Tiêu Đề Nhãn
- Câu Đối
- Cổ Thi
- Hình Ảnh Nay
- Hình Ảnh Xưa
- Hướng Đạo Việt Nam
- Lưu Niệm Gia Đình
- Lưu Niệm Hoc Trò
- Nhạc Ngoại Quốc
- Nhạc Thánh
- Nhạc Việt
- Sưu Tầm
- Thơ Ảnh
- Thơ Ba Má
- Thơ Cảm Tác
- Thơ Dịch
- Thơ Diễn Ngâm
- Thơ Lính
- Thơ Mùa Đông
- Thơ Mùa Hạ
- Thơ Mùa Lễ
- Thơ Mùa Thu
- Thơ Mùa Xuân
- Thơ Nhạc
- Thơ Phổ Nhạc
- Thơ Tình
- Thơ Tranh
- Thơ Tranh Nghệ Sĩ
- Thơ Xướng Họa
- Trang Bạn Hữu
- Văn
- Vũ Hối Thư Họa
- Yoga
- Youtube
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016
Thiên Thu Ngời Sáng!
Mới 6 tuổi đầu, ăn chưa no lo chưa tới cho dù trời sập cũng không hay, mà má con bé cứ gọi nó thức hoài….
- Con ơi, dậy đi con, lẹ lên.
- Má ơi, con buồn ngủ quá.
- Dậy đốt đèn học bài đi con.
- Con học thuộc hết rồi má ơi, để sáng con dậy ôn lại.
Lăn qua trở lại trong tiếng trả lời nhừa nhựa, má con bé cũng cố nài nỉ …. kề bên tai nó.
- Dậy đốt đèn lên, lính đi hành quân về kìa con. Con dậy đốt đèn để người ta biết mình còn thức mà gõ cửa.
- Má nói Ba đi má,
- Hổng được đâu con, ba con làm vậy ông kẹ bắt ba đi đó.
Tiếng
thì thào nhỏ xíu trong tai con bé, nhưng lần này con bé vùng ngồi dậy
khi nghe hai tiếng “ông kẹ” nó sợ điếng hồn. Thì ra không sợ ông Trời
sập mà con bé sợ ông Kẹ sao?!
- Mà chi vậy má?
- Con biết không
con đốt đèn đem ra phòng khách ngồi, đọc bài cho lớn tiếng, để các chú
lính biết nhà mình còn thức, họ mới dám gõ cửa xin nấu cơm nhờ nghen
con. Tội nghiệp họ lắm khuya khoắt mà bụng dạ không có hột cơm…..
Con bé tỉnh táo ngay, nhanh chân thọt đôi guốc và đi đốt đèn, làm y như lời má nói.
Trong
ngôi làng Trung Ngãi nhỏ, mới 8 giờ tối đã yên giấc, xe nhà binh đổ
quân về, tiếng hô tập họp điểm danh nghe…rụp…rụp…. ở nhà lồng chợ rõ
mồn một.
Đấy là lần thứ ba lính về làng và đến nhà con bé gõ cửa, mở
cửa ra, nhìn những gương mặt quen thuộc của lần trước, nên chẳng những
gia đình mà con bé cũng vui mừng khôn tả, như mỗi mùa hè anh chị nó từ
tỉnh về, được dịp vòi vĩnh bánh kẹo và nghe chuyện cổ tích ngày xưa.
- Dạ, chào hai bác.
- Dạ, chào các cháu. Tiếng cậu lần đầu đã thay vào tiếng cháu thân thiết.
- Hai bác làm ơn cho chúng cháu tá túc ngoài hiên và cho xin chút lửa củi nấu cơm được không bác.
Trung Uý Hùng vừa hỏi, tay xoa đầu con bé. Các anh khác cũng cười tươi và nhìn con bé trìu mến.
- Các cháu cứ tự nhiên, tối nay bác không khoá cửa, để các cháu có thể xử dụng nhà bếp với giếng nước sân sau.
- Cám ơn hai bác nhiều.
Chưa
kịp xoay lưng đi, má con bé hạ giọng nói nhỏ, các cháu cứ đốt củi lên
cho có khói đi, khỏi nấu gì hết.(vì sợ bên kia biết được thì nguy) Hai
bác có sẵn cơm và thức ăn đó nghen.
Trong ánh mắt ngạc nhiên, con bé
ra dấu cho chú lính cúi xuống thì thầm “ Anh biết không, hồi nãy lúc
các anh vừa xuống xe, ba em đốt lò dầu nấu cơm hết rồi”
Các anh phì cười, vuốt tóc con bé và khen ngoan.
- Mà sao em thức khuya vậy?
Con bé lại làm ra vẻ quan trọng, “em ngủ rồi nhưng ba má kêu em
dậy đốt đèn làm bộ học vì sợ các anh không dám gọi cửa đó chứ”. Ánh mắt
các anh nhìn ba má con bé chứa chan lòng biết ơn và xúc động.
- Thôi các cháu ra giếng tắm rửa đi rồi ăn kẻo đói.
Sau
khi ăn xong, má con bé lấy những chiếc gối thêu trắng tinh để dành cho
khách đến nhà ngủ qua đêm, sắp sẵn trên hai bộ đi-văn ở nhà khách và
nhà ngang cho các anh ngả lưng. Nhưng các anh từ chối vì không được phép
vào nhà dân ngủ. Chỉ tá túc ở hàng ba.
- Các cháu cứ tự nhiên đi, cực khổ lắm rồi về được nhà thì cứ hưởng chút nào hay chút đó đi các cháu.
Bắt
đầu từ đêm đó cho những đêm khác, con nít được tha hồ chơi giỡn mà
không sợ “ông kẹ’ nào, đi học qua cầu Giồng Ké không phập phồng mìn nổ,
không lo súng đụng độ ở Phú Tiên, bỏ lớp bò càng tránh lằn đạn oan
nghiệt.
Lần đóng quân này, vào dịp hè, nên các chị của con bé từ
Vĩnh Long về nghỉ hè, phụ ba má trông em, nên con bé được các anh cưng
gấp bội. Nhưng cũng cực hơn vì làm con én đưa thư…
Con bé hồi đó nhỏ
xíu có biết gì, các anh bảo đưa thư cho chị rồi cho bé quà, quà mà con
bé thích nhất là phần lương thực khô của các anh…hi..hi…
Mà rầu nhứt
là thư các anh đi mà thư chị thì không về (ngày xưa nhát quá mà), nên
con bé bị các anh hạch hỏi đủ điều, làm con bé không được nhảy dây, chơi
chòi với bạn.
Trong trí nhớ nhỏ của con bé thời ấy, Trung Úy
Hùng đưa thư cho chị Ba, chị không trả lời là con bé bị kềm chân không
được đi, cho đến lúc chị ba đi tìm bé kèm tiếng Pháp… thì Trung Úy Hùng
mới được dịp trò chuyện với chị. Mà hai người nói gì con bé có hiểu đâu,
anh chị nói toàn tiếng Pháp không hà.
Anh Thy thổi kèn tập họp thì để ý chi Năm.Chú
Lùn ( bị gọi vậy luôn) trên cánh tay xăm chữ “ Xa quê hương nhớ Mẹ
hiền”, chú lùn để ý chị Sáu, chú hay hát vọng cổ vì chú thích nghệ sĩ
Mỹ Châu. Chú rút tấm hình trong túi nói “anh thích chị Sáu cũng như vầy
nè….”
Anh Bá thì thương con nhỏ nhứt, mỗi chiều con bé chơi nhảy cò cò hay nhảy dây đều nghe anh nói với má con bé.
-
Bác biết không, con ao ước khi nào giải ngũ, có gia đình được một đứa
con ngoan và xinh như con bé, con cưng hết biết luôn. (làm con bé mắc
cỡ đỏ mặt)
Anh Bá thường kể chuyện đời xưa cho con bé nghe, anh Nhuận,Trung Sĩ già (các anh gọi vậy đó) dạy con nít hát, kể chuyện vui.
Mấy người hàng xóm nói má con bé.
- Chị Mười gan nhe, nhà chị con gái lớn hết mà chị cho lính ở, không sợ sao?
-
Sợ gì, mấy cậu đó hiền khô và họ đàng hoàng lắm. Có họ về làng mình đâu
có nhà nào đóng cửa, đâu có trộm cắp. Ban đêm ngủ ngon giấc tới sáng
béc mà. Phải không?
- Ờ hé, chị Mười nói tụi tui mới để ý nghen.
Mà
thật có sai đâu, các anh lính Sư Đoàn 9 Bộ Binh ấy rất hiền lành, có ăn
học, còn rất trẻ, lòng hy sinh vô bờ bến đối với Quốc gia dân tộc. Hình
ảnh ấy, ai mà không ngưỡng mộ chứ!
Làng có các anh về, trẻ con được
cắp sách đến trường không lo lắng. Người dân buôn bán tấp nập không sợ
sệt. Một cảnh sắc an bình và đầy sức sống.
Sáng
sáng ba má con bé dậy rất sớm, làm đủ thứ bánh để các anh ăn sáng, các
anh ngại ngần từ chối nhưng làm sao từ chối được tấm lòng yêu lính của
ba má con bé.
Mà lúc nào má con bé cũng nhắc “ các cháu thay phiên vào nhà ăn đừng ăn ngoài sân, kẻo không các cháu đi rồi, bác trai bị nguy”
Ngày
các anh đi, lúc nào cũng có những túi lương thực khô ba má con nhỏ làm
sẵn nhét vào ba lô các anh đi. Túi gạo rang ngào đường, tôm khô, muối
tiêu rang, nấm rơm phơi khô….
Con bé thì được các anh nhét vào tay bánh kẹo…vui nhiều mà buồn không ít…
Từ những năm 66 trở về sau, lúc nào con bé cũng nghe những điệp khúc mà ba má thường nói với con
“Đời lính chiến sống nay chết mai, phải thương họ nhe con. Ra đi vậy đó
chớ không biết có trở về không.Mình phải biết nhớ ơn họ nghe các con”
Thời
gian trôi… trôi đi con bé trở thành thiếu nữ, những hình ảnh người lính
in đậm trong trái tim và khối óc của nó, con bé đã yêu lính tự bao giờ.
Đêm đêm học bài bên chiếc radio, chương trình Dạ Lan đã mang những
người lính từ rừng sâu, nước đọng đến gần con bé hơn. Dù những người
chưa biết mặt biết tên, nhưng tình yêu vô hình ấy đã làm tâm hồn cô bé
dậy thì những nỗi nhớ và niềm thương vương vấn.
Chương trình nhạc
Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường cũng đã khơi vào lòng con bé những
hình ảnh hiên ngang và anh dũng của các anh. Họ là thư sinh sớm rời ghế
nhà trường, hy sinh tuổi trẻ, ước mơ, lặn lội bùn sình nơi rừng thiêng
nước độc mang ấm no, an bình cho mọi người. Hình ảnh Người Lính Việt
Nam Cộng Hòa kiên cường, bất khuất đã khắc sâu vào lòng con bé một cách
mãnh liệt.
Thơ gửi ra chiến trường từ căn lớp nhỏ cũng đủ ấp ủ giấc mơ hồng của người em gái nhỏ hậu phương.
Rồi mai nếu ... anh không về nữa
Em bên thềm tựa cửa chờ trông
Bức thơ xưa nét bút viết rong
Trong ngăn cặp một thời áo trắng
Nhờ
các anh mà quê hương thanh bình, con bé được hai buổi đến trường, áo
lụa quần là, cặp sách vui vẻ hồn nhiên. Má thấy con gái lớn lên thường
nhắc nhở “ Con gái lớn rồi, ra đường có bị lính chọc đừng khinh chê
người ta nghen con, mỗi khi họ đi hành quân về có chọc ghẹo là lẽ
thường, cho họ xã căng thẳng đi”
Tấm lòng của ba má cũng
thấm dần vào tấm lòng của chị em con bé… từ từ lớn dần và lớn dần theo
thời gian, không bao giờ phai nhạt.
Tiếc là sau trận Tết Mậu Thân,
làng cháy rụi ra tro, gia đình con bé bỏ làng ra đi, không còn được gặp
các anh và nghe được tiếng nói cười trìu mến xa xưa. các anh không còn
được ba má con bé chăm sóc ân cần sau những buổi hành quân trở về. Hay
trước phút lên đường.
Rồi nếu mai ... anh không về nữa
Con đường xưa im vắng bước chân
Người dần xa... tình vẫn rất gần
Nghe hơi thở lâng lâng nỗi nhớ
………………
Nếu ngày mai... anh không về nữa
Tình bạc đầu.. gõ cửa thiên thu!!!
Tháng
Tư 1975, tình cảm ấy càng đậm nét hơn, niềm mơ ước của con bé vẫn mong
tìm được người bạn tâm đầu là lính Cộng Hòa xưa.Dù họ đã ngã ngựa, không
còn gì nhưng họ lại có tất cả nét kiêu hùng và trọn tình với Tổ Quốc
với toàn dân.
Ngày Ba má sắp ra đi, vẫn ao ước nói với các con,“ ráng có dịp tìm lại được mấy người lính hồi xưa đóng quân ở nhà mình nghen con, không biết bây giờ sống chết ra sao.” Sau câu nói của má là tiếng chép miệng thở dài não nuột…. đôi mắt buồn xa xăm…..
Tình
thương yêu tha thiết ấy, nên mỗi tháng Tư về lòng đau thật là đau. Nghe
đoạn nhạc, đọc lời văn, câu thơ, xem hình ảnh nói về các anh, những
ngày tháng gian nguy của các anh, không thể cầm được nước mắt… nghẹn
ngào….
Thật không biết giờ đây các anh ấy ở đâu và có còn không?
Hy vọng nhỏ nhoi, lời tâm tình này được Trời cao đưa đến các anh. Các anh
chắc cũng không quên ngôi làng Trung Ngãi, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh
Long. Nơi những người dân quê mộc mạc chân tình mãi mãi nhớ đến các anh
và tình thương yêu này cũng dành cho tất cả những người chiến sĩ thuộc
các binh chủng khác ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam ngày nào.
Cho
dù nay họ biệt xứ ra đi, người lưu đày ở lại, hay là một phế binh nhưng
đối với con bé ngày xưa mãi mãi anh là vì sao tỏa sáng.
Một nén nhang lòng tri ân những vị Anh Hùng… Thiên Thu Ngời Sáng.
Nén
nhang cầu nguyện Hòa Bình, Tự Do cho Việt Nam, cầu cho tất cả Người dân
Việt khắp nơi được an lành trong nỗi đau … Tháng Tư.!
Người Lính Chiến! Anh không bao giờ chết
Thương yêu này xin dành hết cho anh
Yêu màu áo anh pha xanh rừng lá
Yêu núi rừng với tất cả nhớ mong
Tình Lính Chiến bay vút cao trời lộng
Thơm hương đời gối mộng ngủ nghìn thu
Dù mưa âm u nắng úa sương mù
Người Lính Chiến vẫn thiên thu ngời sáng!
Kim Oanh
Úc Châu, viết cho 30-4-2013
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Hạ Thất Thủ!
Anh biết! Xuân mùa mơn man ngõ
Đón gió reo trăng tỏ hương lay
Dìu dặt ru trầm khúc bên tai
Đan gối mộng cơn say điệp
khúc
Anh biết! Bỗng trời
giăng mây đục
Phượng rũ buồn gục chết sáng nay
Hạ nung trời chẳng chút nương tay
Giấc mơ kiệt ai bày
oan nghiệt
Anh biết! Nỗi tủi hờn
thấu triệt
Ve ngậm ngùi rên xiết kêu than
Đau thương thay tuổi mộng rụi tàn
Tương lai ngỡ ngàng âm
vang cũ
Anh biết! Thành phố vùi
trong lũ
Tràn tuôn dòng lôi cuốn
niềm tin
Hy vọng vơi phút chốc biến hình
Hạ thất thủ muôn nghìn đau nhức
Anh biết! Mơ ngày mặt trời thức
Gió giao mùa dựng dậy
hạ yêu
Xóa âm u bóng tối tiêu điều
Huy hoàng ánh quang thiều muôn lối
Kim Oanh
4/2016
"Hãy Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn" - Giao Chỉ, San Jose
Cô hạ sĩ nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tên Lý thị Thương Uyên hiện cư ngụ tại Oklahoma City với Area code 405, giữa cơn giông bão mùa Xuân năm 2010 đã kể lại chuyện đời lính của phụ nữ Việt Nam. Cuộc đời của chính cô.
GIAO CHỈ - SAN JOSE
Sau cùng, suốt 30 năm tạp ghi, viết về cựu chiến binh, viết về thuyền nhân, viết về nước Mỹ, viết về Việt Nam Cộng Hòa, lần này tôi được yêu cầu viết về một mối tình. Nói cho chính xác, viết về chuyện tình của cô nữ quân nhân thuộc hàng thấp nhất của hạ sĩ quan.
Hạ Sĩ Lý Thị Thương Uyên
Cô hạ sĩ nhất của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tên Lý thị Thương Uyên hiện cư ngụ tại Oklahoma City với Area code 405, giữa cơn giông bão mùa Xuân năm 2010 đã kể lại chuyện đời lính của phụ nữ Việt Nam. Cuộc đời của chính cô. Cô phàn nàn rằng sao không thấy bác viết về chuyện hạ sĩ quan binh sĩ. Không viết về người lính nữ quân nhân thực sự sống chết tại các đơn vị. Sao bác không viết về chuyện của em...
Cô Uyên gửi thư cho Dân sinh Radio sau khi nghe loạt bài về Thủy Quân lục chiến và trận Quảng Trị. Phải chăng cô biết gì về Quảng Trị. Không. Cô gái suốt đời là học sinh và suốt đời đi lính chỉ quanh quẩn ở hậu giang và miền Ðông Nam Phần, chẳng biết gì về cao nguyên, duyên hải hay miền Trung Việt Nam.
Nhưng cô có liên hệ rất nhiều với người yêu thủy quân lục chiến, cô nghĩ rằng trận Quảng Trị là trận của người lính mũ xanh. Cô muốn gửi di vật của trung úy Thủy quân lục chiến Bùi Năng Vũ về cho viện Bảo Tàng tại San Jose.
Lá thư viết như sau:
“Kính gởi bác Giao Chỉ.”
“Em tên thật là Lý thị Thương Uyên hiện ở Oklahoma, xin gởi một kỷ niệm nhỏ đến bác. Mong nó được lưu giữ. Ðã 40 năm qua em giữ nó như báu vật. Qua bao nhiêu cuộc bể dâu nó vẫn ở bên mình. Không biết bao lần em đã tự hỏi nếu một mai chết đi thì nó sẽ ra sao? Có thể bảo con trai liệm chung trong quan tài cho mẹ. Khi sang thế giới bên kia em sẽ gặp Vũ để trả lại cho anh. Nhưng cuộc đời này làm sao biết được ngày mai. Vậy xin bác giữ lại và đặt vào chỗ nào đó cho em yên lòng.”
“Kỷ vật nhỏ bé gửi kèm theo chỉ là bài thơ do trung úy Thủy quân lục chiến Bùi Năng Vũ tặng em cuối mùa thu 1970, lúc đó đơn vị gốc của anh Vũ ở căn cứ Sóng Thần, khu Rừng Cấm, thuộc Tiểu Ðoàn Ó Biển. Vũ đã chết ở trại tập trung Ðà Lạt năm 1978. Ðây là số điện thoại của Uyên (405)....... .......”
Ðính kèm là bài thơ của anh Sĩ quan Thủy quân lục chiến viết chữ rất đẹp, trên những tờ giấy màu xám mỏng bỏ trong 1 bao thơ đơn sơ cũ kỹ. Góc bao thơ đề: “Vũ, thủy quân lục chiến. Gửi cho Thương Uyên.”
Phía dưới là hàng chữ: “Nhờ Chỉnh chuyển dùm trao. Cám ơn.”
Bài thơ mở đầu như sau:
Lời hứa buổi hoang sơ tương ngộ.
Chỉ một lần xin nhớ đến trăm năm...
Ðọc xong lá thư của cô Uyên, đọc xong bài thơ của anh Vũ, tôi nghĩ đến người lính trẻ đã chết trong ngục tù. Nghĩ đến người nữ quân nhân còn sống ở miền giông bão Hoa Kỳ. Bèn quay số 405..... hỏi thăm.....
Câu chuyện tình được bắt đầu kể lại.
Uyên quê ở Tân Châu, Hồng Ngự thuộc miền quê Châu Ðốc, chưa học hết trung học nhưng có tên thật đẹp như bút hiệu nên cuộc đời cũng gặp nhiều phiền phức. 16 tuổi lên Sài Gòn ở nhà cậu mợ. 18 tuổi ghi tên vào học lớp hạ sĩ quan nữ quân nhân. Năm 70 ra trường nhưng vì thường cậy có chút nhan sắc lại ba gai nên không được mang cấp bậc trung sĩ. Cô chỉ tốt nghiệp hạ sĩ rồi được gửi đi Vũng Tàu học đánh máy ở trường Truyền Tin.
Tại đây cô gặp thiếu úy Vũ, dân Bắc kỳ. Anh được Thủy quân lục chiến đưa về học lớp sĩ quan truyền tin. Mối tình kéo dài suốt thời gian cả 2 người theo học tại Vũng Tàu. Cô Uyên hỏi bác Giao chỉ có biết đại tá Tạo chỉ huy trưởng trường truyền tin không. Có, bác Tạo trước đây ở San Jose, nhưng bác đã chết rồi. Cô khóa sinh khoe rằng em được bác Tạo cho chụp hình nữ quân nhân truyền tin đang học đánh máy để treo trên tường. Như vậy chắc cô lính trẻ có nhan sắc ăn ảnh đáng được chụp hình quảng cáo cho binh chủng.
Cô kể tiếp rằng mối tình với Vũ là mối tình đầu đẹp đẽ nhất. Khi trung úy đi hành quân Cam bốt, cô Uyên đến thăm hậu cứ trại Cấm, Sóng Thần đã được các bạn đồng nghiệp cho vào phòng truyền tin nói chuyện với người yêu qua siêu tần số hành quân. Nhưng rồi những ngày vui qua mau. Tình đầu không phải là tình cuối.
Một hôm Uyên khám phá ra rằng Vũ thực ra đã có người yêu. Ðó là cô Sương quê Mỹ Tho, nữ điều dưỡng ở quân y viện Vũng Tàu. Sương quen Vũ từ khi anh nằm tại bệnh viện này. Uyên là người đến sau nên cô quyết định chia tay mối tình đầu đầy nước mắt. Vũ ra vùng hỏa tuyến. Uyên đổi về quân đoàn III. Rồi sau cùng cô đổi về tiểu khu Kiến Hòa thuộc quân đoàn IV. Cô xin đi thật xa miền Ðông, nhưng vẫn nhớ Vũ và giữ mãi bài thơ tỏ tình năm 70.
Từ Hạ Lào trở về, Vũ lấy Sương, mối tình đầu của anh. Năm 1973 Uyên lấy thiếu úy Nhiều, một sĩ quan hải quân, phục vụ trên chiến hạm Trần Khánh Dư.
Từ đó Uyên yên phận làm vợ của người lính biển. Khi mang bầu đứa con đầu tiên, anh chồng sĩ quan hải quân lênh đênh trên biển Ðông đã dặn vợ đẻ con gái đặt tên Cam Tuyền, con trai đặt tên Hoàng Sa. Cam Tuyền cũng là tên một hòn đảo của Hoàng Sa. Và đứa con trai Hoàng Sa đã ra đời tại Mỹ Tho. Hai vợ chồng cùng khoác chiến y nhưng chiến tranh đã chia cắt gia đình thành nhiều mảnh. Chồng hải quân sống trên đại dương. Vợ trực gác tổng đài tại mặt trận xình lầy Bến Tre. Con trai Hoàng Sa gửi về cho bà nội nuôi ở Châu Ðốc.
Cô Uyên tiếp tục hăng hái kể chuyện nhà binh.
Sau mối tình đầu dang dở, cô và chị Sương nay vợ của Vũ đã gặp nhau nối thành tình bạn gái. Cuộc đời nữ quân nhân, với cấp bậc hạ sĩ rồi vinh thăng hạ sĩ nhất đã dành cho cô Uyên những kỷ niệm không bao giờ quên được. Cô đã từng là hoa hậu của các chiến binh độc thân trong đơn vị từ binh sĩ đến hạ sĩ quan. Vì mang cấp hạ sĩ, cô cai Uyên gần gũi với đa số lính tráng hơn là các sĩ quan nữ quân nhân.
Những đêm hỏa châu làm việc dưới hầm truyền tin tiểu khu. Những anh lính ca vọng cổ tán tỉnh. Những lời hò tình tứ qua máy truyền tin lẫn trong tiếng pháo kích. Hỏa châu sáng rực chân trời. Chưa bao giờ cô lại thấy nhớ đời lính như vậy.
Nhưng rồi tháng 4-75 oan nghiệt chợt đến. Anh Vũ, Bắc Kỳ bỏ Sóng Thần từ biệt cô Sương đi trình diện vào tù trên Ðà Lạt. Anh Nhiều, Nam kỳ bỏ vợ con ở Châu Ðốc đi tù trong Ðồng Tháp. Bộ binh cũng vào tù, Hải quân cũng vào tù. Cô lính trẻ có tên như tài tử nhưng chỉ mang cấp bậc hạ sĩ nhất nên không phải đi tù. Dù vậy cô vẫn nhớ thương quân đội Cộng Hòa. Một lần chị Sương ghé Mỹ Tho gặp Uyên báo tin anh Vũ đau nặng trong trại tù. Chị em cùng đi tìm mua thuốc tiếp tế. Mấy tháng sau, Sương ghé lại với ngón tay đeo 2 chiếc nhẫn cưới. Cô vừa đi chôn chồng sau khi nhận xác từ trại tập trung. Anh lính trẻ Bắc Kỳ chết đi để lại cho những cô gái miền Tây di vật cuối cùng. Cô Sương còn cặp nhẫn. Cô Uyên có lá thư tình. Anh Vũ chết rồi. Cô Sương trợ tá quân y không bao giờ lên Ðà lạt nữa. Cô Uyên truyền tin còn đi thăm nuôi chồng 3 lần ở Ðồng Tháp. Rồi anh Nhiều trở về. Thêm 1 đứa con trai ra đời, anh cựu sĩ quan hải quân tuy ra tù “cải tạo” nhưng vẫn còn nhớ mãi biển Ðông nên đặt tên con trai thứ hai là Trường Sa.
Năm 1992 gia đình anh Nhiều và cô Uyên đem cả Hoàng Sa và Trường Sa qua Hoa Kỳ theo diện HO 9. Hai vợ chồng cùng đi làm và nuôi con ăn học.
Nhưng sao cuộc sống hòa bình ở Hoa Kỳ không giống như thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam. Vợ chồng không còn hòa thuận nên chỉ ở được với nhau thêm 4 năm tại Mỹ rồi chia tay. Lần lượt những đứa con trai trưởng thành đi theo bố về Texas làm ăn. Anh Nhiều có vợ mới. Cô Uyên còn lại ở Oklahoma một mình.
Cháu Hoàng Sa lập gia đình, có 2 đứa con nhưng rồi vợ chồng nó cũng chia tay. Lúc còn ở với nhau, vợ chồng con trai đưa cháu về thăm bà nội. Ðó là những giây phút hạnh phúc nhất của cô hạ sĩ nhất Thương Uyên. Nhưng bây giờ chúng nó bỏ nhau. Vợ Hoàng Sa đưa con về bà ngoại. Cha con nó còn ít gặp nhau. Chẳng ai còn ngó ngàng gì đến bà nội trẻ cô đơn nhớ đám cháu quay quắt đêm ngày. Năm nay cô mới 60 tuổi. Còn lâu mới lãnh tiền già. Cô cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn đi làm tự nuôi thân. Cuối năm 2009 cô bị té trong hãng nên phải nằm nhà, lãnh tiền thương tật vì tai nạn lao động. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà. Mùa Ðông 2009 mưa bão triền miên chẳng ra khỏi nhà. Trải qua cái TẾT cô đơn, cô Uyên nghe đài Radio nói về Thủy quân lục chiến đánh trận Quảng Trị 38 năm về trước. Cô bèn đi tìm lá thư tình của Trung úy Vũ, cô nghĩ đến ngày mai rồi mình cũng qua đời trong quạnh hiu giữa mùa tuyết phủ nơi xứ lạ quê người.
Những đứa con Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của cô cũng đang bận rộn bươn trải với cuộc đời mới. Chỉ còn lại một mình, chợt nhớ về mối tình ở trường truyền tin, những vần thơ rất lãng mạn và ngây thơ của người lính trẻ Bắc kỳ. Cô hỏi bác Giao Chỉ rằng nếu bây giờ, đã gần 40 năm rồi, cô vẫn còn thấy nhớ thương mối tình đầu thì có phải tội lỗi không?
Không, cô cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa của tôi, cô hạ sĩ quan truyền tin của tiểu khu Kiến Hòa, nàng cai xếp của tiểu đoàn truyền tin diện địa quân đoàn IV, cô không làm điều gì sai quấy khi ngồi than khóc cho chuyện tình gần 40 năm về trước.. Anh chàng Trung úy Bùi Năng Vũ rất xứng đáng để cô gái Tân Châu ngồi khóc ở Oklahoma, nhớ về những ngày hai đứa ngồi bên hàng dừa ở bãi sau Vũng Tàu. Anh thấy hình em treo trên tường ở phòng học đánh máy trong trường truyền tin. Trung úy thủy quân lục chiến Bắc Kỳ tạm quên cô Sương y tá bên quân y viện để gửi thư tán tỉnh cô khóa sinh truyền tin xinh đẹp. Chàng ký tên bút hiệu Châu Nguyên năm 1970 gửi bài thơ cho Lý thị Thương Uyên.
Lời hứa buổi hoang sơ tương ngộ.
Chỉ một lần xin nhớ đến trăm năm.
Ðó là đoạn mở đầu. Và đây là những trích đoạn tiếp theo:
Bụi đường và tháng ngày còn đó.
Gởi cho Uyên làm kỷ niệm chia ly
Mai anh đi, nghe thời gian rũ cánh
Kiếp phong trần cháy đỏ trên tay
Ðắng cay cho trọn tháng ngày
Cung thương một gánh, tình sầu chưa nguôi...
............ ..
Ðá trong ly, đá tan thành rượu
Rượu lên men, rượu ngọt lịm môi...
............ ...
Có một ngàn vì sao
Nằm trong đáy mắt
Như một ngàn hỏa châu thắp sáng
Như một ngàn đóm thuốc trong đêm...
............ ....
Em ơi! Thương Uyên! Anh là người lính
Mà số trời đã định, cho một cuộc sống
Với quá khứ là tủi nhục,
Hiện tại là đắng cay
Và tương lai chỉ là nấm mồ không tên nơi chiến địa...
Châu Nguyên, cuối thu 70.
Với lá thư tình não nuột như vậy, anh trung úy thủy quân lục chiến đã chiếm được trái tim cô gái Tân Châu. Và như chúng ta đã nghe cô hạ sĩ truyền tin kể lại, khi khám phá ra anh trung úy Bắc Kỳ bắt cá hai tay, cô đã bỏ đi để buộc anh phải trở lại với mối tình đầu. Ðể anh lấy chị Sương, người con gái Mỹ Tho.
Cô Uyên nói rằng, thưa với bác, em nhường Vũ cho chị Sương, nhưng em hỏi bác vì bác cũng là Bắc Kỳ, thơ này có phải thực lòng của anh Vũ không. Có phải thơ của Vũ làm không? Bác trả lời rằng, thơ này nhiều phần chính Vũ đã làm. Bác chưa từng đọc được lời thơ này ở đâu cả. Rất chân thành tuy cũng có phần cường điệu.. Người lính trên khắp thế giới đều vẫn thường đưa cái chết ra để dọa dẫm người tình và dọa dẫm cả chính mình,.Ngày xưa, ở tuổi 20, mới vào quân đội, Vũ cũng là hình ảnh của những anh Bắc Kỳ như bác... Anh nào cũng thơ thẩn bước vào đời. Thơ không làm được thì chép thơ thiên hạ tán đào. Bây giờ nhớ lại, ngượng chín cả người.
Quí vị đã nghe tôi kể chuyện của cô Uyên với nội dung không phải là một bi kịch ai oán não nùng. Không hề có những tình tiết éo le rắc rối. Nhưng mối tình đầu đã làm cô tưởng nhớ về những năm còn trong quân đội. Tuy bom đạn triền miên nhưng sao lại quyến rũ như vậy. Dù cô chỉ là 1 người lính đàn bà. 18 tuổi nhập ngũ, 25 tuổi tan hàng, với 7 năm quân vụ. Bây giờ đã 35 năm sau cô vẫn còn nhớ mãi về đời lính.
Bác có nhận giữ hộ lá thư của anh Vũ không. Cô gái Tân Châu hỏi tôi như vậy. Trả lời rằng, bác sẽ lưu giữ trong Museum câu chuyện tình của anh chị. Xin gửi kèm cho bác vài tấm hình kỷ niệm. Báu vật quý giá của cô sẽ là di vật của Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây không phải chỉ toàn là những trận đánh oai hùng. Phải có cả những câu chuyện tình hết sức đơn giản như mối tình của cô Uyên với anh Vũ, chuyện vợ chồng của anh Vũ với chị Sương. Chuyện chia tay của cô Uyên với anh Nhiều. Những đứa con mang tên Hoàng Sa và Trường Sa. Và sau cùng là chuyện cô gái cựu chiến binh, cô cai xếp Việt Nam Cộng Hòa giữa trời mưa bão mùa đông Oklahoma ngồi khóc cho mối tình 40 năm về trước.
Thưa bác, bây giờ em phải làm gì, cô Uyên hỏi tôi lần nữa.
Tôi trả lời rằng: Trung úy Vũ là người yêu đầu tiên của cô năm 1970 và bây giờ sẽ là người yêu cuối cùng vào năm 2010. Trong đoạn cuối của bài thơ ,Vũ đã viết rằng tương lai của anh chỉ là nấm mồ không tên nơi chiến địa.
Vậy cô Uyên hãy thắp cho anh Vũ một ngọn đèn.
Ngọn đèn tưởng niệm...
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn...
Hãy thắp cho em một ngọn đèn...
Hãy thắp cho nhau một ngọn đèn...*
*(thơ Nguyễn Ðình Toàn)
Giao Chỉ, San Jose***
Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn
https://youtu.be/cvu4KY3dsfk
Nhạc & Lời: Nguyễn Đình Toàn
Tiếng Hát: Nam Lộc
Thực Hiện Youtube: lethy 1944
I.
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù mịt mùng xa xăm
Một ngọn đèn trong đêm mờ ám
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù chẳng còn hơi ấm
Cho lạnh lùng thấm qua lòng anh
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn trăm năm
Rồi thả đèn trôi trên dòng sông
Như tháng giêng trong đêm nguyệt rằm
Người thả đèn trôi sông
Cầu nguyện cho những ai trầm luân
Đêm quê hương
Đêm treo trên một cành ngang
Chôn nhau xong làm dấu nhớ chỗ ai nằm
Cơn mưa giông
Đêm qua đông trời lạnh lắm
Gió khắp bốn bể cây rừng
Núi run hình bóng
Mai rạng đông
Đến lượt ai đem chôn
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Dù tình đời mong manh
Lòng chẳng còn trong mong gì nữa
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Tình còn là tình nhắn
Chẳng còn đèn sẽ soi ngày không
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Để một mình trong đêm
Anh tưởng nhìn ra em còn hơn
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Một ngọn đèn tai biến
Một ngọn đèn tang tóc dửng dưng
II.
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng lửa sầu tim anh
Một ngọn đèn lênh đênh ngày tháng
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù mệt nhoài trông ngóng
Để nhủ lòng gắn nuôi niềm tin
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Một ngọn đèn đau thương
Đã nhạt nhòa hơn hơi tình duyên
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Bằng nhọc nhằn cay đắng
Bằng hình hài rã trong trại giam
Ôi đêm đen
Đêm mang trăm niềm ai oán
Đêm chôn ta từng canh vắng
Đêm âm thầm
Đêm thê lương
Đêm không mong trời sẽ sáng
Đêm nghe xương rời rã buồn
Ngón tay bẽ đôi
Như ngày xanh
Gẫy từ em qua anh
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù lửa tàn trong anh
Không còn đủ khêu thêm đèn sáng
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối
Có mộng còn biết nơi tìm sang
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Rồi thả hồn bay lên
Nơi hẹn hò không tên gặp em
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong xa vắng
Em còn được cháy trong lòng anh
Nguyễn Đình Toàn
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Một Người
Đôi mắt đó bỗng chập chùng phủ xuống
Những u buồn lời thú tội đê mê
Ta đã nghe trong bóng nắng xuân về
Bờ vai ấy một lần khơi nỗi nhớ
Sao tiếng nói bỗng thẹn thùng bỡ ngỡ
Gọi tên người nghe cả nắng vàng phai
Cành mai kia sao đã chất sầu đấy
Mùa lá rụng vẫn buồn như kỷ niệm
Thôi hãy nói những lời yêu tuyệt diễm
Bến mê nào dỗ mộng chớm bay đi
Bầy én xuân mang nỗi nhớ nhung về
Mây trắng ấy vẫn trời thơ mộng cũ
Ôi mái tóc những chiều sương lộng gió
Bước chân người xô động giấc chiêm bao
Khép hoàng hôn một thuở dấu yêu nào
Vùng lửa ấm là những lời tình tự
Nỗi buồn riêng bao giờ ta dám ngỏ
Dù tàn phai những đóa mộng ban đầu
Vẫn còn đây ngọt ngào yêu dấu cũ
Ta vào đời cùng nỗi nhớ mang theo
Thụy Khanh
Sài Gòn 1972
( Trích trong Tuyển tập Quê Hương Ngàn Dặm II - Anh Vân thực hiện)
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016
Tầm Vung Chín Muộn
Rêu phong bám trụ cội già ngóng mưa
Tầm vung chín muộn đợi mùa
***
Lê Hữu Uy & Lê Thị Kim Oanh
Phoenix, Arizona USA & Melbourne, Australia - April 30-2016
Tầm Vung Chín Muộn
Tác giả Lê Hữu Uy còn có một số ảnh chụp mỗi khi đi tham quan.
Qua bốn tấm ảnh ghi lại được khi về thăm quê nhà, với đề tựa: Nắng lên, Rêu Phong, Tầm vung và Xế bóng, các bức ảnh nghệ thuật ấy được nhà thơ Kim Oanh (Melbourne – Australia) gói gọn trong đề tài “Tầm Vung Chín Muộn” thật tài tình với bài thơ ngắn, những nét chấm phá này tô đậm hơn ý nghĩa từng tấm ảnh, đồng thời cũng có thể nói lên toàn cảnh tâm sự của thân phận người lưu vong:
Tầm Vung Chín Muộn
Nắng lên hiu hắt vườn nhà
Rêu phong bám trụ cội già ngóng mưa
Tầm vung chín muộn đợi mùa
Hoàng hôn xế bóng cũng vừa nhớ nhung
Kim Oanh
(Melbourne, Australia)
Rêu phong bám trụ cội già ngóng mưa
Tầm vung chín muộn đợi mùa
Hoàng hôn xế bóng cũng vừa nhớ nhung
Kim Oanh
(Melbourne, Australia)
Hình:Nắng Lên
(Nắng lên hiu hắt vườn nhà)
Nắng lên sau vườn nhà, dù chỉ là ở nơi quê nghèo nhưng làm cho người con xa xứ luôn ray rức nhớ về:
“Lên cao hỏi chút nắng tà
Có hong đủ chín vườn cà nương dâu,
Mênh mông hỏi đại dương sâu
Có phong ba đủ bạc đầu trùng khơi ? ...”
(Xin thứ lỗi, không rỏ tựa bài thơ và tên tác giã)
Hình:Rêu Phong
(Rêu phong bám trụ cội già ngóng mưa)
Rêu Phong (hay chùm gởi) là định mệnh của nhiều “người trai” sinh ra trong thập niên 40 (của thế kỷ trước), đều đã trãi qua thời chinh chiến dai dẵng, tiếp theo là thân phận chùm gởi nơi xứ người:
“ ... Sinh trong thời cuộc rối bời
Pháp - Nhật - Mỹ xong rơi vào Quốc Cộng
Lục bình thân phận lưu vong
Tuần canh ray rứt nỗi lòng “người trai”.
(Thơ Lê Vân Thanh Mai - Mến tặng chú Lê Hữu Uy)
Hình: Tầm Vung
(Tầm vung chín muộn đợi mùa”
Tầm vung là trái cau đã già võ chín có màu vàng sậm, nhắc đến cau trầu là muốn nói đến hôn nhân hay tình yêu lứa đôi. Cả một thời thanh xuân của người trai cống hiến cho đất nước, đôi khi còn để lại những đợi chờ, hay lỡ làng, để rồi vằng vặt trong tâm tưởng:
“ ... Hương cau muộn có còn riêng nắng hạ
Cả một đời thơ dại nhớ vời theo
Cả trăm năm se sắt nắng tiêu điều
Đã gom hết xanh xao của những chiều xuống muộn. ...”
(Thơ Bùi Kim Đính)
Hình: Xế Bóng
(Hoàng hôn Xế Bóng cũng vừa nhớ nhung)
Xế bóng, gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong chờ một ngày mai tươi sáng, một thế hệ mới tốt đẹp hơn và yên bình trên quê hương để trở về dù đó chỉ là một nắm tro tàn:
“... Tôi quỳ xuống ôm hôn bờ cát ướt
Lắng trong tim dư vị của yêu thương
Rồi một thoáng mơ hồ cơn gió mát
Trả tôi về tình tự của quê hương.”
(Vực Tối - Trần Thúc Vũ)
Phoenix, Arizona USA & Melbourne, Australia - April 30-2016
Luật Thơ Lục Bát - Nhớ Câu Chuyện Cũ
Nhân đọc hai bài thơ Lục Bát có gieo vần Trắc: "Vết Hằn Tháng Tư" và "Tưởng Hình Nhớ Bóng" của Kim Oanh, tôi chợt nhớ lại, cách nay khoảng 4-5 năm, Cô Em của tôi rất thích làm thơ Luc Bát hoặc Lục Bát Biến Thể. Có lần, Em làm một bài thơ Lục Bát, trong bài có một đôi câu không gieo vần Bằng như thông lệ, mà lại gieo vần Trắc.
Sau đó, em được một vài nhà thơ trong nước cũng như hải ngoại góp ý:
"Thơ Lục Bát chỉ gieo vần Bằng, không nên gieo vần Trắc. Như thế là không đúng".
Em mới hỏi tôi:
- Các Anh Chị góp ý với em như thế đúng hay sai?
- Trước hết phải cám ơn những người góp ý, vì có thương mới khuyên bảo Em như thế. Còn lời khuyên ấy đúng hay sai, anh mạnh dạn trả lời theo hiểu biết của anh: Có đúng mà cũng có sai.
Ngày nay, các Diễn đàn, Trang Web trên Mạng khi đề cập đến luật thơ Lục Bát, thường đưa ra luật Bằng Trắc để hướng dẫn mọi người theo đó làm:
- câu 6 chữ: b B t T b B
- câu 8 chữ: b B t T b B t B...
t : Trắc
b: Bằng
T- B: Vần bắt buộc
...
Điều này cũng đúng thôi. Chúng ta xem lại những Truyện Thơ nổi tiếng thì quả thật không sai. Các chữ thứ 6 câu 6 gieo vần với chữ thứ 6 của câu 8. Chữ thứ 8 của câu 8 gieo vần với chữ thứ 6 của câu 6. Tất cả đều gieo vần Bằng:
Thành Tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
Lựu phun lửa hạ mai chào gió đông....
(Bích Câu Kỳ Ngộ)
Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình...
(Lục Vân Tiên)
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...
(Truyện Kiều)
Tuy nhiên, Lục Bát có nguồn gốc từ ca dao, nếu muốn tìm hiểu về Luật của loại thơ này, chúng ta phải tìm hiểu những bài Lục Bát trong Ca Dao, chớ không thể trọn tin những chỉ dẫn của một số bài viết trên Internet.
Trước đây, các Tiền nhân muốn sáng tác những truyện thơ bằng thể thơ Lục Bát hay Song Thất Lục Bát đều phải tìm hiểu Ca dao. Kể cả Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều.
Các Học giả ngày nay, khi hệ thống lại quy luật thơ Lục Bát, cũng nghiên cứu thật kỹ lưỡng về thể thơ này trong ca dao. Họ đã tìm thấy rất nhiều câu thơ Lục Bát hay Biến Thể được gieo vần Trắc:
Thí Dụ:
Đêm năm canh ngày sáu khắc
Thương nhớ chàng không một giấc nào nguôi
(Ca Dao)
Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
(Ca Dao)
Tình thương gươm trường không sợ
Sét đánh bên mình duyên nợ không buông
(Ca Dao)
.......
Thầy Dương Quảng Hàm cũng đã đề cập đến thơ Lục Bát trong quyển "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" của Ông:
1) Thể lục bát chính thức
Câu 6 câu 8 kế tiếp nhau, hoặc thể lục bát biến thức (thỉnh thoảng có xem những câu dài hơn 6 hoặc 8 chữ).
Thí dụ:
Thể lục bát chính thức:
Tò vò mà nuôi con dện (nhện) (vần Trắc)
Ngày sau nó lớn nó quến (vần Trắc) nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti:
Dện ơi! Dện hỡi ! Mầy đi đàng nào?
Thể lục bát biến thức:
Công anh đắp nấm, trồng chanh
Chẳng được ăn quả, vịn cành cho cam
Xin đừng ra dạ bắc nam
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề
Huống tam thu như bất kiến hề,
Đường kia, nỗi nọ như chia mối sầu ...
2) Thể song thất lục bát chính thức hoặc biến thức.
Thí dụ: Thể song thất chính thức:
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc
Con chàng còn trứng nước thơ ngây.
Có hay chàng ở đâu đây
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.
Thể song thất biến thức:
Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái như ai không chồng
Gái có chồng như gông đeo cổ,
Gái không chồng như phản gỗ long đanh.
Phản long đanh anh còn chữa được,
Gái không chồng chạy ngược chạy xuôi.
Không chồng khốn lắm, chị em ơi!
Qua những dẫn chứng bên trên, chúng ta đi đến kết luận : Thơ Lục Bát gieo vần Trắc không hề sai. Cũng nhờ những bài Lục Bát gieo vần Trắc này, tiền nhân chúng ta mới sáng tác thêm một thể nữa là thể thơ Song Thất Lục Bát.
Huỳnh Hữu Đức
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016
Tháng Tư
Ta nghiêng mình dưới nắng
Tủi buồn triũ trên vai
Ngày đi qua rất vội
Bóng tối nhoà tương lai
Phong thư tình đã cũ
Chút mùi hương thoáng bay
Góc trời ta vẫn nhớ
Giòng tóc người như mây
Biết tìm đâu ánh mắt
Nụ cười rất thanh xuân
Những ngày thơ hoa bướm
Võ vàng theo tháng năm
Quê hương mù khói sóng
Bọt bèo trôi mãi đâu
Bên kia đời gió cuốn
Nuốt lệ ngùi trông nhau
Thụy Khanh
15-4-86
(Trích từ thi tập Buồn Xưa Bây Giờ - Xuất bản tại 1990 Paris)
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
Vết Hằn Tháng Tư - Mất Thật Rồi - Bồi Hồi Nhớ
Bài Xướng: Vết Hằn Tháng Tư
Hè bắt đầu vào thành phố
Xuân dời bước xa nhường chỗ ve sầu
Thêm lần chạm phải vết đau
Rời quê mẹ cùng con tàu ly xứ
Thời gian qua là quá khứ
Cố gắng quên nhưng ký ức chối từ
Vết hằn bám chặc tháng tư
Nỗi buồn thân phận băm nhừ con tim.
Kim Oanh***
Bài Họa: Mất Thật Rồi
Mái trường đây kia con phố
Dấu tích xưa còn lỗ chỗ tình sầu
Tim như bừng dậy vết đau
Ước mơ đẹp đã theo tàu bỏ xứ
Hoa còn chăng khi xuân khứ
Chuyện trăm năm em do dự câu từ
Để anh ôm mộng riêng tư
Cuộc tình dĩ vãng nát nhừ trái tim.
Hè bắt đầu vào thành phố
Xuân dời bước xa nhường chỗ ve sầu
Thêm lần chạm phải vết đau
Rời quê mẹ cùng con tàu ly xứ
Thời gian qua là quá khứ
Cố gắng quên nhưng ký ức chối từ
Vết hằn bám chặc tháng tư
Nỗi buồn thân phận băm nhừ con tim.
Kim Oanh***
Bài Họa: Mất Thật Rồi
Mái trường đây kia con phố
Dấu tích xưa còn lỗ chỗ tình sầu
Tim như bừng dậy vết đau
Ước mơ đẹp đã theo tàu bỏ xứ
Hoa còn chăng khi xuân khứ
Chuyện trăm năm em do dự câu từ
Để anh ôm mộng riêng tư
Cuộc tình dĩ vãng nát nhừ trái tim.
Quên Đi
***
Bài Họa: Bồi Hồi Nhớ
Nhà nàng cuối cùng dãy phố
Đời đẩy đưa lao tận chỗ biết sầu
Vai đời oằn gánh khổ đau
Gạt lệ nhỏ bước xuống tàu xa xứ
Hai chữ hoang mang hồi khứ
Chân bước đi lòng dụ dự chối từ
Quê người đêm mộng tương tư
Tình treo đầu gió nhão nhừ trái tim
Kim Phượng
Bài Họa: Bồi Hồi Nhớ
Nhà nàng cuối cùng dãy phố
Đời đẩy đưa lao tận chỗ biết sầu
Vai đời oằn gánh khổ đau
Gạt lệ nhỏ bước xuống tàu xa xứ
Hai chữ hoang mang hồi khứ
Chân bước đi lòng dụ dự chối từ
Quê người đêm mộng tương tư
Tình treo đầu gió nhão nhừ trái tim
Kim Phượng
Bài Cảm Tác: Tháng Tư
Ve lại tìm về thành phố
Tự chốn ngày xưa choán chỗ kêu sầu
Tiếng lòng vang động ngõ sâu
Màn đêm hút bóng con tàu ly tan
Bụi thời gian - màu quá khứ
Tiếng đời trôi - hồn mệt lử … đau thừ
Ve buồn khúc vọng tháng tư
Ta buồn khúc vọng nát nhừ tiếng ve!
Nguyễn Đắc Thắng
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
Tạm Biệt Pleiku - Thơ Lê Kim Hiệp - Huy Tâm Diễn Ngâm
Thơ: Lê Kim Hiệp
Diễn Ngâm: Huy Tâm
Sáng tác: Dương Thượng Trúc(Pleiku Thiên Thu Nỗi Nhớ)
Tiếng Hát: Thụy Long
Mưa Hạ
Tháng Tư trời gió trời mưa
Đường trơn đường trợt ai đưa em về.
(Biện Công Danh)
***
Mưa Hạ
Mưa Hạ
Tháng Tư nắng hạ chợt mưa
Phượng vỹ nhầu héo đong đưa rời cành
Chẳng ai thương tiếc thôi đành
Trôi theo con nước chòng chành xứ xa
Nhớ nhung gửi lại quê nhà
Đêm cô quạnh quẽ trăng sa đối sầu
Thời gian qua vội bóng câu
Hoa tan tác giữa dòng sâu xoáy mòn
Kim Oanh
19/4/2016
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016
Thầm Nguyện
Kỷ niệm các chị Ca Đoàn Kitô Vua dí dỏm để có hình lưu niệm sau lễ vọng phục sinh 2016
Hình ảnh: Uyên Nhi
***
***
Uyên Nhi ơi, làm đẹp quá vậy, ai cũng tươi tắn há
Đáp lại lòng của Nhi nè, chắc Nhi cũng mong thế này phải không?
Thầm Nguyện.....
Nụ cười tươi hòa ánh sáng lung linh
Cầu xin ân phúc che chở thương tình
Nâng tay thêm sức chúng con tròn nguyện
Dâng trọn tâm tình Mừng Chúa Phục Sinh
Kim Oanh
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016
Golden Dreams - Javad Maroufi - Amir Farid
Amir Farid, Nhạc sĩ độc tấu dương cầm. Anh gốc người Iran, sinh ra tại Mỹ.
Học trường University of Melbourne, Australian National Academy of Music.
Tưởng Hình Nhớ Bóng - Mộng Đầu
Bài Xướng:
Tưởng Hình Nhớ Bóng
Thẹn thùa nghiêng nghiêng chiếc nón
Như trốn ai kia đang đón trên đường
Phải chăng tình bủa tơ vương
Sao nghe êm ái dậy hương nơi lòng
Còn anh nào phải kẻ ngông
Cây si chẳng ngại em không đoái hoài
Guốc vang xen lẫn tiếng giày
Ngỡ ngàng e thẹn cũng bay đi rồi
Bên nhau ngắm ánh chiều rơi
Tình yêu ngọt lịm sáng ngời mộng mơ
Gió đưa phượng lất phất quơ
Tưởng người con gái ngây thơ chơi trò
Tan trường về muộn thêm lo
Lại còn lẻ bóng ngồi xo ro sầu
Đẹp thay ôi giấc mộng đầu
Tình yêu thứ nhất đã khâu khó nhoà.
Quên Đi
Bẽn lẽn tay nghiêng vành nón
Bởi người thấp thỏm đứng đón bên đường
Vô tình sợi tóc vấn vương
Gió đưa duyên thắm gửi hương kết lòng
Ghét ghê cái người nghênh ngông
Chẳng quen chẳng biết khi không theo hoài
Cái đuôi mòn cả gót giày
Làm hồn phách nhỏ vụt bay hết rồi
Đêm đêm nhìn ánh sao rơi
Tưởng hình nhớ bóng.. đẹp ngời tuổi mơ
Tỏ lòng yêu chút bâng quơ
Lưu vào nhật ký câu thơ học trò
Gặp người dạ rối thầm lo
Vắng người trời cũng buồn xo rũ sầu
Trinh nguyên áo trắng tình đầu
Niềm đau chia cách vết khâu chửa nhoà
KimOanh
***
Bài Hoạ:
Bởi người thấp thỏm đứng đón bên đường
Vô tình sợi tóc vấn vương
Gió đưa duyên thắm gửi hương kết lòng
Ghét ghê cái người nghênh ngông
Chẳng quen chẳng biết khi không theo hoài
Cái đuôi mòn cả gót giày
Làm hồn phách nhỏ vụt bay hết rồi
Đêm đêm nhìn ánh sao rơi
Tưởng hình nhớ bóng.. đẹp ngời tuổi mơ
Tỏ lòng yêu chút bâng quơ
Lưu vào nhật ký câu thơ học trò
Gặp người dạ rối thầm lo
Vắng người trời cũng buồn xo rũ sầu
Trinh nguyên áo trắng tình đầu
Niềm đau chia cách vết khâu chửa nhoà
KimOanh
***
Bài Hoạ:
Mộng đầu
Thẹn thùa nghiêng nghiêng chiếc nón
Như trốn ai kia đang đón trên đường
Phải chăng tình bủa tơ vương
Sao nghe êm ái dậy hương nơi lòng
Còn anh nào phải kẻ ngông
Cây si chẳng ngại em không đoái hoài
Guốc vang xen lẫn tiếng giày
Ngỡ ngàng e thẹn cũng bay đi rồi
Bên nhau ngắm ánh chiều rơi
Tình yêu ngọt lịm sáng ngời mộng mơ
Gió đưa phượng lất phất quơ
Tưởng người con gái ngây thơ chơi trò
Tan trường về muộn thêm lo
Lại còn lẻ bóng ngồi xo ro sầu
Đẹp thay ôi giấc mộng đầu
Tình yêu thứ nhất đã khâu khó nhoà.
Quên Đi
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Những Tình Khúc Nguyễn Ánh 9
Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9, tên thật là Nguyễn Đình Ánh
Ông đã được Chúa gọi về 14 - 4 - 2016 tại Sài Gòn
Nguyện cầu Linh Hồn Jerome Nguyễn Đình Ánh sớm hưởng Nhan Thánh Chúa.
Thành Kính Phân Ưu cùng Tang Quyến
(Những chữ viết Hoa trong bài thơ là những sáng tác của Cố Nhạc Sĩ Nguyễn Ánh 9)
Thơ: Biện Công Danh
Thơ Tranh: Kim Oanh
Sáng Tác: Nguyễn Ánh 9
Youtube: Bac Giang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)