Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Thánh Vịnh 84 -Thanh Tùng (100 Năm Đức Mẹ Hiện Ra Tại)


Ca Trưởng: Thanh Tùng
Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - TGP Melbourne
Thực Hiện Youtube: LeNguyen



Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Dâng 6 - Trần Xuân Long (100 Năm Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima)


Ca Trưởng: Nguyễn Xuân Kính
Họp Xướng: Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam-TPG Melbourne
Thực Hiện Youtube: LeNguyen



Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Kinh Kính Mừng - Fr. Jean-Bastiste (Kỷ niệm 100 Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima)


Ca Trưởng: Nguyễn Xuân Minh
Họp Xướng: Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam-TPG Melbourne
Thực Hiện Youtube: LeNguyen

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Cộng Đoàn Công Giáo Melbourne Kỷ Niệm 100 Năm Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima - Phần 1

 Lễ rước kiệu Đức Mẹ


Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã hân hoan khai mạc đại lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 13/5/1917 – 13/5/2017 
Lúc 9 giờ sáng Ngày 13/5/2017 tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện, số 225 Hutton Rd. Keysborough, Victoria.




Bắt đầu Các em thiếu nhi dâng hoa. Tiếp đến đoàn rước kiệu với lời kinh Mân côi và hát bài ca Lạy Mẹ Fatima cất lên. Cùng đi sau là Đức Cha Vincent Nguyện Văn Long và quý Cha.

 







Khi Kiệu Đức Mẹ an vị. Đức Cha Vincent xông hương trước tượng Mẹ. Đội trống đã dùng tiếng trống để chào mừng và khai mạc Đại lễ. 
Sau đó đội dâng hoa cộng đồng với màn dâng hoa đầy ý nghĩa. Đức Cha và quý cha cùng cộng đồng dân Chúa đã hân hoan thả những chiếc bóng, và một vòng chuỗi Mân côi kết từ bong bóng đã tung bay trên bầu trời mang theo lời cầu nguyện xin Đức Mẹ đoái thương nhâm lời cầu xin của con cái Mẹ.

Xem Toàn phần:


(Kim Oanh ghi nhanh)

Thánh Lễ & Thắp Nến Cầu Nguyện - Kỷ Niệm 100 Năm Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima - Phần 2

Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã hân hoan khai mạc đại lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 13/5/1917 – 13/5/2017 
Lúc 9 giờ sáng Ngày 13/5/2017 tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện, số 225 Hutton Rd. Keysborough, Victoria. Và kết thúc khoảng 6giờ chiều trong ngày.

1/ Thánh Lễ 









2/ Đêm thắp nến nguyện cầu

Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, Kết thúđc buổi lễ, đêm thắp nến cầu nguyện cho toàn thế giời và đặc biệt cho quê hương Việt Nam. 










Kim Oanh

Liên Ca Đoàn CTTĐVN Melbourne - Kỷ Niệm 100 Năm Đức Mẹ Hiện Ra Tại Fatima

Hình ảnh của Liên Ca Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Tổng Giáo Phận Melbourne, Victoria, Úc Châu. 
Nhân dịp đại lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 13/5/1917 – 13/5/2017 
Khai mạc vào lúc 9 giờ sáng Ngày 13/5/2017 tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện, số 225 Hutton Rd. Keysborough, Victoria.














Hình Ảnh: Minh Hà & Xuân Báu

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Gặp - Cuối Đời



Xướng: Gặp

Em chờ đợi đã bao lâu
Khi ta tìm được tóc màu gió sương
Phải chăng vì đã sai đường
Nên mình cách biệt hai phương xa rời
Giờ đây mỗi kẻ mỗi nơi
Câu thơ đối đáp kết lời giao duyên.



Quên Đi


Họa: Cuối Đời

Cuộc đời phát họa từ lâu
Thay đen đổi trắng phai màu bạc sương
Sa chân lỡ bước cùn đường
Đắc nhân tâm độ muôn phương khổ rời
Cuối đời về lại một nơi
Đừng quên chén tạc rót lời kết duyên

Kim Oanh

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Tình Già

(Tưởng nhớ Anh Vân)


Ông Sáu, tay cầm chiếc ghế gỗ xếp, loại bàn ăn đặt trên giường cho bệnh nhân, tay kia cầm tô cháo nóng đến gần giường bà Sáu vừa gọi:
- Mình à, dậy ăn miếng cháo.
Ông gọi đến ba lần, bà Sáu mới mở mắt ra, mỉm cười nhìn chồng.
Ông Sáu vui vẻ:
- Ái chà, coi bộ mình khá rồi há. Ðêm rồi mình ngủ được. Tui ra thăm hai lần thấy mình thở đều đặn. Có lẽ nhờ viên thuốc an thần.
Bà Sáu nhăn mũi:
- Ngủ một mình, không bị ai quấy rầy nên dễ ngủ. Ngủ chung với người khác, hai tay họ cứ ngọ nguậy hoài, nhột gần chết, ngủ với nghê gì?
Ông Sáu hứ một tiếng, nói:
- Thôi, ngồi dậy.

Bà Sáu ngồi lên, tựa lưng vào thành giường. Ông Sáu đặt tô cháo lên bàn rồi đặt cái bàn ăn nhỏ lên giường, phiá trên mình bà, đoạn trịnh trọng đặt tô cháo và cái muỗng trước mặt..
- Cháo thịt heo bầm, ngon lắm, mình ăn thử xem. Tui bỏ hành nhiều, cháo hành nóng, ăn giảm cải.
Bà Sáu hứ một tiếng.
- Giảm cải, giải cảm!
Như chợt nhớ ra điều gì, Ông Sáu cười ruồi, hỏi:
- Sao, hồi nãy mình nói sao? Mình nói đêm rồi ngủ được là nhờ ngủ riêng à? Vậy từ nay về sau, mình ngủ luôn phòng nầy nhé!
Ông biết chắc chắn, không khi nào bà chịu ngủ riêng trừ những lúc đau yếu, sợ truyền nhiễm cho chồng nên bắt buộc bà phài ngủ riêng. Bà sợ ngủ riêng. Lần vượt biển kinh hoàng của hơn mười năm trước đã khắc sâu vào tiềm thức bà. Thỉnh thoảng bà bị ác mộng. Có nhiều lúc đang ngủ ngon lành, bà bật ngồi dậy kêu khóc. Những lần như vậy, ông vội vàng ôm cứng bà vào lòng, một tay vổ lưng, một tay lắc nhẹ thân thể cho bà tĩnh lại, miệng không ngớt gọi: “Mình, mình, có tui... đừng sợ, mình, mình, có tui... Ông gọi đến lúc bà thật sự tỉnh táo và ru đến lúc bà ngủ trở lại mới thôi.
Bà Sáu không nhìn thấy nụ cười ruồi của ông nên trả lời:
- Thôi, ngủ chung cho ấm. Âm dương có đủ trên giường, con người khoẻ mạnh.
Ông Sáu bỏ đi còn ngoái lại nở nụ cười khoái chí với vợ.
- Anh đừng quên pha cho em ly trà cúc nhé!
- Có ngay. Ăn xong là có ngay. Tui đâu có quên ly trà cúc nóng của mình vào buổi sáng.
Căn nhà thật ấm áp, ấm không phải vì máy sưởi mà ấm vì tình thương của cặp vợ chồng già. Trong những lúc vợ chồng âu yếm bên nhau, ông Sáu hay nói với bà:
“Hạnh phúc không tìm thấy trong ngôi nhà này thì đừng hòng tìm ở nơi nào khác.”

Ông bà Sáu gặp nhau trong Hội Người Già. Lần đầu tiên gặp bà, Ông Sáu thích ngay cái dáng dấp mảnh mai, nhỏ nhắn, thướt tha trong chiếc áo dài trắng của bà. Gương mặt bà hơi tròn, nụ cười thật có duyên với cái răng khểnh lộ một tí ra ngoài, trông bà thật xinh xắn. Lối nói chuyện hoạt bát, hoà nhã và tỏ ra hiểu biết của bà, thỉnh thoảng kèm theo tiếng cười trong trẻo pha lẫn chút tinh nghịch như có một sức thu hút mạnh bắt ông phải lắng nghe. Lần gặp gỡ đó, ông Sáu Sậu đã mang hình ảnh cuả bà về nhà và vào cả trong giấc ngủ muộn màng của ông sau nhiều năm dài sống trong cảnh chăn đơn, gối lẻ. Theo ông Sáu, bà Chín Chuyên là dòng suối mát, ngọt ngào và ông mơ ước được tắm dưới dòng suối trong trẻo đó. Trong Hội, không ai ngờ có ngày ông Sáu và bà Chín nên duyên Tần Tấn, lo lắng cho nhau lúc chiều tà, bóng xế.

Chuyện rổ rá cáp nhau của ông bà Sáu không gặp trở ngại nào giữa hai bên con cháu. Mấy đứa con của ông Sáu dường như có ý muốn tìm cho cha mình một người bạn cuối đời nên lúc thấy bà Chín Chuyên dọn về ở với cha mình, họ còn tỏ ra vui mừng. Bên phía bà Sáu chẳng nghe động tịnh gì, chỉ thấy con cháu hai bên, thỉnh thoảng ghé thăm cặp vợ chồng già với chút quà cáp.

Ông Sáu tên Sậu, nước da ngâm đen nên mọi người gọi đùa là Sáo Sậu (chim sáo màu đen, hót hay, nóí chuyện giỏi,) năm nay đúng bảy mươi. Sáu Sậu ăn mặc lúc nào cũng tươm tất, chỉnh tề, mái tóc chải vén khéo. Tính ông hay đùa nên trong Hội Người Già, ai cũng yêu mến ông.

Thuở trẻ nhờ năng luyện tập thân thể, và mưa nắng chiến trường đã tôi luyện con người ông trở nên rắn chắc. Ba năm tù cải tạo không vật ngã được ông nên giờ nầy trông ông vẫn còn khoẻ mạnh.
Bà Sáu trẻ hơn ông đến mười sáu tuổi. Về với ông Sáu được vài năm mấy cái răng cửa lần lượt từ giã bà ra đi gần hết, mồm miệng móm xọm, nên bây giờ trông họ chênh lệch chẳng bao nhiêu. Bà Sáu nhỏ tuổi, có vẻ tự tin và bạo dạn hơn ông. Ông Sáu mở miệng ra là tui tui, mình mình còn bà Sáu thì anh anh, em em ngọt lịm. Ðôi lần Ông Sáu đề nghị với bà nên gọi nhau là mình cho hợp với tuổi già nhưng bà Sáu nhất định không, bảo gọi anh xưng em nghe cho nó trẻ trung một chút.

Ông Sáu là người có đức tin rất mạnh nơi Chuá Cứu Thế Jésus. Những ngày Chuá nhật ông hay rủ bà đi đến Hội Thánh thờ phượng Chuá với ông. Thương chồng, bà nhận lời ngay dù bà theo đạo Phật. Bà nghĩ vợ chồng cùng một đức tin thì tốt hơn, đời sống mới hạnh phúc. Vả lại theo bà “Có chồng thì phải theo chồng. Chồng vô hang rắn, hang rồng cũng theo.”

Vô nhà thờ hay bất kỳ nơi đâu, bà hay vòng tay ôm ngang hông ông Sáu, đi tĩnh queo. Sáu Sậu ngại lắm, nói nhỏ bên tai bà:
- Mình già rồi, vô trong nầy làm vậy coi không đặng, bọn nhỏ nó cười nhưng bà Sáu nhất định vòng tay khoác lên eo của ông mà đi khiến ông chịu thua.


Thật ra bà Sáu thứ Chín, tên Chuyên. Trong Hội Người Già, ai ai cũng gọi bà là bà “Chín Chuyên” nhưng con cháu nội ngoại hai bên, nhiều đưá nói đớt gọi bà là ngoại “Trứng Chiên” nghe cũng vui tai.
Lo cho vợ xong, Ông Sáu pha cho ông tách cà phê.
Những ngày bà Sáu mạnh, ông cũng không để bà làm. Ông bảo, cà phê phải do chính tay ông pha mới ngon. Khi pha tách cà-phê, ông luôn luôn pha cho bà ly trà cúc. Rồi hai ông bà dẫn nhau ra ngồi trước hiên nhà, ngồi nhâm nhi vừa ngắm hoa. Vợ chồng già sống hẩm hiu với nhau trong ngôi nhà nhỏ hai phòng, như đôi chim liền cánh, cây liền cành, không rời nhau nửa bước.

Bỗng có tiếng chuông cửa reo. Ông ra mở cửa. Một luồng gió lạnh thổi tạt vào, ông tránh qua một bên. 
- Ði đâu sớm vậy Tư Ngô?
- Trời lạnh! Qua rủ anh ra Starbucks tìm một ly Cappucino.
Ông Sáu đáp xuôi xị.
- Không đi được. Con nhỏ ở bịnh rồi!
Tư Ngô trợn mắt:
- Trời đất! Con nhỏ ở nào? Anh mướn con ở hồi nào?
- Không phải, con nhỏ ở nầy là con nhở ở đời, không phải ở đợ. Chị Sáu mầy á.
Tư Ngô cười rộ:
- Cha nội nầy lúc nào cũng giễu. Chị Sáu bịnh sao vậy?
Không kịp nghe câu trả lời, Tư Ngô mở cửa vọt ra ngoài vừa nói:
- Tôi đi anh Sáu, thằng bạn đang đợi ngoài xe.
Ông Sáu ra nhà sau, pha ly trà cúc rồi cầm tách cà phê và ly trà cúc đến giường uống với vợ.
Những ngày bà Sáu khỏe mạnh thì cả hai ra ngồi trước hiên nhà vừa uống vừa ngắm hoa. Bà Sáu bịnh, ông mang cà-phê vào phòng uống.
Thấy ông mang ly trà cúc vào, bà Sáu vui vẻ nói:
- Bữa nay khỏe, em muốn ra sân uống trà với anh vừa uống vừa ngắm hoa.
- Ra sân thì mặc thêm cái áo lạnh vào. Trời bên ngoài hơi lạnh.
Ông đặt tách cà-phê và ly trà xuống bàn, vói tay lấy cái áo khoác choàng vào cho vợ rồi cúi xuống hôn lên trán bà Sáu đầy vẻ thương yêu.
- Trán mình không còn nóng nữa.
Thế là hai vợ chồng dẫn nhau ra sân.
Bên ngoài trời đã bớt gió. Da trời xanh màu ngọc bích, lốm đốm những cụm mây trắng nhỏ trải rộng ra, trông như tấm thảm xanh lớn điểm hoa trắng. Trên cây Eucalyptus gần đó, đôi chim chích choè chuyền mình từ cành nầy sang cành khác vừa hót líu lo như chào mừng ngày mới. Nắng lụa mênh mông trải vàng lên cành cây, ngọn cỏ càng làm vườn hoa thêm phần rực rỡ. Con đường trước nhà, đã vắng xe cộ qua lại.
Ông dịu dàng, dìu bà đi nhưng bà Sáu đầy ông ra:
- Em khoẻ rồi. Trong Hội Thánh, muốn đi gần, anh cũng ngại làm người ta không biết vợ chồng mình thương nhau. Ở nhà thì muồi lắm.
- Mình thương nhau thì vợ chồng mình biết đủ rồi, cần gì người ta biết. Giữa chốn đông người ôm nhau đi, coi sao cho đặng.
- Hứ!
Ra đến trước sân, bà Sáu đứng ngắm vườn hoa một lúc. Trán bà nhăn lại.
Bà Sáu rất yêu hoa. Cái sân nhỏ trước nhà bà không chừa khoảnh đất nào. Những chòm hoa Petunias tím sậm điểm trắng, đỏ, hồng trồng cạnh Lobelia màu xanh da trời và Marigold vàng nhạt, đậm, được trồng ngay hàng thẳng lối biến vuờn hoa thành một cảnh sắc muôn màu.

Ông Sáu, chẳng thiết gì đến hoa cỏ. Có thì ngắm chơi, không có thì thôi. Nếu ai kêu ông chọn giữa một bó hoa và bó rau muống, ông sẽ chọn ngay bó rau muống vì nó thực tế hơn. Ông chẳng để ý đến màu sắc, loại hoa nào, tên gì? Loại cúc vạn thọ thì ông nghe vợ ông gọi là Marigold, còn các loại hoa khác ông chưa hề nghe tên bao giờ. Ông cố gắng nhớ tên các loài hoa vợ ông đang trồng, để vợ có sai đi mua, ông tìm cho dễ.
Bà Sáu ngắm hoa một lúc rồi kêu lên:
- Mấy ngày nay, anh không tưới hoa phải không?
- Mấy ngày nay, bận săn sóc mình thì giờ đâu tưới hoa?
Bà Sáu có vẻ giận:
- Anh thấy sắc hoa không còn tươi thắm nữa. Ðàn bà đẹp mà, đôi ngày không tắm thì. ...
Bà tức giận, ngừng ngang ở đó.
Ông Sáu nói tiếp:
- Thì hôi rình!
Bà Sáu la:
- Còn chọc giận em nữa hả?
- Thà mình bắt tui tắm cho mình, tui còn vui hơn bắt tui tắm hoa.
- Hứ
Một làn gió thổi ngang qua, vài cánh petunias màu tím sậm điểm trắng rụng xuống. Bà Sáu lắc đầu thất vọng. Bà cố nén cơn giận bằng cách cầm ly trà cúc lên uống. Hương trà cúc thơm dịu dàng, một làn khói mỏng bốc lên che mờ nửa bên mặt bà Sáu.
Ông Sáu nhìn vợ, độ rày vợ ông hơi sút sức, trên làn da mặt trắng mát mịn màn của vợ ông, nay hơi xanh, mái tóc bạc nhiều hơn, thân thể mà ông hàng đêm thương yêu, ôm ấp như gầy hơn. Ông chợt nghĩ đến mớ vi cá ông để dành, nay ông sẽ đem ra nấu súp măng, cua, vi cá cho vợ ăn để mau lợi sức.
Ông biết vợ yêu màu tím, mấy bông Petunias tím rụng gần hết. Ông biết vợ buồn và giận ông lắm.
Ông Sáu nói:
- Ngày nay tui đi mua Petunias màu tím về trồng lại cho mình. Mình đừng giận!
Bà Sáu nguôi giận, nhìn chồng với ánh mắt âu yếm. Không khí trong gia đình lúc nào cũng yên tĩnh, hạnh phúc, thỉnh thoảng một gợn sóng nhỏ nổi lên rồi mất tăm ngay. Bà Sáu cảm thấy bình an sống cạnh chồng, vì bà biết được chồng luôn luôn thương yêu săn sóc.
Bà nói với chồng:
Một chút anh pha cho em bồn nước tắm. Mấy ngày không tắm, mình mẫy rít rít, khó chịu quá!. Nhớ nhỏ vài giọt lavender vào anh nhé!
Ông Sáu vui vẻ hỏi:
- Tui tắm với mình nhé? Tui kỳ lưng cho mình.
Bà Sáu nhăn mũi, nheo mắt nhìn chồng không trả lời.


Hạnh phúc của gia đình ông Sáu kéo dài được gần mười năm thì đất bằng nổi sóng. Bà Sáu ra đi sau một cơn bạo bệnh. Bà than nhức đầu, đến lúc đau quá, bà kêu khóc. Ông Sáu hốt hoảng gọi xe cấp cứu, chở vào nhà thương, khoảng vài giờ sau bà Sáu mất. Bà ra đi thật dễ dàng. Ông sáu đứng chết điếng khi nghe tin vợ mất. Ông không khóc, ngẩn ngơ đứng nhìn xác vợ bị người ta đẩy đi, không hiểu chuyện gì đang xảy ra cho ông. Ðến lúc nhân viên trong bịnh viện thấy ông đứng ngơ ngác. Họ gọi điện thoại kêu thân nhân đến chở ông về.

Sáng nay lối xóm thấy căn nhà ông Sáu mở cửa trở lại sau một tuần đóng im ỉm. Cảnh vật không có gì thay đổi tuy có vẻ tiêu điều hơn vì vườn hoa đã nhiều ngày không tưới, hoa lá tàn uá gần hết. Ông Sáu vẫn ngồi trên chiếc ghế ngày nào, vẫn áo bỏ trong quần, tóc chãi vén khéo. Gương mặt ông khác hẳn. gầy nhom, đôi má hốc hác, mắt trũng sâu, Mái tóc bạc gần hết. Bên cạnh có thêm đưá cháu gái khoảng mười tuổi. Trên bàn, trước mặt ông là tách cà phê, một gói thuốc, cạnh tách cà phê chừng vài tấc, ly trà cúc bốc khóí, hương thơm dịu dàng. Ðối diện ông vắng bóng bà Sáu.

Từ ngày bà Sáu mất, đưá con trai ông Sáu về ở tạm với ông để săn sóc cha già. Ðưá con trai đang đọc báo trong phòng khách, cô dâu đang lục đục trong bếp. Ðứa cháu gái khoảng mười tuổi đang ngồi cạnh ông. Dường như nó biết ông nội buồn nên chỉ ngồi im lặng, nhìn ông.
Nó ngạc nhiên thấy mỗi lần ông Sáu cầm tách cà phê lên uống, ông đều đưa cái tách lên, hướng về cái ghế trống trước mặt, chỗ bà Sáu thường ngồi hằng ngày như mời bà nâng ly lên uống với ông.
Trong khoảng không gian yên lặng, cái yên lặng nặng nề, buồn bã, đưá cháu gái bỗng giật mình, trợn mắt nhìn ông nội khi nghe ông lẩm bẩm:
- Ngày nay tui đi mua Petunias màu tím về trồng lại cho mình. Mình đừng giận!

Anh Vân

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Tình Trăng



Trăng Căng Mộng

Trăng tôi căng nhựa tình
Tròn lẵng những yêu tinh
Sao em đóng cửa sổ
Bỏ tôi ngoài một mình

Ðêm cạn dần đêm buông
Háo hức cũng như không
Trẻn trơ bên khung cửa
Chờ đợi em đổi lòng

Em bỏ tôi ngoài trời
Riêng mộng khép phòng côi
Ðẩy đưa cùng chăn gối
Em có thấy đơn côi?

Giữa một trời bơ vơ
Sương rướm cả mộng mơ
Cỏ cây dầy séo cả
Những đóm sao mơ mờ

Em hạnh phúc chăng em
Trong chiếc tổ dịu êm
Hay cũng đi tìm kiếm
Rúng động của nỗi niềm

Ðêm đã tàn một đêm
Trăng đã ngã đồi mềm
Mai trăng tôi sẽ cạn
Còn gì để chờ em

Tịnh
***


Cảm Tác:
Tình Trăng

Trăng ai căng nhựa tình tơ
Cho tôi dệt võng gối mơ mộng chờ
Âu lo cửa sổ khép hờ
Lỡ đêm qua vội trăng vờ đừng đi​
​Nhưng rồi trăng lặng lẽ di​
​Bên song riêng bóng cố ghì thời gian
Mong mùa trăng ghé lại thăm
Tình tơ kết chỉ nhả tằm se duyên
Phòng côi dành một góc riêng
Bóng trăng cũng đủ soi nghiêng ghé nằm
​Trăng ơi sáng lắm đêm rằm​
​Lòng đây mắc cở ​bởi thầm đắm say
Yêu lắm trăng hỡi có hay
Hạnh phúc dù phải chia hai đêm ngày
Trăng cạn tình chẳng phôi phai
Nhớ nhung hò hẹn phương này chờ trăng.

Kim Oanh

Thơ Tranh: Mùa Trăng Ngày Cũ


Hình Ảnh: Biện Công Danh
Thơ & Thơ Tranh: Kim Oanh


Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Ví Dầu - Giá Như




Ví Dầu

Ví dầu em ở hay đi
Cũng xin để lại chút gì với nhau
Một mai nước chảy qua cầu
Ta còn cái thuở ban đầu chớm yêu

Trần Bang Thạch
***
Giá Như

Từ người cất bước ra đi
Nghìn trùng cách biệt mong gì gặp nhau
Giá như Ô Thước bắt cầu
Tháng bảy Ngưu Chức buổi đầu trao yêu

Kim Oanh

Thư Họa Vũ Hối - Tăng Một Nhóm Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp - Úc Châu 2010

Kỷ niệm ngày Bác Vũ Hối ghé Nhà Kim Oanh Năm Tân Mão - Úc Châu