
***
Hoa Mệnh Bạc
Thương Quỳnh lặng lẽ úa phai rồi
Ánh nguyệt cợt đùa héo hắt thôi
Cố giữ hương lòng tha thiết mộng
Mãi gìn dáng ngọc luyến lưu người
Bao mùa hương thắm trao ngời dạ
Mấy bận sắc nhòa mím chặt môi
Thôi tiếc mà chi hoa mệnh bạc
Lìa mau phó thác ý do trời.
Kim Oanh
***
Quỳnh Hoa
Em trót Quỳnh hoa chuyện phải rồi
Nửa đêm bừng nở sáng lìa thôi
Sắc màu như tuyết hương đưa thoảng
Phẩm cách tựa mây luyến tiếc người
Thi nhạc toàn tài thiên đố kỵ
Y khoa thâm cứu đất bầm môi
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng*
Luôn gợi nhân gian oán trách trời!
Lộc Bắc
Dec20
***
Bản nhạc của Bác Sĩ Dũng gây bao nhiêu cảm hứng cho thính giả.
BS xin gửi các bạn bài viết ngắn trên Tập San Y Sĩ năm 2001,khi Ngọc Quỳnh tạ thế.
Hồi năm 1991,trên Tập San Y Sĩ có một cây bút mới:đó là Hoàng Ngọc Quỳnh, hoặc Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, hoặc Tiểu Quỳnh.Thơ của cô bay bươm, tình tứ, lãng mạn,văn thì gọn gàng, xúc tích ,đôi khi khôi hài, châm biếm nhẹ nhàng. Đọc văn xong,ai cũng tưởng tượng ra một cô tiểu sư muội xinh đẹp, học vấn uyên thâm, lúc nào cũng vui cười ríu rít như chim vành khuyên....đúng là một đoá hoa quỳnh vừa nở ra để gửi hương cho gió.Khi đó, Bát Sách chưa biết mặt Tiểu Quỳnh nên tặng nàng bài thơ:
Xem văn nào đã biết người,
Mơ hồ tưởng tiếng ai cười đâu đây,
Hoa nào vừa nở đêm nay,
Mà nghe gió thoảng hương bay ngạt ngào.
Trong bao nhiêu năm,Tiểu Quỳnh liên tục góp mặt với Tập San:văn,thơ,nhạc, dịch thơ Đường,thơ Tống, bút đàm,bút chiến.Sự đóng góp của Tiểu Quỳnh đã làm Tập San Y Sĩ thêm phong phú,sống động và hấp dẫn.Quỳnh có qua Montreal nhiều lần,ngồi uống rượu với ban báo chí như Trần Mộng Lâm,Thân Trọng An,Trần Văn Dũng,Nguyễn Thanh Bình ở nhà anh Phạm Hữu Trác. Trong khi nói chuyện, Quỳnh rất hoạt bát,ý tứ thâm trầm, tuy cười nhưng mặt lúc nào cũng phảng phất nét buồn.. Qua văn chương,thí dụ như bài viết về cỏ bồng,dịch Hữu Sở Tư của Lư Đồng...mọi người cảm thấy trong lòng Quỳnh có những nỗi u hoài.Anh em chỉ đoán chừng,và không ai biết sự thật.Đây là một bài
thơ nữa tôi tặng Quỳnh:
Vẩn vơ thơ Tống,thơ Đường,
Bút đàm,bút chiến há nhường ai đâu,
Vốn người đa cảm đa sầu,
Thương mây,khóc gió giọt châu vắn dài,
Hỏi lòng nào biết nhớ ai,
Gối du tiên,mộng dao đài vấn vương,
Nửa đời hoa,tóc điểm sương,
Nam Kha tỉnh giấc,sầu thương chất đầy.
Đầu năm 2001,ngày 13/01,Tiểu Quỳnh đột ngột qua đời,mọi người bàng hoàng xúc động.Nhớ lại những buổi anh em ngồi chuyện trò bên ly rượu cứ tưởng như ngày hôm qua.Rượu vẫn còn đây mà người đà vắng bóng.Đây là bài khóc Tiểu Quỳnh:
Hạc vàng vỗ cánh xa bay,
Còn đây rượu đắng,men cay hững hờ,
Hữu Sở Tư,dạ ngẩn ngơ,
Đốt hương linh,nhớ hương xưa nghẹn ngào.
Bát Sách
***
Nguyệt Quỳnh
Nửa đêm vằng vặc ánh ngà
Nàng tiên áo trắng mượt mà ghé qua
Cánh bung trắng muốt kiêu sa
Thoáng làn hương nhẹ lan ra tặng người
Nguyệt Quỳnh ơi!Nguyệt Quỳnh ơi
Băng trinh giữ kín, tặng người tri âm
Sao Khuê
***
Quỳnh Hoa
Em đến giữa đêm khuya
Tự cõi nào, Em về?
Em hiện thân Lan-Huệ
Đưa ta vào đam mê.
Cớ sao tình nở muộn
Vài tiếng chẳng là bao.
Thịt da Em ngọt ngào
Vội chào, Em vĩnh biệt!
Ta ngồi đây thương tiếc
Thật, giả, hay chiêm bao?
Nguyễn Đàm Duy Trung
Tháng Chín, 2000
Toronto, Canada.
Đàm Trung Phán
***
Hoa Quỳnh
Mảnh mai hoa trắng nở đêm khuya
Thanh thoát dịu Hương quyện tứ bề
Không gian yên lắng chân nàng đến
Khoảng khắc sinh Tồn chẳng kéo lê
Người đời thương tiếc thân đoạn số
Thi nhạc muôn đời vẫn mãi ghi.
Hãn Nguyễn
Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021
Melbourne Một Mùa Lan
Dáng Lan thanh thoát nhẹ nhàng
Gió phơn phớt thoảng dịu dàng đưa hương
Gợi tình ong bướm luyến thương
Suốt mùa quấn quýt vấn vương lòng người!
Melbourne Một Mùa Lan
Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021
Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2021
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)